gril_kieu_ki90
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội – UNIMEX HANOI sang thị trường ASEAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : THỊ TRƯỜNG ASEAN VÀ KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN. 3
1. Đặc trưng của thị trường ASEAN về hàng nông sản 3
1.1. Đặc trưng của thị trường ASEAN 3
1.2. Nhu cầu của thị trường ASEAN về nông sản Việt Nam. 6
2. Đặc trưng của nông sản Việt Nam 7
3. Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường ASEAN 9
4. Lợi thế xuất khẩu nông sản Việt Nam sang các nước ASEAN 14
5. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường ASEAN 15
5.1. Các công cụ, chính sách của Nhà nước trong quản lý xuất khẩu 15
5.2. Tác động của nền kinh tế trong nước và ASEAN 16
5.3. Quan hệ kinh tế thương mại giữa nước ta và các nước ASEAN 17
5.4. Các yếu tố về dân số, văn hoá. 18
5.5. Các yếu tố địa lý, sinh thái. 18
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN CỦA CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN XNK VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI – UNIMEX HANOI NHỮNG NĂM QUA. 20
I. Khái quát về công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội – UNIMEX HANOI 20
1. Quá trình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của công ty 20
1.1. Khái quát lịch sử thành lập của công ty 20
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn kinh doanh của Công ty 21
2. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty 22
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 24
3.1.Kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu 24
3.2. Hoạt động sản xuất 26
3.3. Công tác tài chính kế toán 26
3.4.Công tác tổ chức cán bộ - lao động tiền lương 27
3.5. Công tác đầu tư xây dựng 27
3.6. Giải quyết công nợ tồn đọng 28
3.7. Công tác thông tin, quảng bá thương hiệu 28
3.8. Các mặt công tác khác 29
II. Phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản sang thị trường ASEAN của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội – UNIMEX HANOI 31
1. Phân tích giá trị và tỷ trọng xuất khẩu nông sản sang thị trường 31
2. Phân tích cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của công ty sang ASEAN 35
3. Phân tích cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu nông sản của công ty sang ASEAN 41
4. cách xuất khẩu nông sản của công ty UNIMEX HANOI sang thị trường ASEAN 51
III. Đánh giá tình hình xuất khẩu nông sản của công ty UNIMEX HANOI sang thị trường ASEAN 53
1. Đánh giá về kết quả và hiệu quả của hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty sang thị trường ASEAN 53
2. Đánh giá về các nghiệp vụ xuất khẩu nông sản của công ty sang thị trường ASEAN 54
3. Đánh giá về Marketing xuất khẩu 58
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN XNK VÀ ĐẨU TƯ HÀ NỘI – UNIMEX HANOI SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN. 60
I. Định hướng hoạt động xuất khẩu và xuất khẩu nông sản của công ty UNIMEX HANOI sang thị trường ASEAN 60
1.1 Định hướng hoạt động xuất khẩu của công ty UNIMEX HANOI sang thị trường ASEAN 60
1.2. Định hướng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty UNIMEX HANOI sang thị trường ASEAN 61
2. Những đặc trưng mới của thị trường ASEAN ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của công ty UNIMEX HANOI 62
3. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của công ty UNIMEX HANOI sang thị trường ASEAN. 63
3.1. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường 63
3.2. Đa dạng hoá mặt hàng, phát huy tất cả các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế 65
3.3. Thực hiện tốt công tác tạo nguồn và mua hàng 66
3.4.Nâng cao chất lượng sản phẩm 68
3.5. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối 69
3.6. Tăng cường đầu tư vào công tác dự trữ, chế biến, bảo quản. 70
3.7. Nâng cao hơn nữa trình độ cán bộ công nhân viên 71
KẾT LUẬN 73
Danh mục tài liệu tham khảo
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-08-chuyen_de_thuc_trang_va_giai_phap_day_manh_xuat_kh.WhCMce7fFI.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-62961/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
95.456
158.987
146.821
132.902
361.738
5. Thái Lan
86.787
267.199
184.532
237.965
55.480
6. Campuchia
-
19.764
21.773
-
42.525
7. Lào
-
18.969
18.495
-
37.944
Tổng
3.937.494
6.876.360
7.236.875
10.894.290
9.728.655
Tổng KNXK
3.543.744
6.670.069
6.368.450
10.676.404
9.339.508
Tỷ trọng (%)
90
97
88
98
96
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2003 – 2007
* Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường ASEAN:
Nhìn vào bảng 6 cho thấy kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty sang thị trường ASEAN chủ yếu là Singapore. Đây là thị trường chuyên thực hiện dịch vụ chuyển tải, tạm nhập tái xuất, nông sản của công ty xuất khẩu sang thị trường này thường là dạng thô sau đó được chế biến thành sản phẩm tinh để xuất khẩu sang thị trường khác với nhãn mác của công ty Singapore. Singapore được coi là một cảng tự do nhất thế giới, là một nước có nền kinh tế mở, phát triển, ngành công nghiệp chế biến rất phát triển, đó là một điều dễ hiểu tại sao thị trường này luôn chiếm giá trị nhập khẩu lớn nông sản của công ty. Giá trị kim ngạch này tăng rất nhanh, năm 2007 đạt 1.704.132 USD sang năm 2006 kim ngạch đạt 3.014.325 USD tức là tăng 76,9%. Đến năm 2006 giá trị kim ngạch đạt 6.875.924 USD đó là giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản lớn nhất từ trước đến nay của công ty ở thị trường Singapore này. Sang năm 2007 có giảm đôi chút nhưng vẫn gấp 3,5 lần so với năm 2003.
Tiếp đó là đến thị trường Philipin và Malaysia là hai thị trường quan trọng của công ty trong khối ASEAN. Nông sản của công ty xuất khẩu sang hai thị trường này cũng chủ yếu là để tái chế rồi xuất khẩu sang nước khác. Inđônêxia, Thái Lan, Campuchia, Lào là các nước nhập khẩu nông sản của công ty không đáng kể nhưng đó cũng là những bạn hàng quen thuộc của công ty góp phần làm tăng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty sang ASEAN. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty sang ASEAN năm sau cao hơn năm trước. Năm 2003 đạt 3.937.464 sang năm 2000 đạt 6.876.360, tăng 74,6%. Đây là tốc độ tăng khá lớn sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ở các nước ASEAN vào năm 1998 và 1999. ASEAN là thị trường tiêu thụ nông sản chủ yếu của công ty do đó mà sức mua ở các thị trường này giảm nghiêm trọng vì vậy sản phẩm của công ty tiêu thụ ở các thị trường này rất chậm thậm chí công ty phải dừng xuất khẩu một số mặt hàng truyền thống sang các nước này. Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm cho đồng tiền các nước trong khu vực rẻ hơn tương đối so với đồng tiền Việt Nam nên sức cạnh tranh về giá và sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN lớn hơn sản phẩm của công ty, đặc biệt là cà phê và hạt tiêu của Inđônêxia. Thêm vào đó trong thời gian này, ban lãnh đạo chưa nhận thức rõ tiềm năng xuất khẩu của nông sản nên chưa có sự quan tâm và chiến lược đúng đắn đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty. Đến năm 1999 và đầu năm 2000, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã tạm ngưng, nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực đã bắt đầu hồi phục, nhu cầu về hàng nông sản tăng mạnh, giá cả trên thị trường đã có chuyển biến có lợi cho người xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty sang thị trường ASEAN năm 2003 – 2004 đã có bước nhảy vọt. Đến năm 2005 là năm thị trường thế giới có nhiều biến động làm cho công ty gặp nhiều khó khăn đó là tình trạng rớt giá của hàng nông sản, hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu đều bị giảm giá, cà phê giảm 40,5%, hạt tiêu giảm 59,4% đây là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty sang ASEAN vẫn tăng, đạt 7.236.875 USD tức là tăng 360.575 USD. Điều này cho thấy sự nỗ lực của công ty và sự chỉ đạo, vị thế, uy tín của công ty trên thị trường ASEAN. Và đến năm 2006, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường ASEAN tiếp tục tăng đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của công ty.
* Tỷ trọng xuất khẩu nông sản sang ASEAN
Vẫn trong bảng 1 ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty sang ASEAN so với tổng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN có xu hướng tăng. Năm 2003, tỷ trọng lên tới 90% thể hiện rõ tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Trong những năm trước, do công ty hoạt động một cách thụ động chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu của Bộ Thương mại đề ra, xuất khẩu uỷ thác chiếm tỷ trọng lớn, bên cạnh đó công ty lúc đó lại chưa định rõ mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Đến cuối năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, đứng trước khó khăn về mặt hàng xuất khẩu, Ban giám đốc công ty đã quyết định thực hiện chiến lược lấy mặt hàng nông sản làm mặt hàng xuất khẩu chính. Do đó đã gặt hái được những thành công trên thị trường thế giới nói chung và thị trường ASEAN nói riêng. Năm 2003, tỷ trọng xuất khẩu nông sản của công ty chiếm 90% trong tổng giá trị kim ngạch nông sản xuất khẩu sang ASEAN. Năm 2004 chiếm 97%. Sang năm 2005, do biến động của thị trường khu vực ASEAN, tỷ trọng này giảm xuống còn 89% nhưng đến năm 2006 tăng lên 98% và năm 2007 đạt 96% giảm so với năm 2006 nhưng vẫn cao hơn 2003 là 6%. Điều này nói lên công ty đã thực hiện đúng chiến lược lấy mặt hàng nông sản làm mặt hàng xuất khẩu chủ lực và đã gặt hái được những kết quả rực rỡ. Tận dụng được lợi thế của đất nước nông nghiệp là chủ yếu. Nhưng hàng nông sản xuất khẩu của công ty sang thị trường ASEAN chủ yếu là cà phê, là hạt tiêu. Do vậy, đòi hỏi công ty trong thời gian tới phải đa dạng hoá hơn nữa các mặt hàng nông sản và mở rộng ra các mặt hàng khác như thủ công mỹ nghệ, thủy sản, quần áo, giầy dép… để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
2. Phân tích cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của công ty sang ASEAN
Cùng với chính sách mở cửa, đa dạng hoá và đa phương hóa các quan hệ hợp tác của đất nước, công ty UNIMEX HANOI đã tự do liên doanh, liên kết, tự lựa chọn khách hàng, mặt hàng của mình trong kinh doanh. Mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty khá đa dạng, phong phú. Trong nhiều năm này công ty đã không ngừng đổi mới, khai thác thêm các mặt hàng nông sản mới. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của công ty là: cà phê, cao su, hạt tiêu, lạc nhân, gạo… Nhưng nông sản xuất khẩu sang ASEAN chủ yếu lại là cà phê, lạc nhân, tiêu. Nhìn chung cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của công ty sang ASEAN còn lạc hậu, tỷ trọng hàng thô và sơ chế tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả xuất khẩu, giá trị không cao và thường phải chịu những biến động của giá cả trên thị trường. Tuy vậy, các mặt hàng cà phê, lạc nhân, hạt tiêu vẫn là các mặt hàng nông sản chủ lực của công ty xuất khẩu sang ASEAN, chiếm tỷ trọng lớn và khá ổn định trong những năm qua.
Bảng 2. Hàng nông sản xuất khẩu chính của
Công ty sang ASEAN từ 2003 - 2007
Đơn vị: USD
Năm
Mặt hàng
2003
2004
2005
2006
2007
Cà phê
Giá trị
7.765.878
2.801.261
2.628.880
3.970.500
4.760.072
Tỷ trọng
44,8
40,7
63,3
36,4
48,9
Lạc nhân
Giá trị
714.163
1.490.496
2.247.056
2.074...