Download Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại phòng bảo hiểm Cầu Giấy, thuộc công ty bảo hiểm Hà Nội miễn phí
Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1. Khái quát chung về bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 3
I. Sự cần thiết khách quan phải có bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 3
1.Lịch sử hình thành bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 3
1.1. Vai trò của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế. 3
1.2. Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn xe cơ giới. 4
2. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 8
2.1. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 8
2.2.Vai trò của bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 11
II. Nội dung của bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 13
1.Đối tượng tham gia bảo hiểm. 13
2. Phạm vi bảo hiểm. 16
2.1. Rủi ro được bảo hiểm. 16
2.2. Rủi ro loại trừ. 17
3. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm. 19
3.1. Giá trị bảo hiểm (GTBH) và số tiền bảo hiểm (STBH). 19
3.2. Phí bảo hiểm. 21
4. Hoạt động giám định và bồi thường tổn thất. 26
4.1. Quy trình xử lý tai nạn, giám định và xét bồi thường bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới. 26
4.2.Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm. 33
5. Hợp đồng bảo hiểm. 37
6. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. 38
6.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh đứng trên góc độ kinh tế. 39
6.2 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh đứng trên góc độ xã hội. 39
6.3. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo khâu công việc. 40
Chương 2 . Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại phòng bảo hiểm cầu giấy, công ty bảo hiểm Hà Nội (giai đoạn 1994-2007). 42
I. Giới thiệu về công ty bảo hiểm Hà Nội và phòng bảo hiểm Cầu Giấy. 42
1. Sự hình thành và phát triển của công ty Bảo Việt Hà Nội. 42
2. Vài nét về phòng bảo hiểm Cầu Giấy. 43
II. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại phòng bảo hiểm Cầu Giấy. 47
1. Công tác khai thác. 47
2. Công tác giám định và bồi thường tổn thất. 59
3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. 64
4. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ. 65
Chương 3.Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại phòng bảo hiểm Cầu Giấy. 70
I. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại phòng bảo hiểm Cầu Giấy. 70
1. Thuận lợi. 70
2. Khó khăn 72
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại phòng bảo hiểm Cầu Giấy. 77
1. Đối với công tác khai thác. 77
2. Đối với công tác giám định. 80
3. Đối với công tác bồi thường. 82
KẾT LUẬN 84
chuyên viên giám định xác định được số tiền thiệt hại do tổn thất gây ra và lập biên bản giám định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc thanh toán bồi thường, chi trả đòi hỏi thời hạn dài, khiến khách hàng phật ý, thậm chí công phẫn.
Truy đòi người thứ ba: Cuối cùng, bộ phận thanh toán bồi thường phải áp dụng các biện pháp để tiến hành truy đòi người thứ ba nếu họ có liên đới trách nhiệm trong trường hợp tổn thất xảy ra hay với các nhà bảo hiểm khác trên thị trường tái bảo hiểm. Thực hiện truy đòi cũng phải nhanh chóng, kịp thời để quản lý tốt các nghiệp vụ bảo hiểm mà kết quả của chúng có liên quan đến kết quả truy đòi. Khi thiệt hại xảy ra có liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba, Bảo Việt bồi thường cho chủ xe và yêu cầu chủ xe bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho công ty bảo hiểm kèm theo toàn bộ hồ sơ, chứng từ có liên quan và hợp tác chặt chẽ với Bảo Việt đòi lại người thứ ba trong phạm vi số tiền đã được Bảo Việt bồi thường.
Bảo Việt miễn trừ đòi bên thứ ba (bên gây thiệt hại) bồi thường trong trường hợp các xe liên quan đến tai nạn đều bảo hiểm vật chất xe toàn bộ , đủ giá trị tại Bảo Việt.
5. Hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hay bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng thỏa mãn những điều kiện trên và được ký kết giữa chủ xe và công ty bảo hiểm. Trong đó, giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm cung cấp theo yêu cầu bảo hiểm của chủ xe là bằng chứng văn bản và cũng là một bộ phận của hợp đồng bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa công ty và chủ xe.
Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới bao gồm:
Quy tắc bảo hiểm xe cơ giới: Là điều khoản quy định quyền lợi, trách nhiệm của chủ xe, Bảo Việt và được Bảo Việt cấp khi chủ xe cơ yêu cầu.
Giấy yêu cầu bảo hiểm (theo mẫu in sẵn): Để chủ xe yêu cầu bảo hiểm và thiết lập hợp đồng bảo hiểm. Là một bộ phận cấu thành và không thể tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Khi yêu cầu bảo hiểm, chủ xe phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong Giấy yêu cầu bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm: Được Bảo Việt cấp cho chủ xe, là bằng chứng ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Các điều khoản bảo hiểm bổ sung cho hợp đồng (chỉ áp dụng đối với bảo hiểm vật chất ô tô): Là một bộ phận của hợp đồng bảo hiểm được thỏa thuận bổ sung nếu chủ xe có yêu cầu.
Các thỏa thuận khác được lập thành văn bản giữa chủ xe và Bảo Việt.
Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ xe phải thanh toán đủ phí bảo hiểm trước khi công ty bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản. Trường hợp bên mua bảo hiểm chậm đóng phí bảo hiểm theo định kỳ mà không thông báo với công ty bảo hiểm, thỏa thuận ấn định lại thơi hạn đóng phí bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên chấm dứt hiệu lực cho đến khi chủ xe tiếp tục đóng phí bảo hiểm.
Khi chủ xe yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn, phải thông báo bằng văn bản cho công ty bảo hiểm trước 15 ngày kể từ ngày định chấm dứt hợp đồng. Nếu hợp đồng được hai bên thỏa thuận chấm dứt thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại cho chủ xe 80% phí bảo hiểm của thời gian còn lại, trừ trường hợp trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực đã xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nếu trong trường hợp công ty bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn thì công ty phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe trước 15 ngày và hoàn lại phí bảo hiểm cho chủ xe tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
6. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Xét trên phương diện thống kê, để biểu hiện và đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, không thể dùng một chỉ tiêu mà phải dùng một hệ thống các chỉ tiêu. Bởi vì, nội dung của phạm trù hiệu quả kinh doanh rất rộng và rất phức tạp.
Nếu kí hiệu một chỉ tiêu chí phí nào đó là C và một chỉ tiêu kết quả nào đó là K, thì chỉ tiêu hiệu quả H được tính từ hai chỉ tiêu trên sẽ là:
H=K/C hay H=C/K
Như vậy, về nguyên tắc cứ mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so sánh với một chỉ tiêu chi phí nào đó sẽ tạo thành một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tính theo chiều thuận K/C hay chiều ngược lại C/K.
6.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh đứng trên góc độ kinh tế.
Xét trên góc độ này, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hay lợi nhuận với tổng chi phí chi ra trong kỳ.
Hd = D/C hay Hd = C/D (1)
Hln = L/C hay Hln = C/L (2)
Trong đó:
Hd, Hln : Hiệu quả kinh doanh cảu doanh nghiệp bảo hiểm tính theo doanh thu và lợi nhuận.
D : Doanh thu trong kỳ.
L : Lợi nhuận thu được trong kỳ.
C : Tổng chi phí chi ra trong kỳ.
Chỉ tiêu (1) nói lên cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ, tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hay để có được một đồng doanh thu doanh nghiệp đã phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Còn chỉ tiêu (2) phản ánh cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm hay muốn có được một đồng lợi nhuận thì doanh nghiệp cần chi ra bao nhiêu đòng chi phí. Các chỉ tiêu Hd = D/C và Hln = L/C càng lớn càng tốt, vì với chi phí nhất định, doanh nghiệp sẽ có mức doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng. Và ngược lại, đối với các chỉ tiêu Hd = C/D và Hln = C/L thì càng nhỏ càng tốt.
6.2 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh đứng trên góc độ xã hội.
Trên góc độ xã hội, hiệu quả kinh doanh của daonh nghiệp bảo hiểm được thể hiện ở hai chỉ tiêu sau:
Hx = Ktg/Cbh (3)
Hx = Kbt/Cbh (4)
Trong đó:
Hx : Hiệu quả xã hội của công ty bảo hiểm.
Cbh : Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong kỳ.
Ktg : Số khách hàng tham gia bảo hiểm trong kỳ.
Kbt : Số khách hàng được bồi thường trong kỳ.
Chỉ tiêu (3) phản ánh cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ đã thu hút được bao nhiêu khách hàng tham gia bảo hiểm. Còn chỉ tiêu (4) nói lên cùng với đồng chi phí đó đã góp phần giải quyết và khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong kỳ nghiên cứu. Tất cả các chỉ tiêu trên đều phản ánh tổng hợp nhất mọi mặt kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.
6.3. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo khâu công việc.
Mỗi ngiệp vụ bảo hiểm khi triển khai thường phải trải qua một số khâu công việc cụ thể như: khâu khai thác, khâu giám định và bồi thường, khâu đề phòng và hạn chế tổn thất...Để nâng cao hiệu quả hoạt động cảu nghiệp vụ, đòi hỏi phải nâng cao hiệu qủa hoạt động cảu từng khâu công việc.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác.
Hiệu quả khai thác bảo hiểm =
Kết quả khai thác trong kỳ
Last edited by a moderator: