Download Chuyên đề Thực trạng và giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh Ba Đình miễn phí​

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG 7
1.1 NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 7
1.1.1 Định nghĩa Ngân hàng thương mại. 7
1.1.2 Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại. 7
1.2 VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG. 9
1.2.1 Khái niệm và các loại hình tín dụng Ngân hàng. 9
1.2.2 Khái quát về tín dụng tiêu dùng. 11
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH BA ĐÌNH 20
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH BA ĐÌNH. 20
2.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – SeABank. 20
2.1.2 Khái quát về Chi nhánh Ba Đình. 21
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ba Đình. 22
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. 24
2.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á - CN BA ĐÌNH. 29
2.2.1 Quy trình tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh. 29
2.2.2 Các sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng. 30
2.2.3 Tình hình mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh. 33
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG 37
2.3.1 Các kết quả đã đạt được. 37
2.3.2 Các hạn chế cần khắc phục. 39
CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH BA ĐÌNH 42
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH BA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI. 42
3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH BA ĐÌNH. 43
3.3 NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ. 47
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ. 47
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. 48
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á 49
KẾT LUẬN 50

















LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, theo đó đời sống con người cũng ngày càng được nâng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Nhu cầu tiêu dùng của người dân dần cao hơn và có xu hướng sử dụng các hàng hóa có giá trị lớn trong khi khả năng chi trả ở hiện tại là không đủ. Đây chính là cơ hội lớn cho việc phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng ở các ngân hàng. Các nghiên cứu gần đây, dựa trên giả định rằng việc nhận được tín dụng cá nhân dễ dàng hơn sẽ làm gia tăng nhu cầu của hàng hoá tiêu dùng, cho thấy rằng tín dụng tiêu dùng là một trong những cách thức để gia tăng tổng sản phẩm nội địa.
Bên cạnh đó, cùng với quá trình mở cửa và hội nhập, cuộc chiến cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau cũng như với các tổ chức tài chính ngày càng trở nên quyết liệt. Áp lực cạnh tranh đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trong các lĩnh vực hoạt động trước đây của ngân hàng giảm sút. Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng buộc phải tìm ra những hướng đi mới, những sản phẩm mới phục vụ tốt hơn khách hàng của mình, phát triển cho vay tiêu dùng là một trong số những hướng đi hiệu quả.Tín dụng tiêu dùng có lịch sử phát triển lâu đời ở các nước Âu, Mỹ và sự phồn vinh của nền kinh tế này một phần là do tín dụng tiêu dùng đem lại. Thế nhưng lịch sử cũng chứng kiến sự kém phát triển của cho vay tiêu dùng tại các nước Châu á. Việt Nam là một thị trường rộng lớn với 85 triệu dân nhưng dư nợ tín dụng tiêu dùng lại chiếm tỷ lệ rất ít (chưa đến 7% tổng dư nợ của nền kinh tế), dư nợ tín dụng tiêu dùng tính trên đầu người còn quá nhỏ bé so với thu nhập bình quân đầu người. Các ngân hàng thương mại cũng như tổ chức tài chính trong và ngoài nước cũng đang bắt đầu xâm nhập vào thị trường tiềm năng này.
Từ những hiếu biết trên, cùng với những kiến thức đã học, em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Ba Đình” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu
Thấy được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu và những kinh nghiệm được rút ra từ lý luận và thực tiễn, mục đích của chuyên đề này là làm rõ tính tất yếu của việc phát triển cho vay tiêu dùng, đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Ba Đình để từ đó đưa ra những giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong phát triển cho vay tiêu dùng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề chính là hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Ba Đình trong 3 năm 2007, 2008 và 2 quý đầu năm 2009.
Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề đã áp dụng những phương pháp của khoa học biện chứng kết hợp với tư duy logic nằm trong mối quan hệ tổng quan để từ đó phân tích và luận giải vấn đề.
Kết cấu chuyên đề
* Chương I: Lý luận cơ bản về tín dụng dụng và tín dụng tiêu dùng.
* Chương II: Thực trạng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Ba Đình.
* Chương III: Giải pháp và kiến nghị mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Ba Đình.
Việc xác định được rõ nguồn trả nợ của khách hàng là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản. Đối với các khách hàng là cán bộ, viên chức làm công ăn lương có nguồn thu chủ yếu từ lương thì là việc hết sức đơn giản, tuy nhiên đối với các khách hàng là các cá nhân kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ thì thu nhập chắc chắn là sẽ không thể ổn định, việc xác định được chính xác thu nhập đòi hỏi cần nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm. Điều này có thể làm hạn chế quy mô của các khoản vay tiêu dùng.
Nguyên nhân khách quan.
Tâm lý chung của người dân là còn e ngại khi tiếp xúc với ngân hàng. Điều này do các yếu tố tâm lý lịch sử để lại từ xưa, khi đó các thủ tục cho vay còn rườm rà, nhiều khuất tất và kẽ hở, người đi vay còn phải xin sỏ và cầu cạnh CBTD. Bên cạnh đó, tâm lý ngại đi vay của người dân cũng là cản trở không nhỏ đối với ngân hàng. Tâm lý chung hiện nay của người dân là ngại mắc nợ, ngại trở thành con nợ đối với ngân hàng. Điều này có lẽ cần có thêm thời gian để thay đổi trong tâm lý của người dân.
Một yếu tố quan trọng nữa chính là đức tính cần cù và tiết kiệm của nhân dân ta, hơn nữa thì đời sống của đại bộ phận dân cư còn nghèo, do đó tâm lý chung là gửi tiền tiết kiệm để đến khi nào có tích cóp đủ mới mua sắm là rất phổ biến.
Thêm nữa, sự phân bổ của các ngân hàng hiện nay là chưa hợp lý, có nơi thì có quá nhiều ngân hàng cùng tập trung, có nơi thì rất ít. Điều này đã gây ra sự lãng phí rất lớn nguồn lực của dân cư.
Tóm lại, qua việc nghiên cứu thực trạng về hoạt động tín dụng tiêu dùng tại SeABank – CN Ba Đình ta thấy tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên với sự tăng trưởng trông thấy trong 3 năm trở lại đây thì vấn đề cấp thiết lúc này là làm sao để thúc đẩy sự phát triển của tín dụng tiêu dùng, đưa tín dụng tiêu dùng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng, giúp ngân hàng thu được nguồn lợi tối ưu nhất mà tín dụng tiêu dùng mang lại

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG
1.1 NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1.1 Định nghĩa Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gởi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
1.1.2 Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại.
Nghiệp vụ tạo vốn
Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của NH, nằm bên ngoài nguồn vốn trên bảng tổng kết của ngân hàng thương mại. Các nguồn vốn của NH bao gồm:
Vốn tự có và quỹ ngân hàng: Là vốn điều lệ của ngân hàng khi mới thành lập, mức vốn này phải lớn hơn mức vốn tối thiểu do nhà nước quy định. Quỹ ngân hàng là các quỹ được trích lập từ lợi nhuần ròng của ngân hàng. Ngoài các quỹ được thành lập từ lợi nhuận thì ngân hàng còn có những quỹ khác như: quỹ khấu hao tài sản cố định, quỹ khấu hao sữa chữa lớn,…Nguồn vốn tự có của ngân hàng chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng số nguồn vốn của ngân hàng, nhưng nó đóng vai trò quan trọng vì nó là cơ sở để tiến hành kinh doanh, tiến hành thu hút các nguồn vốn khác.
Tiền gửi của khách hàng: Trong tổng nguồn vốn hoạt động, vốn tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng, nó chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM.
Nguồn vốn đi vay:
Vốn vay bằng hình thức phát hành kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
Vốn vay của NHNN
Vay của các NHTM và các tổ chức tín dụng khác.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chọn một doanh nghiệp bất kỳ tại Việt Nam, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa và đạo đức kinh doanh Luận văn Sư phạm 0
R Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
R Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp Luận văn Luật 0
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top