chunu_25251325

New Member
Download Đề tài Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2007

Download Đề tài Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2007 miễn phí





Mục lục
 
Lời mở đầu 5
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư phát triển nguồn nhân lực 6
1.1 Phát triển nguồn nhân lực 6
1.1.1 Nguồn nhân lực 6
1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực 6
1.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 7
1.3 Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực 8
1.3.1 Đầu tư giáo dục đào tạo nguồn nhân lực 8
1.3.1.1 Đầu tư cho chương trình giảng dạy 8
1.3.1.2 Đầu tư đội ngũ giáo viên và phương pháp dạy học 8
1.3.1.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục 9
1.3.2 Đầu tư y tế và chăm sóc sức khỏe 10
1.3.2.1 Đầu tư cơ sở vật chất (bệnh viện) 10
1.3.2.2 Đầu tư trang thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe 11
1.3.2.3 Đầu tư cho cán bộ y tế 12
1.3.3 Đầu tư cải thiện môi trường làm việc của người lao động 13
1.3.4 Đầu tư cho tiền lương 13
1.4 Đặc điểm của đầu tư phát triển nguồn nhân lực 14
1.5 Các học thuyết đầu tư phát triển nguồn nhân lực 15
1.5.1 Lý thuyết nguồn vốn con người (Human Capital Theory) 15
1.5.1.1 Giáo dục và thu nhập - mô hình đi học (Education and earnings - the Schooling model) 15
1.5.1.2 Coi người nô lệ là vốn đầu tư 16
1.5.1.3 Quyết định đi học 17
1.5.1.4 Trợ cấp cho giáo dục nên hay không? 19
1.5.1.5 Nhận xét đánh giá về lý thuyết nguồn vốn con người 20
1.5.2 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh 21
1.5.2.1 Nội dung lý thuyết tăng trưởng nội sinh 21
1.5.2.2 Đánh giá lý thuyết tăng trưởng nội sinh 22
1.6 Lợi ích của đầu tư phát triển nguồn nhân lực 23
1.6.1 Lợi ích cá thể của vốn con người 23
1.6.2 Lợi ích xã hội của vốn con người 26
1.7 Các chỉ tiêu đánh giá đầu tư phát triển nguồn nhân lực 27
1.7.1 Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ cuả dân cư 27
1.7.2 Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của người lao động 27
1.7.3 Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kĩ thuật 27
1.7.4 Chỉ số phát triển con người HDI 28
1.7.5 Chỉ tiêu khác 28
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2007 29
2.1. Đầu tư kế hoạch hóa dân số và đầu tư cho chăm sóc sức khỏe nhân dân 29
2.1.1. Đầu tư cho kế hoạch hóa dân số 29
2.1.2. Đầu tư cho y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân 29
2.2. Đầu tư cho giáo dục đào tạo 30
2.2.1. Nguồn vốn và quy mô vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 30
2.2.2. Đầu tư cho hệ thống giáo dục. 33
2.2.2.1. Đầu tư giáo dục mầm non. 34
2.2.2.2. Đầu tư giáo dục phổ thông. 34
2.2.2.3. Đầu tư giáo dục bậc đại học, cao đẳng 34
2.2.2.4. Đào tạo cho giáo dục sau đại học 36
2.3. Đầu tư tạo việc làm. 37
2.3.1 Đầu tư tạo việc làm cho lao động 37
2.4. Đầu tư xã hội và xuất khẩu lao động 38
2.4.1. Đầu tư toàn xã hội 38
2.4.2. Xuất khẩu lao động 39
2.5. Đầu tư cải thiện môi trường lao động 39
2.5.1. Tiền lương 39
2.5.2. Bảo hiểm 40
2.5.3. Công đoàn 41
2.5.4. Điều kiện làm việc 41
2.6. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực 43
2.6.1 Về sức khỏe 43
2.6.2 Về trình độ văn hóa 44
2.6.3 Về chuyên môn kỹ thuật 44
2.6.4 Chỉ số tổng hợp 45
Chương 3: Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 46
3.1. Cơ hội và thách thức đối với đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn tới 46
3.1.1. Cơ hội cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực 46
3.1.2. Thách thức trong bối cảnh hiện nay 49
3.1.3. Định hướng cho hoạt động Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn tới 46
3.2. Giải pháp đầu tư bảo vệ và tăng cường thể lực nguồn nhân lực 50
3.2.1. Đầu tư tăng cường thể lực 50
3.2.2. Đầu tư bảo vệ thể lực 51
3.3. Giải pháp đầu tư phát triển trí lực và kỹ năng nguồn nhân lực 51
3.3.1. Tăng cường nguồn vốn cho đầu tư cho giáo dục đào tạo 51
3.3.2. Giải pháp đầu tư đối với giáo dục cơ sở 54
3.3.3. Giải pháp đầu tư cho đào tạo nghề 55
3.3.3.1. Đầu tư đào tạo dạy nghề khối kỹ thuật công nghiệp 55
3.3.3.2. Đầu tư đào tạo phục vụ cho xuất khẩu lao động ra nước ngoài 56
3.3.3.3. Đầu tư đào tạo dạy nghề khối kỹ thuật nông nghiệp 56
3.3.4. Đầu tư đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp cơ sở 57
3.4. Giải pháp đầu tư về việc làm và chống thất nghiệp 58
3.4.1. Giải pháp đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư 58
3.4.2. Giải pháp đầu tư khuyến khích hỗ trợ tạo việc làm 59
3.4.3. Giải pháp đầu tư cho thị trường lao động 60
3.4.3.1. Đầu tư giảm cung lao động. 60
3.4.3.2. Đầu tư tăng cầu lao động. 61
3.4.4. Nhóm các giải pháp đầu tư thúc đẩy giao dịch trên thị trường lao động 61
3.4.4.1. Đầu tư phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm 61
3.4.4.2. Đầu tư phát triển hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động 62
3.4.5. Đầu tư cải cách hệ thống trả công lao động theo hướng thị trường 62
3.4.6. Đầu tư tăng cường an sinh xã hội 63
3.4.7. Đầu tư nâng cao an toàn và vệ sinh lao động 64
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

dục của họ.
Bên cạnh đó có nhiều chính sách hỗ trợ về tài chính như việc miễn học phí và trợ cấp cho sinh viên có gia đình thuộc diện đối tượng chính sách, cho sinh viên cùng kiệt vay tiền ngân hàng để chi cho học tập. Chính phủ sẽ dành 4 tỷ USD tạo một quỹ cho người Việt Nam đủ tiêu chuẩn được duyệt đi học. Sau 1 năm triển khai, 2007-2008 số sinh viên được vay đã tăng từ 100.000 lên hơn 750.000 (tăng gấp hơn 7 lần), khẳng định không có học sinh- sinh viên nào phải bỏ học vì không có điều kiện đóng học phí. Tổng số tiền cho vay là gần 5.300 tỷ đồng, trong đó 1,7% số học sinh được vay thuộc diện mồ côi; 16,5% thuộc gia đình nghèo; 67% cận cùng kiệt và 14% là gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Hình 6: Cơ cấu vay tiền ngân hàng chi cho học tập năm 2006-2007
2.2.2. Đầu tư cho hệ thống giáo dục.
Việt Nam có hệ thống giáo dục tương tự hệ thống giáo dục của hầu hết các nước châu Á. Chính phủ quản lý các trường đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ; tỉnh thành phố quản lý giáo dục trung học ; quận huyện quản lý giáo dục tiểu học. Hệ thống giáo dục Việt Nam đang được mở rộng, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục dạy nghề, trung học chuyên nghiệp (theo chương trình 3 năm), giáo dục đại học và cao đẳng (3-5 năm) ; cuối cùng là giáo dục sau đại học (từ 3-5 năm) .
2.2.2.1. Đầu tư giáo dục mầm non.
Trong giai đoạn vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề nâng cao vai trò của Gia đình trong chức năng giáo dục trẻ em (thông qua hàng loạt các chương trình, chính sách như: Chiến lược phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2001-2010, luật giáo dục....) Tiếp tục triển khai thực hiện đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015 đã được phê duyệt theo quyết định số 149/2006/QD-TT ngày 23-5-2006 của thủ tướng chính phủ
Nhà nước chú trọng phát triển mạng lưới giáo dục mầm non phù hợp với yêu cầu thực tế. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho hệ thống trường lớp, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong giai đoạn 1999-2007 số lượng các trường mầm non tăng lên 20%, từ 9.598 đến 11.509 trường.
Không chỉ số lượng giáo viên tăng lên, mà chất lượng giáo viên cũng đã được nâng cao hơn trước (nhiều trường đại học, cao đẳng đã thực hiện chương trình đào tạo ngành sư phạm mầm non).
2.2.2.2. Đầu tư giáo dục phổ thông.
Đầu tư xây dựng mạng lưới trường phổ thông đã được tương đối ổn định. Hiện nay cả nước có khoảng 21 nghìn trường tiểu học và trung học cơ sở; hầu hết các xã đã có trường tiểu học; phần lớn các xã ở vùng đồng bằng có trường trung học cơ sở. Các địa phương bắt đầu chú ý quy hoạch mạng lưới trường gắn với quy hoạch kinh tế xã hội. Các trường ngoài công lập đang hình thành và phát triển mạnh. Hệ thống các trường dân tộc nội trú tỉnh huyện được củng cố; hầu hết các bản làng ở vùng núi cao, vùng sâu đã mở lớp học. Loại hình trường bán trú đang phát triển mạnh.
Hiện nay đã có 239 trường dân tộc nội trú, đảm bảo điều kiện học tập, ăn ở nội trú cho 45 nghìn học sinh dân tộc. Số trường phổ thông trong cả nước tăng liên tục. Năm học 1999-2000 cả nước có 23960 trường phổ thông thì năm học 2006-2007 có 27595 trường , tăng 15,17%.
2.2.2.3. Đầu tư giáo dục bậc đại học, cao đẳng
Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam áp dụng mô hình của Liên Xô cũ, từ sau khi đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng Việt nam đến nay Việt Nam đã có 322 trường đại học và cao đẳng trong đó 275 trường công lập và 47 trường ngoài công lập. Hầu hết các tỉnh đều ít nhất có một trường đại học. Để có được số lượng này một mặt do nhu cầu học đại học gia tăng, một mặt do ở các tỉnh, thành phố đều có chính sách khuyến khích đầu tư cho giáo dục nhất là giáo dục đại học. Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách miễn tiền thuê đất cho các trung tâm, viện, trường đại học có uy tín quốc tế đầu tư vào khu công nghệ cao (Q.9).
Tuy nhiên chúng ta cũng cần quan tâm đến những mặt hạn chế trong việc đào tạo - giáo dục bậc đại học – cao đẳng ở nước ta:
Những năm gần đây tốc độ phát triển quy mô đào tạo đại học và cao đẳng quá nhanh so với các điều kiện dạy và học. Tỷ lệ bình quân số sinh viên so với giáo viên của ta hiện nay đang quá tải (26,5 sinh viên/giáo viên), là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo giảm thấp. Một số trường đại học phát triển quy mô quá mức, thiên về lợi ích kinh tế (nhất là hệ tại chức). Một số trường đại học dân lập tuyển sinh quá mức cho phép, vượt xa các điều kiện bảo đảm việc dạy và học, tổ chức quản lý đào tạo lỏng lẻo, chất lượng đào tạo chưa cao. Quy mô một số trường đại học của nước ta còn quá lớn :
Đại học Quốc gia TPHCM : 81.000
Đại học Kinh tế TPHCM : 34.000
Đại học Huế : 81.000
Đại học Đà Nẵng : 52.000
Trong khi đó ở Mỹ, đại học lớn nhất là Arizona State cũng chỉ có khoảng 52.000 sinh viên. Các trường đại học hàng đầu chỉ khoảng 15.000 sinh viên.
Cơ cấu đào tạo mất cân đối về bậc học, về ngành nghề, người học dồn nhiều vào bậc đại học và một số ngành nghề có nhu cầu trước mắt, không có sự hướng dẫn, điều chỉnh của Nhà nước về ngành nghề đào tạo. Trong đào tạo mất cân đối theo vùng và lãnh thổ, học sinh tốt nghiệp đại học tập trung xin việc ở thành phố và đồng bằng, nhiều trường hợp làm việc trái nghề. Trong hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học ngày 5/1/2008, cả nước chỉ có 25 trường, có tỷ lệ sinh viên ra trường làm đúng nghề, trên 60%.
Cơ sở vật chất của ngành giáo dục đào tạo mặc dù đã được chú ý đầu tư, nhưng so với nhu cầu nâng cao chất lượng thì ở mức rất thấp, đặc biệt là thiếu thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy, thư viện cùng kiệt nàn, thiếu ký túc xá cho học sinh, sinh viên. Sự tăng cơ sở vật chất thấp xa so với tăng quy mô học sinh, sinh viên.
Công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài như là đầu tàu của đội ngũ nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, “thiếu cơ chế, chính sách để trọng dụng cán bộ khoa học và nhà giáo có trình độ cao” và “nhiều chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ chưa được ban hành". Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao còn ít, song chưa được sử dụng tốt, đang bị lão hoá, ít có điều kiện cập nhật kiến thức mới. Sự hẫng hụt về cán bộ là nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực khoa học cơ bản”.
2.2.2.4. Đào tạo cho giáo dục sau đại học
Để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ từ trình độ đại học trở lên, đạt chuẩn quốc tế tại cơ sở nước ngoài trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng, mỗi năm đề án 332 (Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước”) tuyển 400 chỉ tiêu, trong đó 50% chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, 25% đào tạo thạc sĩ, 15% đào tạo kỹ sư, cử nhân và 10% thực tập khoa học đi đào tạo ở nước ngoài. Đối tượng được cử đi đều là những cán bộ, sinh viên xuất sắc, trải qua các vòng thi tuyển và đáp ứng
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chọn một doanh nghiệp bất kỳ tại Việt Nam, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa và đạo đức kinh doanh Luận văn Sư phạm 0
R Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
R Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp Luận văn Luật 0
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top