karen_lee1988

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và biện pháp giáo dục Đạo đức cho học sinh ở THCS trong giai đoạn hiện nay





Trường đã tổ chức thực hiện giảng dạy môn giáo dục công dân đầy đủ theo đúng quy định của chương trình, có lồng ghép giáo dục pháp luật vào bộ môn. Tuy nhiên thực tế việc dạy và học môn giáo dục công dân ở trường còn nhiều khó khăn, bất cập nên hiệu quả giáo dục của môn học còn thấp, số học sinh dưới trung bình còn cao. Môn giáo dục công dân từ trước đến nay chưa được coi trọng, nhiều giáo viên, học sinh, Cha mẹ học sinh vẫn xem đây là môn học phụ.
 Nguyên nhân: thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Trường chỉ có một giáo viên dạy GDCD/ 17 lớp, giáo viên này chưa được đào tạo chuyên về môn GDCD mà chỉ là đào tạp ghép: Văn –GDCD, nên có nhiều khó khăn lúng túng về phương pháp, về soạn giảng và nghiên cứu, rút kinh nghiệm giờ dạy. Giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ, vị trí vai trò của môn học, còn xem nhẹ nên chưa chú trọng đầu tư công sức, thời gian để dạy tốt, chủ yếu chỉ đầu tư vào môn chính mình được đào tạo.
- Trang thiết bị dạy học, các điều kiện khác phục vụ dạy học còn thiếu thốn, lạc hậu gây khó khăn cho việc đổi mới dạy học.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thiếu sức vươn lên.
Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức trân trọng những mặt tốt, những thành tích của học sinh dù chỉ là những thành tích nhỏ, dùng những gương tốt của học sinh trong trường và những tấm gương người tốt việc tốt khác để giáo dục các em.
.Phải tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với học sinh
Muốn xây dựng nhân cách cho học sinh người thầy cần tôn trọng nhân cách các em. Tôn trọng học sinh, thể hiện lòng tin đối với học sinh là một yếu tố tinh thần có sức mạnh động viên học sinh không ngừng vươn lên rèn luyện hành vi đạo đức. Khi học sinh tiến bộ về đạo đức cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thúc đẩy các em vươn lên cao hơn nữa.
Trong công tác giáo dục đòi hỏi người thầy phải yêu thương học sinh nhưng phải nghiêm với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm học sinh sẽ nhờn và ngược lại thì các em sẽ sinh ra sợ sệt, rụt rè, không dám bộc lộ tâm tư tình cảm, do đó người thầy không thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho học sinh được.
.Giáo dục đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh
Công tác giáo dục đạo đức cần chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS là quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẩn để từ đó hình thức, biện pháp thích hợp. cần chú ý đến cá tính, giới tính của các em. Đối với từng em, học sinh gái, học sinh trai cần có những phương pháp giáo dục thích hợp, không nên đối xử sư phạm đồng loạt với mọi học sinh. Muốn vậy người thầy phải sâu sát học sinh, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có những biện pháp giáo dục phù hợp.
.Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh
Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường THCS phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy với học sinh. Lúc sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “ … Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức…Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. ( trích các lời dạy của Bác về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân).
Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thành viên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Các phương pháp giáo dục đạo đức ở trường THCS
.Phương pháp thuyết phục
Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:
Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công dân cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ…
Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường.
Trò chuyện với học sinh hay nhóm học sinh để khuyến khích động viên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưa tốt.
.Phương pháp rèn luyện
Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế:
Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể.
Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt phong trào này.
Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những tác động có hại.
.Phương pháp thúc đẩy
Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “ cưỡng bách đạo đức bên ngoài ” để điều chỉnh, khuyến khích những “ động cơ kích thích bên trong” của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh.
Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường.
Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi theo.
Xử phạt : là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này. Khi xử phạt cần làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hay các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh.
Chương II
Thực trạng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS
1. Các hoạt động ngoại khóa
Trường đã tổ chức cho học sinh tham gia tích cực các hoạt động giáo dục theo quy định của biên chế năm học 2007-2008 do Sở giáo dục và đào tạo Đồng Tháp cụ thể như sau:
Giáo dục an toàn giao thông từ tháng 9 đến hết năm học, đã mời được đội cảnh sát giao thông Công an huyện Hồng Ngự đến tuyên truyền có 625 học sinh và 27 cán bộ giáo viên tham dự.
Giáo dục phòng chống Ma túy, tệ nạn xã hội thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề của các báo cáo viên do phòng tư pháp, và Công an huyện Hồng Ngự. Đa số học sinh và giáo viên của trường tham gia đầy đủ.
Tổ chức được các hội thi hái hoa dân chủ về chủ đề giáo dục môi trường, giáo dục giới tính, sinh sản sức khỏe vị thành niên, tìm hiểu về luật giao thông, luật cư trú….
Tổ chức sinh hoạt dưới cờ hàng tuần phát động các phong trào thi đua có liên quan đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường, nêu gương người tốt việc tốt, vượt khó học giỏi…..
Hàng tuần trường đều tổ chức sinh hoạt đội vào...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp Luận văn Luật 0
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top