saobang9x_cz
New Member
Download Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Lao động là hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ một xã hội nào bởi lao động tạo ra những giá trị và của cải cho cuộc sống. Ngày nay, vấn đề lao động và quan hệ lao động đang càng trở lên phức tạp và được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Theo đó, người lao động có thể di chuyển tự do đến những quốc gia mà họ mong muốn để thoả mãn nhu cầu làm việc nếu được luật pháp cho phép. Việc người lao động di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác là hiện tượng bình thường và tương đối phổ biến trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với lực lượng lao động đông đảo, hàng năm có hàng triệu lao động cần việc làm. Bên cạnh đó, do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, đất nông nghiệp bị thu hẹp, lao động nông thôn dư thừa ngày càng nhiều, bổ sung thêm vào nguồn cung lao động. Còn tại khu vực công nghiệp, dịch vụ, do sức ép cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp không đứng vững buộc phải thu hẹp qui mô sản xuất hoặc thay đổi công nghệ,… dẫn đến hậu quả là một bộ phận lớn người lao động bị dôi dư không có việc làm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của chính bản thân và gia đình họ cũng như toàn xã hội.
Trong khi đó, nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới lại đang rơi vào tình trạng thiếu lao động hoặc giá nhân công tại chỗ quá cao. Họ cần tuyển lao động là người từ các quốc gia khác sang làm việc. Từ đó phát sinh nhu cầu cung ứng sức lao động và di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đây là một nhu cầu tất yếu xuất phát từ sự vận động khách quan của thị trường lao động quốc tế. Xu thế này đã thu hút sự tham gia cung ứng lao động của nhiều quốc gia đông dân và dư thừa lao động, trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình chung của thế giới và xuất phát từ nhu cầu khách quan của Việt Nam hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề lao động và giải quyết việc làm. Để giải quyết việc làm cho người lao động trong nước và cải thiện đời sống của người lao động cũng như gia đình họ, Nhà nước đã có nhiều chính sách giải quyết việc làm, trong đó có hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trước đây, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được qui định trong mục 5ª chương XI Bộ luật lao động và các văn bản dưới luật khác. Nhưng nhìn chung các quy định này còn rất sơ sài, chưa cụ thể và còn nhiều điểm không phù hợp. Điều này đã gây nhiều bất cập trong việc áp dụng pháp luật, gây thiệt hại cho người lao động và tạo ra nhiều tranh chấp phức tạp trong quá trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trước tình hình đó, tháng 11 năm 2006 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2007). Sau đó, hàng loạt các Nghị định và Thông tư hướng dẫn các quy định của Luật này đã được ban hành.
Cho đến nay, sau hơn hai năm thực hiện, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn bộc lộ nhiều bất cập làm ảnh hưởng tới lợi ích của người lao động, gây khó khăn cho các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như chưa thực sự thúc đẩy sự hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước trong lĩnh vực này.
Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc nghiên cứu tổng quan hoạt động đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, cũng như thực trạng ban hành và thực thi pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động này để tìm ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới là vấn đề cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đó chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước yêu cầu giải quyết việc làm trong nước và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam của phía đối tác nước ngoài, đã có nhiều tổ chức, cơ quan nghiên cứu và cá nhân tìm hiểu về pháp luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Cho đến nay, đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình, bài viết về vấn đề đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó có một số công trình đáng lưu ý như: các bài tham luận trong Hội thảo quốc tế về việc gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) đối với thị trường lao động Việt Nam do trường ĐHKHXH và Nhân văn tổ chức ngày 30 tháng 11 năm 2007 tại Hà Nội; Luận văn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoa Tâm năm 2004 về “Xuất khẩu lao động theo qui định của của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”; Bài “Xuất khẩu lao động Việt Nam trước yêu cầu hội nhập” của TS. Nguyễn Quốc Luật đăng trên báo Người lao động ngày 25 tháng 1 năm 2008; Bài “Để nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài” trên trang
Ở mức độ nhất định, các công trình nêu trên đã phân tích, đánh giá và đưa ra những kiến nghị liên quan đến việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Nhưng hầu như các bài viết nói trên chưa đánh giá được một cách toàn diện những bất cập của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do còn thiếu các thông tin đầy đủ về tình hình người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cuộc sống, những khó khăn và thuận lợi trong công việc của họ tại quốc gia đến làm việc.
Do đó, đề tài luận văn “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” sẽ là một công trình nghiên cứu tương đối hệ thống về thực trạng của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng kể từ khi Luật về vấn đề này có hiệu lực (01/7/2007) cho đến nay. Trên cơ sở đó đánh giá những tác động, ảnh hưởng của pháp luật Việt Nam với thực tiễn điều chỉnh quan hệ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm đề xuất những giải pháp, kiến nghị khả thi hướng tới việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phù hợp với xu thế vận động của thị trường lao động quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của tác giả khi nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và thực thi pháp luật Việt Nam khi điều chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả và hạn chế của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam, cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Việt Nam trong điều kiện thực tiễn hiện nay.
Với mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn được xác định cụ thể như sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến việc đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài và việc điều chỉnh bằng pháp luật Việt Nam đối với vấn đề này;
- Phân tích, đánh giá thực trạng ban hành và thực hiện pháp luật Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Nhận xét về những bất cập của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng .
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu đã được xác định ở phần trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là:
- Nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Nghiên cứu thực trạng quan hệ giữa các bên trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó chủ yếu nghiên cứu những khía cạnh chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật Việt Nam như: quan hệ giữa chủ thể thực hiện dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng và người lao động với mục đích tìm kiếm, giới thiệu và môi giới lao động; quan hệ giữa chủ thể đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài và chủ sử dụng lao động nước ngoài với mục đích cung ứng lao động, quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với chủ thể đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài nhằm thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành...
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong điều kiện thời gian và quy mô còn nhiều hạn chế, đồng thời để phù hợp với đối tượng nghiên cứu đã được xác định, tác giả chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu trong phạm vi các qui định của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng dưới góc độ của pháp luật lao động. Theo đó, những vấn đề khác của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nếu không trực tiếp được điều chỉnh dưới góc độ của pháp luật lao động tạm thời sẽ chưa được đề cập trong phạm vi của luận văn. Ví dụ như, vấn đề xác định các điều kiện và tiến hành các thủ tục xuất cảnh cho lao động Việt Nam ra nước ngoài; hay nhập cảnh cho lao động Việt Nam khi về nước; vấn đề xác định trách nhiệm dân sự hay trách nhiệm hình sự của lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong những trường hợp có liên quan đến nghĩa vụ tài sản, hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự...
Đồng thời, những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng do pháp luật của quốc gia tiếp nhận lao động điều chỉnh, hay được sự điều chỉnh của các hiệp định quốc tế về lao động, của các Công ước quốc tế về lao động di trú sẽ không được nghiên cứu trong phạm vi của đề tài này. Một trong những nguyên nhân đó là do pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này quá đa dạng nên tác giả chưa thể đầu tư nghiên cứu toàn diện trong phạm vi luận văn thạc sỹ. Một nguyên nhân khác là việc thu hẹp phạm vi nghiên cứu như trên sẽ giúp tác giả có điều kiện tập trung sâu hơn vào một số vấn đề rất phức tạp của lĩnh vực này, mặc dù đã được pháp luật lao động Việt Nam điều chỉnh nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể là vấn đề xác định các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của chủ thể đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của người lao động, vấn đề xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp xoay quanh hai chủ thể này theo pháp luật Việt Nam...
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Tổng quan về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam 8
1.1. Khái quát chung về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 8
1.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 8
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc 14
1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc trong bối cảnh hiện nay 17
1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 21
1.2.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 21
1.2.2. Những nội dung cơ bản cần được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam trong quá trình đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng 24
1.3. Lược sử quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 27
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1990 27
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến 6/2007 28
1.3.3. Giai đoạn từ tháng 7/2007 trở đi 29
Chương 2: Pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và thực tiễn thực hiện 31
2.1. Nội dung của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 31
2.1.1. Các hình thức người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật hiện hành 32
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 36
2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 37
2.1.4. Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 38
2.1.5. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 40
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 40
2.2.1. Những ưu điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc điều chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 41
2.2.2. Những nhược điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 44
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 54
3.1. Những yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 54
3.2. Các kiến nghị và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 56
3.2.1. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 56
3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 63
KẾT LUẬN 69
Danh mục tài liệu tham khảo 70
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Lao động là hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ một xã hội nào bởi lao động tạo ra những giá trị và của cải cho cuộc sống. Ngày nay, vấn đề lao động và quan hệ lao động đang càng trở lên phức tạp và được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Theo đó, người lao động có thể di chuyển tự do đến những quốc gia mà họ mong muốn để thoả mãn nhu cầu làm việc nếu được luật pháp cho phép. Việc người lao động di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác là hiện tượng bình thường và tương đối phổ biến trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với lực lượng lao động đông đảo, hàng năm có hàng triệu lao động cần việc làm. Bên cạnh đó, do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, đất nông nghiệp bị thu hẹp, lao động nông thôn dư thừa ngày càng nhiều, bổ sung thêm vào nguồn cung lao động. Còn tại khu vực công nghiệp, dịch vụ, do sức ép cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp không đứng vững buộc phải thu hẹp qui mô sản xuất hoặc thay đổi công nghệ,… dẫn đến hậu quả là một bộ phận lớn người lao động bị dôi dư không có việc làm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của chính bản thân và gia đình họ cũng như toàn xã hội.
Trong khi đó, nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới lại đang rơi vào tình trạng thiếu lao động hoặc giá nhân công tại chỗ quá cao. Họ cần tuyển lao động là người từ các quốc gia khác sang làm việc. Từ đó phát sinh nhu cầu cung ứng sức lao động và di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đây là một nhu cầu tất yếu xuất phát từ sự vận động khách quan của thị trường lao động quốc tế. Xu thế này đã thu hút sự tham gia cung ứng lao động của nhiều quốc gia đông dân và dư thừa lao động, trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình chung của thế giới và xuất phát từ nhu cầu khách quan của Việt Nam hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề lao động và giải quyết việc làm. Để giải quyết việc làm cho người lao động trong nước và cải thiện đời sống của người lao động cũng như gia đình họ, Nhà nước đã có nhiều chính sách giải quyết việc làm, trong đó có hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trước đây, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được qui định trong mục 5ª chương XI Bộ luật lao động và các văn bản dưới luật khác. Nhưng nhìn chung các quy định này còn rất sơ sài, chưa cụ thể và còn nhiều điểm không phù hợp. Điều này đã gây nhiều bất cập trong việc áp dụng pháp luật, gây thiệt hại cho người lao động và tạo ra nhiều tranh chấp phức tạp trong quá trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trước tình hình đó, tháng 11 năm 2006 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2007). Sau đó, hàng loạt các Nghị định và Thông tư hướng dẫn các quy định của Luật này đã được ban hành.
Cho đến nay, sau hơn hai năm thực hiện, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn bộc lộ nhiều bất cập làm ảnh hưởng tới lợi ích của người lao động, gây khó khăn cho các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như chưa thực sự thúc đẩy sự hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước trong lĩnh vực này.
Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc nghiên cứu tổng quan hoạt động đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, cũng như thực trạng ban hành và thực thi pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động này để tìm ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới là vấn đề cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đó chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước yêu cầu giải quyết việc làm trong nước và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam của phía đối tác nước ngoài, đã có nhiều tổ chức, cơ quan nghiên cứu và cá nhân tìm hiểu về pháp luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Cho đến nay, đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình, bài viết về vấn đề đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó có một số công trình đáng lưu ý như: các bài tham luận trong Hội thảo quốc tế về việc gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) đối với thị trường lao động Việt Nam do trường ĐHKHXH và Nhân văn tổ chức ngày 30 tháng 11 năm 2007 tại Hà Nội; Luận văn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoa Tâm năm 2004 về “Xuất khẩu lao động theo qui định của của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”; Bài “Xuất khẩu lao động Việt Nam trước yêu cầu hội nhập” của TS. Nguyễn Quốc Luật đăng trên báo Người lao động ngày 25 tháng 1 năm 2008; Bài “Để nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài” trên trang
You must be registered for see links
ngày 14 tháng 2 năm 2008 - Nguồn từ Molisa – Bộ lao động; Bài “Lại xuất khẩu lao động kiểu “đem con bỏ chợ”” đăng trên trang http://dantri.com.vn; Bài “Quan hệ lao động trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường” của TS. Lưu Bình Nhưỡng trong Tạp chí Luật học số tháng 2 năm 2008; Bài “Pháp luật lao động trong quá trình toàn cầu hóa” của Th.S Phạm Trọng Nghĩa trong tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 18 tháng 11 năm 2008...Ở mức độ nhất định, các công trình nêu trên đã phân tích, đánh giá và đưa ra những kiến nghị liên quan đến việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Nhưng hầu như các bài viết nói trên chưa đánh giá được một cách toàn diện những bất cập của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do còn thiếu các thông tin đầy đủ về tình hình người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cuộc sống, những khó khăn và thuận lợi trong công việc của họ tại quốc gia đến làm việc.
Do đó, đề tài luận văn “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” sẽ là một công trình nghiên cứu tương đối hệ thống về thực trạng của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng kể từ khi Luật về vấn đề này có hiệu lực (01/7/2007) cho đến nay. Trên cơ sở đó đánh giá những tác động, ảnh hưởng của pháp luật Việt Nam với thực tiễn điều chỉnh quan hệ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm đề xuất những giải pháp, kiến nghị khả thi hướng tới việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phù hợp với xu thế vận động của thị trường lao động quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của tác giả khi nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và thực thi pháp luật Việt Nam khi điều chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả và hạn chế của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam, cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Việt Nam trong điều kiện thực tiễn hiện nay.
Với mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn được xác định cụ thể như sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến việc đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài và việc điều chỉnh bằng pháp luật Việt Nam đối với vấn đề này;
- Phân tích, đánh giá thực trạng ban hành và thực hiện pháp luật Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Nhận xét về những bất cập của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng .
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu đã được xác định ở phần trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là:
- Nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Nghiên cứu thực trạng quan hệ giữa các bên trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó chủ yếu nghiên cứu những khía cạnh chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật Việt Nam như: quan hệ giữa chủ thể thực hiện dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng và người lao động với mục đích tìm kiếm, giới thiệu và môi giới lao động; quan hệ giữa chủ thể đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài và chủ sử dụng lao động nước ngoài với mục đích cung ứng lao động, quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với chủ thể đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài nhằm thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành...
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong điều kiện thời gian và quy mô còn nhiều hạn chế, đồng thời để phù hợp với đối tượng nghiên cứu đã được xác định, tác giả chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu trong phạm vi các qui định của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng dưới góc độ của pháp luật lao động. Theo đó, những vấn đề khác của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nếu không trực tiếp được điều chỉnh dưới góc độ của pháp luật lao động tạm thời sẽ chưa được đề cập trong phạm vi của luận văn. Ví dụ như, vấn đề xác định các điều kiện và tiến hành các thủ tục xuất cảnh cho lao động Việt Nam ra nước ngoài; hay nhập cảnh cho lao động Việt Nam khi về nước; vấn đề xác định trách nhiệm dân sự hay trách nhiệm hình sự của lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong những trường hợp có liên quan đến nghĩa vụ tài sản, hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự...
Đồng thời, những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng do pháp luật của quốc gia tiếp nhận lao động điều chỉnh, hay được sự điều chỉnh của các hiệp định quốc tế về lao động, của các Công ước quốc tế về lao động di trú sẽ không được nghiên cứu trong phạm vi của đề tài này. Một trong những nguyên nhân đó là do pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này quá đa dạng nên tác giả chưa thể đầu tư nghiên cứu toàn diện trong phạm vi luận văn thạc sỹ. Một nguyên nhân khác là việc thu hẹp phạm vi nghiên cứu như trên sẽ giúp tác giả có điều kiện tập trung sâu hơn vào một số vấn đề rất phức tạp của lĩnh vực này, mặc dù đã được pháp luật lao động Việt Nam điều chỉnh nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể là vấn đề xác định các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của chủ thể đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của người lao động, vấn đề xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp xoay quanh hai chủ thể này theo pháp luật Việt Nam...
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Tổng quan về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam 8
1.1. Khái quát chung về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 8
1.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 8
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc 14
1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc trong bối cảnh hiện nay 17
1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 21
1.2.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 21
1.2.2. Những nội dung cơ bản cần được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam trong quá trình đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng 24
1.3. Lược sử quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 27
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1990 27
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến 6/2007 28
1.3.3. Giai đoạn từ tháng 7/2007 trở đi 29
Chương 2: Pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và thực tiễn thực hiện 31
2.1. Nội dung của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 31
2.1.1. Các hình thức người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật hiện hành 32
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 36
2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 37
2.1.4. Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 38
2.1.5. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 40
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 40
2.2.1. Những ưu điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc điều chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 41
2.2.2. Những nhược điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 44
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 54
3.1. Những yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 54
3.2. Các kiến nghị và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 56
3.2.1. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 56
3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 63
KẾT LUẬN 69
Danh mục tài liệu tham khảo 70
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: đề tài hợp đồng lao động hiện nay, liên hệ trực tiếp đến luật lao động, thực trạng pháp luật về quan hệ lao động, thực trang và giải pháp công chứng viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng hiện nay, Đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay, tiểu luận đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thực trạng Pháp luật về quản lý lao động trong công ty, Đặc điểm của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, khó khăn bất cập trong việc áp dụng quy định của pháp luật về quy trình công chứng hợp đồng giao dịch, đề tài nâng cao chất lượngđưa người lao động đi làm việc có hợp đồng ở nước ngoài, thực trạng pháp luật về lao động hiện nay, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của lao động nữ, Quy định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Công chứng viên – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, thực trạng pháp luật về thị trường lao động, đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo pháp ;uật việt nam, pháp luật về hợp đồng đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài, Giải pháp nâng cao hiểu quả áp dụng pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, giải pháp về quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng, giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật, giải pháp hoàn thiện pháp luật về địa điểm và thời hạn công chứng, Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động, ví dụ về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên trong công chứng, luật lao động việt nam đưa ra nhằm mục đích gì, thực trạng giữa luật trong nước và luật quốc tế, các kiến nghị nhằm hoàn thiệt pháp luật về hợp đồng lao động, luận văn quản lý hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Công chứng viên trong hoạt động công chứng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật., pháp luật Việt nam về người nước ngoài, Khó khăn của Công chứng viên trong việc xác định thông tin về chủ thể tham gia giao dịch dân sự - Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, Pháp luật Việt Nam về quyền của lao động di cư ra nước ngoài – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, thực trạng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên, Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động, thực trạng pháp luật lao động việt nam, thực trạng về việc bảo vệ người lao động việt nam ở nước ngoài, chủ thể có thẩm quyền đưa người lao động việt nam đi làm việc tại nước ngoài, chủ thể có thẩm quyền đưa người lao động việt nam ra nước ngoài làm việc, Quy định của pháp luật về quyền của người yêu cầu công chứng – Thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Last edited by a moderator: