Falcon

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Giới thiệu về chuyên đề
Những nội dung chính
Chương I: Cơ sở pháp lý về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai
1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo
A Khái niệm khiếu nại
B Khái niệm tố cáo
2. Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai
2.1. Khiếu nại, tố cáo về đất đai
2.2. Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
3. Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo
Chương II: Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai ở địa phương
1. Nội dung khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
2. Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai
3. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh khiếu nại, tố cáo, trang chấp về đất đai
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai
1. Những vấn đề chung
2. Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
Kết luận
Mục lục
Danh mục tài liệu tham khảo

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới mạnh mẽ về tất cả các mặt của cuộc sống. Sự phát triển quá nhanh này gắn với sự cũ kỹ của hệ thống hánh chính nhà nước cồng kềnh, vận hành kém hiệu quả, đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế về trình độ và việc đề ra những biện pháp để cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước là rất cần thiết. Trong các chức năng của Thanh tra Chính phủ thì giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nhiệm vụ quan trọng giúp duy trì ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Từ nhiều năm nay, tình hình khiếu nại, tố cáo luôn là vấn đề bức bách được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về vấn đề này, đã có tác động đến tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phực tạp đã được giải quyết, góp phần làm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian gần đây tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra không bình thường, số lượng gia tăng, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra không bình thường, số lượng gia tăng, tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai chiếm số lượng lớn, ở một số tỉnh, thành phố riêng về đất đai chiếm số lượng rất lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Tây, Thái Bình, Cần Thơ, Hải Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng…
Tình hình khiều nại, tố cáo, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng. Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giả quyết của chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp dân của các địa phương, các cơ quan ở Trung ương hàng năm cao, nhiều vụ việc công dân tụ tập thành đoàn, đi xe, căng cờ, biểu ngữ…kéo đến các cơ quan chính quyền, Đảng,…nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu. Số lượng công dân tập trung đông chủ yếu ở các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Quốc hội, Đại hội đảng, có nơi công dân tập trung huy động thương binh, phụ nữ, người già, trẻ em bao vây trụ sở chính quyền xã, huyện, tỉnh, doanh nghiệp gây mất trật tự, an toàn xã hội, tình hình trên nếu không xử lý kịp thời sẽ rất phức tạp, gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính quyền, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và lợi ích quốc gia.
Chính vì vậy việc tìm hiểu thực trạng và tìm giải pháp để giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai là một chuyên đề rất hay và cấp thiết, nó giúp cho sinh viên thực tập tại thanh tra chính phủ có được cái nhìn tổng quát về thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương; những bất cập giữa pháp luật hiện hành với thực tiễn; những vấn đề bức xúc, tồn đọng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai ở địa phương và tìm ra những giải pháp khắc phục.























Những nội dung chính
Chương I: Cơ sở pháp lý về giải quyết khiếu nại , tố cáo trong lĩnh vực đất đai

1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo
A. Khái niệm khiếu nại
Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hay cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hay quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hay hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, khiếu nại là một hình thức công dân hướng đến các cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội, tố chức kinh tế, đơn vị vũ trang khi thấy quyết định hành chính hay hành vi hành chính của họ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mặt khác, khiếu nại là phương tiện mà nhờ đó cơ quan nhà nước hay tổ chức, những người có chức vụ kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý trong các quyết định hành chính, hành vi hành chính do ban hành hay thực hiện. Về mặt pháp luật, quyền khiếu nại của công dân luôn được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nhà nước ta.
Khiếu nại có thể được thể hiện dưới hình thức văn bản (đơn khiếu nại) hay trình bày trực tiếp.
B. Khái niệm tố cáo
Khoản 2 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Mục đích của tố cáo không chỉ dừng ở việc bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích của người tố cáo mà cao hơn thế là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước vững về chính trị, giỏi về chuyên môn để “chí công, vô tư” trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ Nhà nước.

2. Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai
2.1. Khiếu nại, tố cáo về đất đai
Khiếu nại về đất đai là việc các cơ quan, tổ chức, công dân đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại QĐHC, HVHC trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyết định hành chính bị khiếu nại trong quản lý đất đai bao gồm: quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; quyết định cấp hay thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất. Hành vi hành chính bị khiếu nại trong quản lý đất đai là hành vi của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công việc liên quan đến các hoạt động nói trên.
Tố cáo về đất đai là sự phát hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân thuộc các đơn vị đó hay của những người khác, gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích của người sử dụng đất.
2.2. Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

duongpro89

New Member
Re: [Free] Chuyên đề Thực trạng và giải pháp để giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai

bài rất hay
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
R Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp Luận văn Luật 0
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top