vothi_quynhyen
New Member
Download Tiểu luận Thực trạng và các biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình
Gần đây, một nghiên cứu mới nhất do Viện nghiên cứu thanh thiếu niên đã tiến hành tại 6 tỉnh miền bắc và miền trung với 1240 em học sinh tại các trường tiểu học, trung học cơ sở. Nghiên cứu đã đưa ra nhiều kết luận đáng lo ngại trong tâm lý của các em học sinh nhi đồng cũng như các em trong độ tuổi vị thành niên như sau: 46% các em cho biết thường xuyên bị bố mẹ phạt bằng cách này hay cách khác nếu chúng có lỗi, 50% là thỉnh thoảng bị phạt, 26% bị phạt bằng hình thức đánh, 65% các em thường bị mắng chửi, 10% phạt bằng các hình thức khác. Điều này thường dẫn đến tâm lý tiêu cực trong các em: 45% các em cho rằng mình bị phạt bất công, hình phạt đau đớn, 72% tỏ ra buồn chán vì bị phạt, 28% rất giận bố mẹ.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Chính các quy định như đã đề cập trên đây đã nâng cao được vị thế và tầm quan trọng của trẻ em – những mầm non của đất nước. Điều này đã có tác dụng hết sức to lớn trong việc phòng và ngăn chặn bạo lực gia đình đối với trẻ em ở nước ta hiện nay.
1.3.2 Pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em.
Trẻ em cũng là một công dân, và Điều 71 Hiến pháp 1992 đã ghi nhận: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm … Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.” Từ đó, có thể thấy, bất cứ hành vi đánh đập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm tới tính mạng mang tính bạo lực gia đình của các thành viên gia đình nói chung và cha mẹ nói riêng đối với trẻ em đều là vi phạm pháp luật. Đây cũng là một nội dung được thể hiện rõ trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “…Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” (khoản 2, Điều 34).
Đặc biệt, để thể hiện sự nghiêm khắc, răn đe và trừng trị đối với những hành vi bạo lực gia đình có hậu quả nghiêm trọng, Bộ luật hình sự 1999 (BLHS) đã đưa ra rất nhiều các quy định cụ thể. Ví dụ, với Tội hành hạ người khác (Điều 110), nếu như hành vi đối xử tàn ác, hành hạ người khác lệ thuộc mình song lại là trẻ em thì đây là tình tiết tăng nặng và sẽ chuyển khung hình phạt từ 3 tháng tù giam đến 2 năm lên thành 1 năm đến 3 năm. hay như Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), nếu xét thấy có tính chất loạn luân hay làm cho nạn nhân có thai thì đây là tình tiết tăng nặng và chuyển khung hình phạt từ khung 1 lên khung 2 với thời gian là 12 năm đến 20 năm tù.
1.3.4 Pháp luật ghi nhận và bảo vệ tài sản và các lợi ích kinh tế của trẻ em.
Tài sản và các lợi ích kinh tế của trẻ em là cơ sở, nền tảng để họ chống lại bạo lực gia đình. Khi không phụ thuộc vào kinh tế hay ít nhất có sự bảm đảo về kinh tế nhất định và không quá lệ thuộc thì trẻ em còn có thể đứng lên chống lại bạo lực gia đình. Quyền sở hữu tài sản được Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 ghi rõ: “Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật” (Điều 19). Cha mẹ, người giám hộ hay các cơ quan tổ chức hữu quan có trách nhiệm phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em cũng như phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em một cách tốt nhất, pháp luật nước ta còn đưa ra các văn bản quy định các biện pháp xử lý đối với những hành vi bạo lực gia đình nói chung ấy trên cở sở ban hành các văn bản như Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007, Nghị định của Chính phủ số 110 NĐ – CP ngày 10/12/2009 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình và một số các văn bản khác. Các quy định này cũng đã góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em một cách hiệu quả
Chính những quy định pháp luật trên đây đã trở thành cơ sở để nhà nước ta áp dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết vấn đề bạo lực gia đình đối với trẻ em hiện nay.
2. Thực trạng nạn bạo lực gia đình đối với trẻ em hiện nay.
2.1 Những con số và trường hợp cụ thể.
Bạo lực gia đình để lại hậu quả không chỉ cho nạn nhân mà cho các thành viên khác trong gia đình, nhất là trẻ em. Nói cách khác, bạo lực gia đình có tác động rất xấu tới sự phát triển cả về thể chất, tinh thần, đạo đức và trí tuệ của trẻ em. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạo lực gia đình khiến trẻ em khủng hoảng, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng, rối nhiễu tâm lý, trầm cảm,... Bên cạnh đó, bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập, kỹ năng sống, sự hòa nhập xã hội, năng lực giải quyết vấn đề đời sống,... của trẻ em và nó để lại những di chứng hết sức nặng nề cho trẻ em.
Theo UNICEF, hiện có khoảng 275 triệu trẻ em đang sống trong cảnh bạo lực gia đình, phải chịu đựng sự bóc lột về thể chất, tinh thần và cả tình dục của cha mẹ cũng như người giám hộ. Hình thức bạo lực mà trẻ em gái phải gánh chịu cũng rất đa dạng, trong đó bao gồm cả bạo lực tình dục. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 40 - 60% các vụ xâm hại tình dục diễn ra trong gia đình nhằm vào nạn nhân là các trẻ em gái dưới 15 tuổi. Một nghiên cứu ở Hà Lan gần đây thậm chí cho biết có đến 45% nạn nhân của bạo lực tình dục trong gia đình là trẻ em dưới 18 tuổi, trong số đó trẻ em gái chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với trẻ em trai. Đây là một thực tế hết sức đáng buồn mà hàng ngày, hàng giờ chúng ta đang sống chung với nó mà dường như không hề nhận thức được.
Bạo lực gia đình ở Việt Nam cũng tăng nhanh, làm gia tăng số trẻ em vi phạm pháp luật. Số liệu thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao 2008 cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đúng mức. Nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Theo số liệu điều tra 2209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% các em trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ. Số em bị bố đánh chiếm 23% (gấp 6 lần mẹ đánh) còn bị dì ghẻ, bố dượng đánh chiếm tới 20,3%. Trong những năm qua đã xảy ra rất nhiều vụ bạo hành thương tâm trong gia đình đã gây nhức nhối trong dư luận. Cụ thể: Tối ngày 31/8/2009, Tạ Văn Thành (Tân Bình, TP.HCM) đã dùng gậy có đóng đinh nhọn ở đầu đánh cháu Thảo, con gái ruột của Thành. Sau đó, Thành kéo con vào bếp, nắm chân cháu Thảo cho vào ngọn lửa để đốt trên bếp gas. Trước đó, Thành từng đánh cháu Thảo đến gãy tay và bị công an phường xử phạt hành chính 350.000 đồng. hay trường hợp cháu Nguyễn Phương Ninh trú ở 39B, lô 2 Quán Nam, phường Kênh Dương, quận Lê Chân, Hải Phòng, thường xuyên bị mẹ đẻ và cha dượng là Vũ Văn Phủ hành hạ, ngược đãi. Ngày 30/12/2009, sau khi bị bỏ đói và trói hơn một ngày trong nhà tắm, cháu Ninh đã qua đời. (theo Báo pháp luật tp.Hồ Chí Minh ngày 21/1/2010).
Một số liệu khác của Tòa Hình sự Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy, trong giai đoạn 2005 – 2008, có tới 97 vụ án đã xét xử với 177 bị cáo phạm tội có hành vi bạo lực với phụ nữ và trẻ em, trong đó có rất nhiều trường hợp bạo hành dã man với chính trẻ em trong gia đình. Trong đó, bạo lực với trẻ em chiếm 42 vụ, xét xử 66 bị cáo.
Gần đây, một nghiên cứu mới nhất do Viện nghiên cứu thanh thiếu niên đã tiến hành tại 6 tỉnh miền bắc và miền trung với 1240 em học sinh tại các trường tiểu học, trung học cơ sở. Nghiên cứu đã đưa ra nhiều kết luận đáng lo ngại trong tâm lý c
Download miễn phí Tiểu luận Thực trạng và các biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình
Gần đây, một nghiên cứu mới nhất do Viện nghiên cứu thanh thiếu niên đã tiến hành tại 6 tỉnh miền bắc và miền trung với 1240 em học sinh tại các trường tiểu học, trung học cơ sở. Nghiên cứu đã đưa ra nhiều kết luận đáng lo ngại trong tâm lý của các em học sinh nhi đồng cũng như các em trong độ tuổi vị thành niên như sau: 46% các em cho biết thường xuyên bị bố mẹ phạt bằng cách này hay cách khác nếu chúng có lỗi, 50% là thỉnh thoảng bị phạt, 26% bị phạt bằng hình thức đánh, 65% các em thường bị mắng chửi, 10% phạt bằng các hình thức khác. Điều này thường dẫn đến tâm lý tiêu cực trong các em: 45% các em cho rằng mình bị phạt bất công, hình phạt đau đớn, 72% tỏ ra buồn chán vì bị phạt, 28% rất giận bố mẹ.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
như công nhận hàng loạt các quy định quốc tế được nêu ra.Chính các quy định như đã đề cập trên đây đã nâng cao được vị thế và tầm quan trọng của trẻ em – những mầm non của đất nước. Điều này đã có tác dụng hết sức to lớn trong việc phòng và ngăn chặn bạo lực gia đình đối với trẻ em ở nước ta hiện nay.
1.3.2 Pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em.
Trẻ em cũng là một công dân, và Điều 71 Hiến pháp 1992 đã ghi nhận: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm … Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.” Từ đó, có thể thấy, bất cứ hành vi đánh đập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm tới tính mạng mang tính bạo lực gia đình của các thành viên gia đình nói chung và cha mẹ nói riêng đối với trẻ em đều là vi phạm pháp luật. Đây cũng là một nội dung được thể hiện rõ trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “…Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” (khoản 2, Điều 34).
Đặc biệt, để thể hiện sự nghiêm khắc, răn đe và trừng trị đối với những hành vi bạo lực gia đình có hậu quả nghiêm trọng, Bộ luật hình sự 1999 (BLHS) đã đưa ra rất nhiều các quy định cụ thể. Ví dụ, với Tội hành hạ người khác (Điều 110), nếu như hành vi đối xử tàn ác, hành hạ người khác lệ thuộc mình song lại là trẻ em thì đây là tình tiết tăng nặng và sẽ chuyển khung hình phạt từ 3 tháng tù giam đến 2 năm lên thành 1 năm đến 3 năm. hay như Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), nếu xét thấy có tính chất loạn luân hay làm cho nạn nhân có thai thì đây là tình tiết tăng nặng và chuyển khung hình phạt từ khung 1 lên khung 2 với thời gian là 12 năm đến 20 năm tù.
1.3.4 Pháp luật ghi nhận và bảo vệ tài sản và các lợi ích kinh tế của trẻ em.
Tài sản và các lợi ích kinh tế của trẻ em là cơ sở, nền tảng để họ chống lại bạo lực gia đình. Khi không phụ thuộc vào kinh tế hay ít nhất có sự bảm đảo về kinh tế nhất định và không quá lệ thuộc thì trẻ em còn có thể đứng lên chống lại bạo lực gia đình. Quyền sở hữu tài sản được Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 ghi rõ: “Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật” (Điều 19). Cha mẹ, người giám hộ hay các cơ quan tổ chức hữu quan có trách nhiệm phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em cũng như phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em một cách tốt nhất, pháp luật nước ta còn đưa ra các văn bản quy định các biện pháp xử lý đối với những hành vi bạo lực gia đình nói chung ấy trên cở sở ban hành các văn bản như Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007, Nghị định của Chính phủ số 110 NĐ – CP ngày 10/12/2009 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình và một số các văn bản khác. Các quy định này cũng đã góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em một cách hiệu quả
Chính những quy định pháp luật trên đây đã trở thành cơ sở để nhà nước ta áp dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết vấn đề bạo lực gia đình đối với trẻ em hiện nay.
2. Thực trạng nạn bạo lực gia đình đối với trẻ em hiện nay.
2.1 Những con số và trường hợp cụ thể.
Bạo lực gia đình để lại hậu quả không chỉ cho nạn nhân mà cho các thành viên khác trong gia đình, nhất là trẻ em. Nói cách khác, bạo lực gia đình có tác động rất xấu tới sự phát triển cả về thể chất, tinh thần, đạo đức và trí tuệ của trẻ em. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạo lực gia đình khiến trẻ em khủng hoảng, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng, rối nhiễu tâm lý, trầm cảm,... Bên cạnh đó, bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập, kỹ năng sống, sự hòa nhập xã hội, năng lực giải quyết vấn đề đời sống,... của trẻ em và nó để lại những di chứng hết sức nặng nề cho trẻ em.
Theo UNICEF, hiện có khoảng 275 triệu trẻ em đang sống trong cảnh bạo lực gia đình, phải chịu đựng sự bóc lột về thể chất, tinh thần và cả tình dục của cha mẹ cũng như người giám hộ. Hình thức bạo lực mà trẻ em gái phải gánh chịu cũng rất đa dạng, trong đó bao gồm cả bạo lực tình dục. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 40 - 60% các vụ xâm hại tình dục diễn ra trong gia đình nhằm vào nạn nhân là các trẻ em gái dưới 15 tuổi. Một nghiên cứu ở Hà Lan gần đây thậm chí cho biết có đến 45% nạn nhân của bạo lực tình dục trong gia đình là trẻ em dưới 18 tuổi, trong số đó trẻ em gái chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với trẻ em trai. Đây là một thực tế hết sức đáng buồn mà hàng ngày, hàng giờ chúng ta đang sống chung với nó mà dường như không hề nhận thức được.
Bạo lực gia đình ở Việt Nam cũng tăng nhanh, làm gia tăng số trẻ em vi phạm pháp luật. Số liệu thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao 2008 cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đúng mức. Nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Theo số liệu điều tra 2209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% các em trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ. Số em bị bố đánh chiếm 23% (gấp 6 lần mẹ đánh) còn bị dì ghẻ, bố dượng đánh chiếm tới 20,3%. Trong những năm qua đã xảy ra rất nhiều vụ bạo hành thương tâm trong gia đình đã gây nhức nhối trong dư luận. Cụ thể: Tối ngày 31/8/2009, Tạ Văn Thành (Tân Bình, TP.HCM) đã dùng gậy có đóng đinh nhọn ở đầu đánh cháu Thảo, con gái ruột của Thành. Sau đó, Thành kéo con vào bếp, nắm chân cháu Thảo cho vào ngọn lửa để đốt trên bếp gas. Trước đó, Thành từng đánh cháu Thảo đến gãy tay và bị công an phường xử phạt hành chính 350.000 đồng. hay trường hợp cháu Nguyễn Phương Ninh trú ở 39B, lô 2 Quán Nam, phường Kênh Dương, quận Lê Chân, Hải Phòng, thường xuyên bị mẹ đẻ và cha dượng là Vũ Văn Phủ hành hạ, ngược đãi. Ngày 30/12/2009, sau khi bị bỏ đói và trói hơn một ngày trong nhà tắm, cháu Ninh đã qua đời. (theo Báo pháp luật tp.Hồ Chí Minh ngày 21/1/2010).
Một số liệu khác của Tòa Hình sự Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy, trong giai đoạn 2005 – 2008, có tới 97 vụ án đã xét xử với 177 bị cáo phạm tội có hành vi bạo lực với phụ nữ và trẻ em, trong đó có rất nhiều trường hợp bạo hành dã man với chính trẻ em trong gia đình. Trong đó, bạo lực với trẻ em chiếm 42 vụ, xét xử 66 bị cáo.
Gần đây, một nghiên cứu mới nhất do Viện nghiên cứu thanh thiếu niên đã tiến hành tại 6 tỉnh miền bắc và miền trung với 1240 em học sinh tại các trường tiểu học, trung học cơ sở. Nghiên cứu đã đưa ra nhiều kết luận đáng lo ngại trong tâm lý c