Đề tài Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt Nam

Download Đề tài Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2
2.1.Mục tiêu chung: 2
2.2.Mục tiêu cụ thể: 2
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2
3.1.Phạm vi về không gian: 2
3.2.Phạm vi về thời gian: 2
3.3.Đối tượng nghiên cứu: 2
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2
4.1.Phương pháp luận: 2
4.2.Phương pháp phân tích: 3
PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU GẠO 4
1.1.Khái niệm và vai trò của xuất khẩu gạo: 4
1.1.1.Khái niệm xuất khẩu: 4
1.1.2.Vai trò xuất khẩu gạo trong nền kinh tế Việt Nam: 4
1.2.Đặc điểm xuất khẩu gạo ở Việt Nam: 7
1.2.1.Đặc điểm về sản xuất: 7
1.2.2.Đặc điểm về xuất khẩu gạo: 8
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo: 9
1.3.1.Nhân tố thị trường: 9
1.3.2.Nhân tố tự nhiên bao gồm vị trí địa lý và yếu tố khí hậu: 9
1.3.3.Nhân tố con người: 10
1.3.4.Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: 10
1.3.5.Đối thủ cạnh tranh: 11
1.3.6.Nhân tố về chính sách vĩ mô: 11
Chương 2 12
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM 12
2.1.Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm 2007-2009: 12
2.1.1.Tình hình xuất khẩu: 12
2.1.3.Một số nước nhập khẩu gạo lớn ở Việt Nam: 21
2.2.Phân tích và đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với việc xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thị trường thế giới: 22
2.2.1.Phân tích những thuận lợi: 22
2.3.Dự báo tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam và những yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của xuất khẩu gạo trong thời gian tới: 26
Chương 3 27
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM 27
3.1.Hoàn thiện tổ chức khâu trồng lúa và nâng cao chất lượng gạo cho xuất khẩu: 27
3.1.2.Thực hiện tốt quy hoạch phân vùng thâm canh trồng lúa cho xuất khẩu: 27
3.1.3.Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về tín dụng, bảo trợ sản xuất: 28
3.1.4.Áp dụng và nâng cao các biện pháp khoa học-kỹ thuật trong sản xuất gạo xuất khẩu: 28
3.2.Xây dựng bản sắc chiến lược sáng tạo thương hiệu gạo Việt về mọi mặt: 28
3.2.1.Nghiên cứu và không ngừng tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu: 28
3.2.3.Nâng cao và cải thiện chất lượng bao bì, mạnh dạn xây dựng thương hiệu bắt đầu từ vùng chuyên canh xuất khẩu lớn: 29
3.3.Hoàn thiện khâu tổ chức nguồn hàng cho xuất khẩu: 29
3.3.1.Tăng cường công nghệ bảo quản thóc gạo: 29
3.3.2.Nâng cao công nghệ xay xác: 29
3.3.3.Tổ chức sử dụng và lắp đặt hệ thống phơi sấ phù hợp: 30
3.4.Đẩy mạnh các hoạt động Marketing trong xuất khẩu gạo: 30
3.4.1.Các biện pháp thích ứng với thị trường: 30
3.4.2.Các biện pháp đảm bảo giá phù hợp thị trường, không để bị ép giá và cạnh tranh phá giá: 30
3.4.3.Nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu và luôn tìm giải pháp mở rộng thị trường: 31
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
1.Kết luận: 32
2.Kiến nghị: 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ảm nhưng trong đó câu về gạo chất lượng cao có xu hướng tăng lên (ở các nước phát triển: Nhật, Châu Âu…) ngược lại cầu đối với gạo chất lượng thấp giảm đi chính vì thế tỷ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn phát triển.
Cung gạo trên thị trường là một nhân tố quan trọng trong xuất khẩu. Khi xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu từng loại gạo của mình. Trên thị trường thế giới sản 3. Do đó, nếu lượng cung tăng lên quá nhiều có thể dẫn đến dư cung - điều đó là bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
Giá cả là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự cân bằng cung-cầu trong nền kinh tế thị trường. Tuy cầu về gạo là ít biến động nhưng với sản phẩm đặc sản thì giá quyết định khá lớn.
1.3.2.Nhân tố tự nhiên bao gồm vị trí địa lý và yếu tố khí hậu:
Cây lúa là loại cây lương thực phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên có phù hợp thì giống lúa mới phát triển tốt và mang lại năng suất cao.
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu của canh tác lúa gạo. Độ phì nhiêu của đất chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sản phẩm. Tổng diện tích tự nhiên của cả nước có trên 33.1 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp là 9.4 triệu ha chiếm 28%,đất giành để trồng lúa khoảng 4.3 triệu ha chiếm trên 13% diện tích đất cả nước.
Như vậy tài nguyên đất đai của nước ta có lợi thế đồng thời cho cả hướng thâm canh và quảng canh nhằm tăng nhanh sản lượng lúa.
Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế thường được vận chuyển bằng đường biển. So với các cách vận tải quốc tế bằng đường sắt, đường hàng không, vận tải quốc tế bằng đường biển thường đảm bảo tiện lợi, thông dụng vì có mức cước phí rẻ hơn. Do vậy, riêng cách này đã chiếm khoảng trên 80% buôn bán quốc tế. Việt Nam có vị trí giao thông đường biển rất thuận lợi.
Nước nguồn tài sản thiên nhiên vốn quý giá cũng là yếu tố cơ bản thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo phát triển mạnh.
Tài nguyên khí hậu cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp năng lượng và các yếu tố khác như độ ẩm và gió mùa. Khí hậu thuận lợi sẽ cho năng suất cao, tăng khả năng chống chọi sâu bệnh, mang đến chất lượng cao cho giống lúa. Nếu có sự biến đổi bất thường của khí hậu như mưa bão, lũ lụt sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với sự tăng trưởng của cây lúa.
1.3.3.Nhân tố con người:
Tiến hành sản xuất và xuất khẩu gạo cần nhiều lao động do tính chất phân bố rộng của sản xuất và đòi hỏi bắt buộc phải có con người khi thực hiện công việc. Sản xuất lúa gạo cho phép tận dụng tốt ưu thế về lao động. Yếu tố nhân lực không những đòi hỏi phải hoàn thiện về số lượng nhân lực mà còn phải hoàn thiện cả về chất lượng.
1.3.4.Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm:
Các nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật là hệ thống vận chuyển, là kho tàng, bến bãi, và cũng là hệ thống thông tin liên lạc…Hệ thống này bảo đảm việc lưu thông nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông.
Các nhân tố về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo. Hệ thống chế biến với công nghệ dây chuyền hiện đại sẽ góp phần tăng chất lượng và giá trị của gạo.
1.3.5.Đối thủ cạnh tranh:
Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu không những phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu của mình mà còn phải luôn quan tâm đến khả năng xuất khẩu của đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn luôn là sức ép đáng lo ngại đối với mục tiêu mở rộng thị phần của doanh nghiệp xuất khẩu.
1.3.6.Nhân tố về chính sách vĩ mô:
Nhóm nhân tố này thể hiện sự tác động của Nhà nước tới hoạt động xuất khẩu gạo. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia thị trường xuất khẩu rất cần tới sự quan tâm của Nhà nước. Đặc biệt hiện nay khả năng Marketing tiếp cận thị trường, sự am hiểu luật kinh doanh, khả năng quản lý của doanh nghiệp còn hạn chế. Vì thế, việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác tiêu thụ là rất quan trọng. Và điều này chỉ được thực hiện và giải quyết thông qua những chính sách kinh tế vĩ mô của tổ chức hay cơ quan quản lý Nhà nước.
Chương 2
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM
2.1.Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm 2007-2009:
2.1.1.Tình hình xuất khẩu:
* Từ năm 2007 đến nay xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn được xem là một thế lực chủ yếu trên thị trường gạo thế giới với số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Gạo trở thành mặt hàng tăng giá phát triển nhất trong số các loại hàng hóa do nhu cầu xuất khẩu. Đồng thời tình hình xuất khẩu cũng có nhiều biến động khác nhau trong những năm qua.
Trong năm 2007 sau khi tăng mạnh về lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu, tình hình xuất khẩu gạo những tháng cuối năm 2007 diễn ra vô cùng trầm lắng với lượng gạo xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất. Nguyên nhân chính là do mục tiêu xuất khẩu 4.5 tấn gạo trong năm đã tiến gần về đích.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong tháng 11 năm 2007, các Doanh nghiệp trong nước chỉ xuất khẩu vẻn vẹn 70.1 nghìn tấn gạo, trị giá 23.2 USD, giảm 78% về lượng và 79% về kim ngạch so với tháng 10/2007, giảm 63% về lượng và 57% về kim ngạch xuất khẩu so với tháng 11/2006. Như vậy, kết thúc 11 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 1.435 tỷ USD với lượng xuất khẩu đạt xấp xỉ 4.4 triệu tấn, mặc dù giảm nhẹ 4% về lượng nhưng vẫn tăng 14% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2006.
Với mức tăng trưởng và đạt kết quả khả quan như vậy, có thể nói 2007 thực sự là năm thắng lợi của xuất khẩu gạo Việt Nam mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn cung do những ảnh hưởng về thiên tai và sâu bệnh. Giá gạo luôn ở mức cao trong năm 2007. Xuất khẩu gạo trong tháng 10/2007 được giá nhất với 352 USD/tấn – đây là mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, sang tháng 11/2007 giá xuất khẩu giảm 22 USD xuống còn 330 USD/tấn, cao hơn 41 USD/tấn so với tháng 11/2006. Kết thúc 11 tháng đầu năm 2007 bình quân giá gạo của Việt Nam đạt 326 USD/tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 52 USD/tấn. Đáng chú ý, lần đầu tiên giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại. Thậm chí có những thời điểm giá gạo 25% tấm của Việt Nam đã trúng thầu cao hơn gạo Thái Lan 8 USD/tấn. Xuất khẩu gạo được giá đã tác động mạnh đến giá thu mua gạo trong nước. Điều này đã giúp làm tăng thu nhập cho người nông dân.
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo năm 2007 cũng đối mặt với nhiều khó khăn.Trước hết là việc thu mua gạo vẫn gặp những bất lợi do giá gạo trong nước tăng cao cùng với nguồn cung trong nước vẫn bị hạn chế bởi nhiều yếu tố. Do vậy, khó khăn trong công tác điều hành và kế hoạch xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trong năm tới là phải cân đối giữa ...
 

whiteangle911

New Member
Re: Đề tài Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt Nam

mình đang cần những thông tin trong bài này. hi vọng bạn gửi cho mình link down. thanks you
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chọn một doanh nghiệp bất kỳ tại Việt Nam, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa và đạo đức kinh doanh Luận văn Sư phạm 0
R Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
R Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp Luận văn Luật 0
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top