locla1987

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA MARKETING – ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay đang đứng trước muôn vàn thời cơ và thách thức, điều này đề ra nhu cầu cấp thiết cho nền giáo dục Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Song song với việc nâng cao chất lượng trong việc đào tạo thì sinh viên cũng là đối tượng cần năng động và sáng tạo để tiếp thu những kiến thức, phương pháp học tập mới mẻ . Ở bậc đại học thì phương pháp làm việc theo nhóm được biết đến như là một phương pháp học tập khá phổ biến. Ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm gần như không thể tách rời với sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành luật, nó có thể coi như là hành trang mang theo khi sinh viên ra trường. Nó đã trở thành một trong những tố chất quan trọng đối với những ứng viên muốn thành công. Các doanh nghiệp tuyển nhân viên luôn yêu cầu ứng viên có khả năng làm việc theo nhóm. Đây cũng là lý do mà rất nhiều các công ty hiện nay, đặc biệt là các công ty nước ngoài yêu cầu ứng viên phải có khả năng làm việc theo nhóm. Trên thế giới hiện nay đang diễn ra những chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục. Xu hướng giáo dục đang phát triển với mục tiêu: đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động cũng như khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học. Trong xu hướng đó, Giáo dục Việt Nam cũng đã và đang có nhiều thay đổi mau lẹ, mạnh mẽ để hòa nhập với nền giáo dục hiện đại trên thế giới, đặc biệt là vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường. Tại Nghi quyết của hội nghị TW lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII (2- 1996) có đoạn: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Cũng tại Khoản 2, Điều 5, Luật giáo dục 2005 cũng đã khẳng định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Như vậy, trong thời đại mới, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người. Đặc biệt đối với sinh viên luật, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho sinh viên khả năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện... Đó là những điều cần thiết đối với một công dân của thế kỉ 21. Do đó, mỗi sinh viên luật cần được trang bị ngay từ trong nhà trường để khi ra trường có thể sống và làm việc trong các tổ chức một cách tích cực, hiệu quả. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phương pháp học tập này được thực hiện rộng rãi, thực sự phát huy được hiệu quả trong sinh viên, giúp sinh viên nhanh chóng lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, có được kết quả học tập tốt nhất. Các sinh viên luật cũng phần nào được tiếp cận với phương pháp học đầy hiệu quả này, tuy nhiên đa phần các sinh viên từ bậc trung học phổ thông lên bậc đại học đều không thích ứng kịp với cách học và làm việc nhóm, bên cạnh đó một số khác, tuy đã tham gia làm việc nhóm nhưng không tìm thấy được sự thích thú trong công việc cũng như không tạo ra được hiệu quả trong công việc của nhóm.
Theo Lexicon der Padagogik: “Phương pháp giúp để trình bày có lý lẽ vững vàng một chân lý đã xác định rồi hay để vạch ra một con đường tìm tòi một chân lý mới”. Theo Hegel: “Phương pháp là ý thức về hình thức của sự vận động bên trong của nội dung”. Như vậy có thể hiểu: Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn.
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang, nghiên cứu dạy học theo quan điểm quá trình: “Học là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện. Vai trò tự điều khiển của quá trình học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dưới sự điều khiển của thầy, nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học. Học có 2 chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển”. Theo từ điển Tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện ngôn ngữ học: “Học tập là học và luyện tập để hiểu biết và có kỹ năng”.Như vậy, học tập là một loại hình hoạt động được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy, giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những cách hành vi nhằm phát triển nhân cách toàn diện.
Theo từ điển Tiếng Việt: Nhóm là tập hợp một số ít người hay sự vật được hình thành theo những nguyên tắc nhất định.Theo chúng tôi, nhóm là tập hợp những người có tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, nhằm đạt tới mục tiêu và lợi ích chung .
Trong cuốn “Giáo trình giáo dục thực hành pháp luật” - 2104 do PGS.TS Lê Thị Châu chủ biên thì nhóm được hiểu là tập hợp bao gồm nhiều thành viên với những vai trò khác nhau nhưng cùng có chung một mục đích. Mỗi thành Viên trong nhóm có vai trò và trách nhiệm nhất định. Phương pháp học là phương pháp tự điều khiển hoạt động nhận thức và rèn luyện khả năng thu thập thông tin để hình thành hệ thông tri thức và kỹ năng thực hành, hình thành nhân cách của người học và đạt thành mục tiêu học tập. Phương pháp học thảo luận nhóm là phương pháp tương tác giữa giảng viên và sinh viên, giữa các sinh viên với nhau thông qua quá trình trao đổi và chia sẻ kiến thức. Cũng theo PGS.TS Lê Thị Châu thì làm việc nhóm mang lại cho sinh viên nhiều hiệu quả hơn trong học tập, đặc biệt là sinh viên ngành luật như:
- Thứ nhất, tăng khả năng quyết định và thực hiện công việc hiệu quả. Khi đứng trước một quyết định, các thành viên cần phân tích rõ vấn đề thông qua những quan điểm, góc nhìn khác nhau của mỗi thành viên. Vì thế, khi làm việc nhóm sẽ tạo cơ hội tổng hợp được nhiều ý kiến của các thành viên và từ đó đưa ra phương án tốt nhất;
- Thứ hai, thông qua việc giao tiếp và trong quá trình làm việc sẽ tạo sự cởi mở, thân thiện giữa các thành viên và người lãnh đạo. Từ đó giúp mọi người hiểu nhau và làm việc hiệu quả hơn;
- Thứ ba, tạo sự chuyên nghiệp và nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng thành viên thông qua việc xây dựng và thực hiện tốt nội quy nhóm;
- Thứ tư, thích ứng tốt với điều kiện công việc trong một xã hội hội nhập: yêu cầu cao khả năng làm việc nhóm để đạt được hiệu quả công việc cao nhất;
- Thứ năm, là môi trường làm việc lý lưởng để hình thành nên những kỹ năng, tố chất của người lãnh đạo trong vai trò là trưởng nhóm.
Thành công nhóm xuất phát từ sự phối hợp các kỹ năng và kinh nghiệm của những thành viên trong suốt quá trình làm việc. Đó là lý do nhiều người thích làm việc theo nhóm, bởi nhóm như một động lực thúc đẩy giúp họ đạt được hiệu suất công việc tổi ưu nhất. Không những thế trong lúc chúng ta học theo phương pháp thảo luận nhóm thì vô hình chung chúng ta đã thực hiện rèn luyện các kỹ năng trong các phương pháp học khác như: phương pháp thuyết trình, phương pháp thực hành...
Học tập theo nhóm là một phương pháp học tập trong đó các thành viên cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hướng đến một mục tiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể. Để hội nhập xu thế phát triển chung của thế giới, của thời đại, yêu cầu cấp bách đang đặt ra đối với nền giáo dục nước ta là: Phải không ngừng đổi mới, hiện đại hóa nội dung và phương pháp giảng dạy. Như vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy là nhiệm vụ thường xuyên đối với mỗi cán bộ giảng dạy. Để thực hiện tốt điều này, vấn đề đặt ra là làm sao ngày càng có nhiều phương pháp giảng dạy mới nhằm tích cực hóa người học để tự họ khám phá kiến thức thông qua sự tổ chức của người thầy. Có như thế thì tránh được cách học thụ động mà bấy lâu nay đã tồn tại trong bao thế hệ thầy trò của người Việt Nam. Thay đổi thói quen học tập này không phải dễ dàng nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Chính chúng ta, những người thầy phải là người khởi xướng sự thay đổi đó. Người thầy trong thời đại mới phải luôn tìm ra phương pháp mới, phương pháp giảng dạy tích cực. Phương pháp giảng dạy tích cực là phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải của người dạy. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giảng dạy tích cực: Phương pháp nghiên cứu trường hợp; phương pháp dạy học dựa trên vấn đề; Phương pháp đóng vai; phương pháp học tập theo nhóm… Phương pháp giảng dạy tích cực thực chất là tích cực hóa sinh viên trong giờ học. Kết quả tùy thuộc công tác chuẩn bị của giảng viên, trình độ năng lực của giảng viên, mức độ hợp tác của sinh viên, thói quen học tập của sinh viên.
Với phương pháp tổ chức cho sinh viên học tập theo nhóm có thể áp dụng trong suốt quá trình học tập hay cũng có thể áp dụng một phần trong quá trình học tập theo từng nội dung học tập, chẳng hạn giải quyết nội dung của từng chương hay bài tập của từng chương. Ngay buổi đầu của môn học Giảng viên nên thông báo cho sinh viên biết cách tổ chức nhóm và nội dung hoạt động học tập của nhóm. Việc tổ chức nhóm sao cho Giảng viên có thể bao quát được nhóm. Số lượng thành viên trong nhóm vừa đủ để làm việc được và đồng thời phải phát huy được tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm. Thông thường nhóm khoảng từ 4-6 sinh viên và nên có nhóm trưởng. Giảng viên có thể phân nhóm ngẫu nhiên hay theo sự sắp xếp của mình. Cũng có khi để tự sinh viên lựa chọn và tự kết nhóm (do có thể đã có sẵn nhóm làm việc ăn ý với nhau). Việc phân nhóm có thể có nhiều cách khác nhau nhưng miễn sao đạt được mục đích sinh viên có sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, tránh tình trạng trong nhóm chỉ có 1 vài người làm việc còn những người khác không làm gì cả.
Một nhóm có hoạt động hiệu quả cần có cơ cấu tổ chức: Nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu hay do giảng viên chỉ định. Có thể có Nhóm phó nếu quy mô nhóm lớn để thay thế nhóm trưởng khi nhóm trưởng vắng mặt hay hỗ trợ nhóm trưởng trong một số việc. Thư ký để ghi chép các diễn biến công việc, thảo luận của nhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng công việc hay cố định từ đầu đến cuối. Phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí của thành viên trong nhóm (sinh viên trong nhóm tự phân công công việc). Trưởng nhóm phải có năng lực, nhiệt tình và có uy tín: Trưởng nhóm sẽ góp phần quyết định thành công của một nhóm học tập. Trong hoạt động của một nhóm, Trưởng nhóm đóng vai trò quan trọng, là người chịu trách nhiệm trước thầy cô, tập thể lớp về hoạt động của nhóm, là người điều hành và tổ chức công việc của nhóm, đảm bảo cho nhóm đi đúng hướng, là người động viên thôi thúc mọi người học tập (làm việc) và tháo gỡ khó khăn khi cần thiết ... Chính vì vậy, Trưởng nhóm có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập của cả nhóm. Có thể giao cùng một nội dung công việc/đề tài chung cho các nhóm hay mỗi nhóm một đề tài khác nhau nhưng mức độ khó khăn tương đương nhau. Đề tài thảo luận phải thuộc nội dung môn học, có thể có nhiều hướng khai thác khác nhau. Phải đặt câu hỏi cụ thể, rõ ràng. Hướng dẫn cụ thể và định hướng cách thức làm việc. Lựa chọn vấn đề thảo luận phải hấp dẫn, có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của sinh viên. Chủ đề nên gắn liền với thực tế để sinh viên tìm hiểu và tìm cách giải quyết vấn đề. Có thể cho các nhóm về nhà chuẩn bị, hay cũng có thể thảo luận ngay tại lớp tùy theo chủ đề và yêu cầu. Nếu thảo luận tại chỗ, thời gian thảo luận phải phù hợp với nội dung và yêu cầu của vấn đề thảo luận. Ngoài ra, có thể chấp nhận cho cả nhóm cùng tham gia hỗ trợ thuyết trình và trả lời câu hỏi phản biện. Dù thực hiện bằng cách nào nhưng yêu cầu đặt ra là mỗi thành viên trong nhóm phải hiểu và nắm được nội dung bài thuyết trình của nhóm mình (có thể yêu cầu bất kỳ thành viên nào trong nhóm lên tóm tắt bài thuyết trình trước khi người khác thuyết trình).
Giảng viên chỉ định nhóm nhận xét và phản biện cụ thể hay mời ngẫu nhiên bất kỳ trong những nhóm khác phản biện hay cũng có thể phản biện tự do (cho sinh viên xung phong). Nên để cho các lớp được tự do phản biện trước, nếu không ai nhận xét và phản biện thì giảng viên mới chỉ định. Lúc này giảng viên nên đóng vai trò là người quan sát, qua đó ghi nhận đúng sai và đánh giá các nhóm.
Giảng viên cũng có thể đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình và cũng có thể hỗ trợ nhóm trả lời câu hỏi của các nhóm khác khi nhóm thuyết trình không trả lời được hay đặt thêm câu hỏi gợi mở để nhóm có thể trả lời.
Trong quá trình các nhóm thảo luận, giảng viên đi tới từng nhóm, lắng nghe, gợi ý và thăm dò xem nhóm nào làm việc tích cực, hiệu quả hơn. Trong điều kiện thời gian có hạn, có thể mời nhóm đó trình bày trước lớp.
Để việc đánh giá kết quả hoạt động của nhóm được chính xác, công bằng và minh bạch, cần thực hiện đánh giá qua nhiều khâu, nhiều phần: Giảng viên có nhận xét, phân tích kết quả thực hiện của từng nhóm, so sánh với các nhóm khác để sinh viên nhận ra ưu điểm, khuyết điểm của nhóm mình. Từ đó giảng viên chỉ ra những cái được, những cái chưa được để sinh viên hiểu đúng vấn đề. Sinh viên tự đánh giá kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm: Thực tế có nhiều sinh viên với thói quen ỷ lại vào các sinh viên khác đã không tham gia tích cực làm việc nhóm. Chỉ chờ các sinh viên khác làm rồi hưởng lợi. Vì vậy, ngay từ buổi đầu, giảng viên công bố cách thức nhóm tự cho điểm các thành viên khi tham gia vào công việc nhóm theo từng chủ đề bằng cách cả nhóm sẽ thống nhất tỷ trọng điểm của từng thành viên sẽ được hưởng trong chủ đề (bài) đó. Giảng viên cho tổng điểm của cả nhóm theo từng chủ đề (bài). Tổng điểm này nhân với tỷ trọng của từng cá nhân sẽ được điểm của từng cá nhân. Sau phần thuyết trình của các nhóm và phần nhận xét của giảng viên, giảng viên yêu cầu các nhóm bình chọn lẫn nhau (chỉ bình chọn, không chấm điểm), đây là việc làm phát huy tính dân chủ trong việc đánh giá đồng thời giúp cho giảng viên đưa ra kết quả cuối cùng một cách công bằng. Giảng viên chấm điểm cho các nhóm sau khi đã có sự bình chọn giữa các nhóm với nhau. Phần châm điểm của giảng viên nên bao gồm: phần nội dung thuyết trình của nhóm và phần phản biện (nếu nhóm phản biện hay). Ngoài ra, có thể chấm thêm phần kỹ năng thuyết trình. Tất cả những nội dung chấm điểm phải được công bố trước cho cả lóp biết. Từ điểm của mỗi nhóm đem nhân với tỷ trọng mỗi thành viên nhóm được hưởng sẽ được điểm của từng cá nhân. Phương pháp tổ chức cho sinh viên học tập theo nhóm có một số ưu điểm so với các phương pháp giảng dạy truyền thống:
Việc ứng dụng phương pháp này đã tích cực hóa người học. Qua đó, giúp họ chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức nên tạo được sự thích thú, khơi dậy niềm đam mê trong việc tìm kiến thức và từ đó sinh viên sẽ hiểu biết nhiều hơn. Thông qua việc chủ động tìm tòi và khám phá kiến thức mới giúp sinh viên tư duy chủ động thay vì tư duy thụ động lối cũ chỉ nghe thầy giảng, lĩnh hội kiến thức một chiều. Trong quá trình làm việc nhóm giúp sinh viên rèn luyện tính tự chủ trong công việc (nhóm phân công) và biết cách phối hợp với các thành viên khác trong nhóm (tổng hợp thành công việc chung), từ đó giúp sinh viên nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, một kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau này. Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng trình bày (kỹ năng thuyết trình) trước đám đông thông qua thuyết trình bài thảo luận của nhóm.
Mặc dù có nhiều ưu điểm, song phương pháp này cũng có những nhược điểm: Vẫn còn tạo kẽ hở cho một số đối tượng lười học, thiếu ý thức tự chủ trong học tập, chờ hưởng lợi từ thành tích của nhóm. Việc đánh giá khó có sự công bằng tuyệt đối giữa các thành viên trong nhóm, vì giảng viên không thể biết hết mức độ đóng góp của từng sinh viên, mặc dù nhóm đưa ra tỷ trọng điểm mỗi thành viên được hưởng. So với trước đây, việc áp dụng phương pháp tổ chức cho sinh viên học tập theo nhóm hiện nay có nhiều thuận lợi: Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo phong phú và đa dạng giúp sinh viên tìm kiếm dễ dàng hơn. Các kênh thông tin và truyền thông phát triển nhanh chóng, tiện lợi hơn trong việc thu thập, thậm chí sinh viên ngồi tại lớp vẫn có thể thu thập thông tin qua internet một cách dễ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chọn một doanh nghiệp bất kỳ tại Việt Nam, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa và đạo đức kinh doanh Luận văn Sư phạm 0
R Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
R Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp Luận văn Luật 0
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top