chuyenxelybiet
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời Mở Đầu
Xây dựng thương hiệu hiện đang là vấn đề được các nhà doanh nghiệp quan tâm. Cuộc chiến sắp tới giữa các doanh nghiệp là cuộc chiến giữa các thương hiệu uy tín. Sự phát triển của công nghệ thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng đã làm cho người tiêu dùng luôn luôn trong tình trạng bị tràn ứ thông tin, điều này khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc khác biệt hoá hình ảnh của mình.
Trong cơ chế thị trường của thời kỳ hội nhập, thương hiệu được coi là một tài sản quý giá của doanh nghiệp, và trong những năm qua các doanh nghiệp Việt Nam đã dần nhận thức được sự quan trọng của thương hiệu như một công cụ cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự thành công rực rỡ của các sản phẩm sản xuất da trong nước, các sản phẩm “made in Việt Nam” nay đã có thể tự hào cất lên tiếng nói của mình trên thương trường. Hàng Việt Nam đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng người tiêu dùng, nhưng điều đó không đảm bảo một vị thế cạnh tranh trong tương lai cho các sản phẩm Việt Nam. Đứng trước những cơ hội và thách thức ngày càng gia tăng của thời kỳ phát triển đát nước và chuẩn bị hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp phải xác định một chiến lược xây dựng, duy trì, bảo vệ và phát triển thương hiệu của mình.
Thị trường trong nước ngày nay đã xuất hiện một số thương hiệu thành công với độ nhận biết khá cao. Để đạt được mức độ nhận biết rộng rãi này các doanh nghiệp đã bắt đầu việc quảng bá thương hiệu của họ một cách có kế hoạch liên tục và nhất quán với một đầu tư nghiêm túc và xứng đáng. Biti's là một trong những doanh nghiệp như vậy, sản phẩm của Biti's nhiều năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, là sản phẩm đứng đầu trong tốp 5 của ngành hàng giày dép. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu của Biti's là rất đáng để các doanh nghiệp khác trong nước học tập. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại công ty, em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển thương hiệu của công ty Bitis ” cho Chuyên Đề Tốt Nghiệp. Qua tìm hiểu con đường hình thành và phát triển thương hiệu Bitis, em đã rút ra một số nhận xét, đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp khắc phục trong bài viết của mình.
Nội dung của đề tài gồm ba phần:
I- Tổng quan về thị trường giầy- dép Việt Nam và thực trạng kinh doanh của công ty Bitis
II- Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Bitis
III- Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của thương hiệu Bitis.
Sinh viên: NGUYễN TRUNG KIÊN
Chương I
Tổng quan về thị trường Giầy - dép Việt nam và thực trạng kinh doanh của công ty Bitis
1- Thị trường giầy – dép Việt Nam
1.1- Thị trường trong nước:
Ngành công nghiệp giầy - dép Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, là ngành gắn liền với nhu cầu không thể thiếu được của tiêu dùng xã hội, là bộ phận của nhu cầu may mặc thời trang, là ngành có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế, thu hút nhiều lao động cung cấp nhiều sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay, hàng năm mức tiêu thụ của thị trường trong nước ước đạt trên 82 triệu đôi giầy – dép các loại. Như vậy, ước tính mức tiêu thụ trung bình tại thị trường nội địa đạt 1 đôi/người/năm. Mức tiêu thụ này là chưa cao do thu nhập của nhân dân ta còn thấp. Tuy nhiên, so với những năm trước đây thì mức tiêu thụ đã tăng khá nhanh và sẽ còn tăng cao trong những năm tới (tốc độ tiêu thụ trung bình đạt từ 10 – 15%/năm).
Dân số nước ta hiện có số người trẻ tuổi chiếm tỷ trọng khá lớn, nên nhu cầu tiêu dùng các loại giầy dép thời trang là rất mạnh. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống, những loại giầy dép thời trang mang tính độc đáo sẽ được quan tâm, ưa thích. Đặc biệt là các loại giầy da và giầy thể thao, đây là những sản phẩm phục vụ cho những nhu cầu thể hiện cá tính của giới trẻ, cũng như là nhu cầu làm đẹp khi đi làm nơi công sở, nhu cầu vui chơi, giải trí thông qua các hoạt động như: đi học, picnic, thể dục - thể thao...
Các doanh ngiệp trong ngành cần chú trọng vào việc phát triển mẫu mã sản phẩm. Các mẫu giầy dép phải liên tục được thiết kế sản xuất và tung ra thị trường với kiểu dáng, màu sắc phù hợp với thị hiếu luôn thay đổi của người tiêu dùng do chu kỳ thời trang ngắn hơn, đồng thời phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Đặc biệt là với giới trẻ, cần tạo ra những kiểu dáng mới lạ, đẹp, bắt mắt và quan trọng hơn là thời trang phải thể hiện được phong cách cá nhân của người sử dụng.
Đồng thời, các doanh nghiệp cần quan tâm tới vấn đề nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Với đại đa số người dân Việt Nam thì tâm lý chung khi tiêu dùng là thích mua hàng rẻ, đặc biệt là nếu hàng chất lượng tốt mà giá cả lại hợp lý thì họ sẽ sẵn sàng lựa chọn và sẵn sàng trả tiền cho sự lựa chọn đó. Do vậy, nâng cao chất lượng phải đi đôi với hạ giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, do quá chú trọng vào xuất khẩu nên phần lớn các doanh nghiệp giầy – dép vẫn chưa có được một chiến lược đầu tư dài hạn nhằm phát triển thị trường nội địa. Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp bị mất đi một nguồn thu lớn ngay tại chính “sân nhà”.
Đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết, đa số họ đều dành gần như toàn bộ sản phẩm làm ra để xuất khẩu. Thậm chí, có doanh nghiệp thừa nhận rằng, khái niệm “thị trường trong nước” không hề được nhắc tới trong chiến lược phát triển cả ngắn hạn lẫn dài hạn, mặc dù các doanh nghiệp đều nhận thấy khả năng phát triển và tăng thêm doanh thu ngay tại thị trường trong nước là rất khả quan.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng, nguyên nhân khiến cho sản phẩm giầy – dép Việt Nam kém sức cạnh tranh với hàng hoá của các nước và khu vực khác như Hồng Kông, Trung Quốc ngay tại “sân nhà” là khả năng sáng tạo mẫu mã còn kém. Trong khi nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ với việc phát triển thị trường nội địa thì một số doanh nghiệp khác như Vina Giầy, T&T, Bitis, Bitas ... được coi là những doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư lớn cho mảng thị trường nội địa, song sản phẩm của các doanh nghiệp này thực ra cũng chỉ dừng lại ở mức vừa phải chứ chưa nổi hẳn lên so với những sản phẩm mang tính sáng tạo, độc đáo của Trung Quốc hay Hồng Kông ...
Theo ý kiến của nhiều thay mặt doanh nghiệp, giầy – dép nội hiện vẫn khó cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa, bởi giá cả không phù hợp, mẫu mã chưa phong phú và không thay đổi linh hoạt theo thị hiếu của người tiêu dùng. Trong khi đó, sản phẩm của Trung Quốc, dù chất lượng thấp hơn, nhưng giá cả lại rất rẻ (giá một đôi giầy thể thao do Trung Quốc sản xuất với kiểu dáng của Italia hay Hàn Quốc chỉ bằng 50% giá một đôi giầy có kiểu dáng tương tự do trong nước sản xuất), hơn nữa lại đẹp và thời trang, đã đánh trúng tâm lý tiêu dùng của đại bộ phận người dân. Một chuyên gia đã nhận xét: “Hiện nay, một số doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thay vì phải vạch ra hướng phát triển mới cho thị trường trong nước với những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đã lựa chọn những sản phẩm xuất khẩu thừa hay lỗi mốt để đem tiêu thụ nội địa. Chính cách xử lí theo kiểu “lỗi người mốt ta” đã không khuyến khích được sự quan tâm của khách hàng mà còn khiến cho hình ảnh của giầy – dép nội địa trở nên kém hấp dẫn hơn”.
Doanh nghiệp đã vậy, bản thân các cơ quan quản lý cũng chưa mấy quan tâm tới vấn đề phát triển thị trường nội địa. Một chuyên gia thuộc Hiệp hội Da giầy Việt Nam cho biết, từ trước tới nay chưa có một chương trình nghiên cứu, khảo sát về thị trường nội địa. Phần lớn kinh phí xúc tiến thương mại trong ngành hiện chỉ dành cho xúc tiến xuất khẩu. Vị chuyên gia này cho rằng, nếu doanh nghiệp có chiến lược đầu tư phát triển bài bản, tìm hiểu thị hiếu khách hàng ở nhiều lứa tuổi, phát triển các đại lý bán hàng ... để thiết kế ra những sản phẩm phù hợp và giá cả cạnh tranh, chắc chắn sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ “sống khoẻ” ngay tại thị trường nội địa.
Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu giầy – dép lớn thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Inđônêsia, Hồng Kông. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của mặt hàng giầy dép Việt Nam là các nước EU như: Đức, Hà Lan, Anh, Pháp, Bỉ, ý… chiếm tới gần 78% tổng kim ngạch xuất khẩu do được hưởng ưu đãi thuế quan. Với việc ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng đang mở ra một triển vọng mới cho ngành giầy – dép Việt Nam. Bên cạnh đó, Nga, Đông Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan ... cũng là những thị trường quan trọng, có thể mở rộng xuất khẩu vì những thị trường này đòi hỏi không khắt khe về kiểu dáng và chất lượng.
Lợi thế của ngành giầy – dép Việt Nam là có khả năng khai thác nguồn lao động rẻ và dồi dào, người lao động lại khéo tay, cần cù chịu khó, tiếp thu nhanh kĩ thuật mới. Nhiều chủng loại giầy dép: từ dép, giầy vải, giầy thể thao cho tới các loại giầy da thời trang được sản xuất để đáp ứng nhu cầu của tất cả các tầng lớp người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, những lợi thế trên hiện nay cũng không phải là những ưu thế riêng đối với các doanh nghiệp giầy – dép Việt Nam, nó cũng không làm cho hàng hoá của Việt Nam có thể cạnh tranh mạnh mẽ hơn với hàng hoá của các nước khác được. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam như Trung Quốc, Inđônêsia đều đã gia nhập WTO nên hàng hoá xuất khẩu của các nước này khi xuất sang các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như EU hay Mĩ không phải chịu những hạn ngạch, lại được hưởng những ưu đãi về thuế quan. Điều này khiến cho mặt hàng giầy – dép Việt Nam rất khó cạnh tranh với giầy – dép của các nước trên, đặc biệt là Trung Quốc, do giá hàng hoá của ta cao hơn, mẫu mã kiểu dáng lại không đa dạng, phong phú bằng. Hiện nay, những mặt hàng giầy dép cấp thấp của Việt Nam đang mất dần chỗ đứng trên các thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá đều qua các trung gian mới đến tay của người tiêu dùng nước ngoài. Các trung gian này thường là các hãng giầy dép nổi tiếng trên thế giới, họ đặt hàng các doanh nghiệp trong nước gia công sản phẩm theo đúng chất lượng, mẫu mã, kích cỡ mà họ yêu cầu. Sau đó, những sản phẩm trên sẽ được dán mác, nhãn hiệu của các hãng đó. Vì vậy mà tuy là giầy dép của Việt Nam nhưng người tiêu dùng nước ngoài gần như không biết gì về điều đó. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam vì giá chênh lệch giữa sản phẩm gia công và sản phẩm đến tay người tiêu dùng là rất lớn.
Hiện tại có trên 380 doanh nghiệp và hàng nghìn cơ sở sản xuất vừa và nhỏ hoạt động trong ngành giầy - dép Việt Nam, với lực lượng công nhân gần 500.000 người. Trong đó, trên 134 doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài và 14 doanh nghiệp liên doanh. Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội và Hải Phòng.
Hiện nay, năng lực của toàn ngành đạt khoảng 480 triệu đôi giầy dép các loại. Năm 2003, tổng sản lượng sản phẩm sản xuất đạt hơn 436 triệu đôi giầy
Mục Lục
*
* *
Lời mở đầu 1
Chương I - Tổng quan về thị truờng giầy – dép Việt Nam
và thực trạng kinh doanh của công ty Bitis 3
1- Thị trường giầy – dép Việt Nam 3
1.1- Thị trường trong nước 3
1.2- Thị trường Miền Bắc 9
2- Quy mô, đặc điểm nhu cầu và các phân đoạn của thị trường 11
2.1- Thiếu niên, nhi đồng 11
2.2- Thanh niên 12
2.3- Trung niên, công chức văn phòng 15
2.4- Người cao tuổi 17
2.5- Đối tượng chơi thể thao 18
3- Các yếu tố chi phối thị trường 19
3.1- Môi trường nhân khẩu 19
3.2- Kinh tế 20
3.3- Văn hóa- xã hội 21
3.4- Xu hướng hội nhập 22
3.5- Điều kiện tự nhiên, vụ mùa 23
4- Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và thực trạng kinh doanh của công ty Bitis 24
4.1- Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường 24
4.2- Thực trạng kinh doanh của công ty Bitis 27
4.2.1- Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bitis 27
4.2.2- Một số nhận xét 30
5- đoán trong tương lai gần 31
Chương II - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Bitis 34
1- Lịch sử phát triển các dòng sản phẩm và thương hiệu Bitis 34
1- Giới thiệu về logo Bitis 49
2- Thực trạng quảng bá thương hiệu Bitis tới công chúng, khách hàng mục tiêu 50
3- Chiến lược phát triển thương hiệu của Bitis 56
Chương III - Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của thương hiệu Bitis 61
1- Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của thương hiệu Bitis 61
1.1- Quảng bá thương hiệu thông qua các công tác về sản phẩm 61
1.1.1- Đáp ứng được những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt 61
1.1.2- Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm 61
1.1.3- Phối màu cho sản phẩm phù hợp với mùa, lứa tuổi, giá trị văn hoá và thị hiếu người tiêu dùng 63
1.1.4- Giảm giá thành sản phẩm 63
1.2- Đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu giày dép Biti's 64
1.2.1- Quảng cáo trên truyền hình 66
1.2.2- Quảng bá thông qua các phương tiện khác 67
1.3 - Các giải pháp khác 69
1.3.1- Đào tạo nguồn nhân lực 69
1.3.2- Nghiên cứu thị trưòng 69
1.3.3- Khuyến mãi 70
1.3.4- Phân phối 70
1.3.5- Phát triển các thị trường xuất khẩu 70
1.3.6- Bảo vệ thương hiệu 71
2 - Kiến nghị với nhà nước 71
2.1- Cần xử lý triệt để nạn làm hàng giả, hàng nhái 71
2.2- Nhà nước cần cụ thể hoá chính sách cho xây dựng và phát triển thương hiệu 71
2.3- Điều chỉnh chính sách hạn chế mức chi cho quảng cáo, tiếp thị 71
2.4- Xây dựng cơ quan tư vấn, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp về xây dựng và quảng bá thương hiệu 72
2.5- Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về xuất khẩu thông qua các hiệp định song phương, đa phương với các nước trên thế giới 72
2.6- Nhà nước cần đề ra một chương trình quốc gia tổng thể về nâng cao khả năng cạnh tranh cho các thương hiệu Việt Nam 72
Kết luận 73
Tài liệu tham khảo 74
mà các doanh nghiệp trong nước đang tiến hành (các doanh nghiệp gỗ Hoàng Anh, gạch Đồng Tâm đã rất thành công với chiến lược quảng bá này). Xét về nguồn lực của công ty hoàn toàn có thể làm được như những doanh nghiệp trên vì vậy Bitis cũng cần xem xét về phương án này.
1.3 - Các giải pháp khác :
1.3.1- Đào tạo nguồn nhân lực:
Hiện nay trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên Biti's còn tồn tại những yếu kém về nghiệp vụ và trình độ tay nghề của công nhân, do đó để nâng cao nội lực, chủ động cạnh tranh công ty Biti's cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng năng lực và phẩm chất đội ngũ nhân lực của công ty. Cụ thể:
+ Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý, cán bộ tiềm năng để đáp ứng các mục tiêu đã đề ra về nguồn nhân lực, nhân tài và phát triển nguồn nhân lực, nhân tài cho công ty. Đào tạo kỹ năng huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên tại các đơn vị.
+ Đào tạo kỹ năng quản lý nhân sự, kỹ thuật sản xuất, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kỹ năng kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch, kỹ năng giao tiếp đối ngoại…
+ Cải tổ cơ cấu giữa lực nhân sự trực tiếp và nhân sự gián tiếp theo chủ trương ngày càng nâng cao tỷ lệ nhân sự trực tiếp kinh doanh.
+ Cần có các khoá đào tạo về nghiệp vụ bán hàng cho các nhân viên ở các cửa hàng, đại lý của công ty.
1.3.2- Nghiên cứu thị trưòng:
Phải tổ chức thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của từng khu vực thị trường nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng ở khu vực đó. Công ty phải cung cấp hàng nhanh, đúng, đủ số lượng và thời gian đặt hàng nhằm tạo điều kiện cho các đại lý có hàng kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội phục vụ khách hàng.
1.3.3- Khuyến mãi:
Công ty nên thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi cho khách hàng với những tặng phẩm có giá trị cao như : xe ôtô, xe máy, các sản phẩm điện tử, điện lạnh… đồng thời đa dạng hoá thêm nhiều vật phẩm, tặng phẩm. Nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua hàng của công ty.
1.3.4- Phân phối :
- Xây dựng mới và nâng cấp hệ thống cửa hàng, đại lý thành các cửa hàng, đại lý trưng bày và bán 100% sản phẩm Biti's.
- Sản phẩm Biti's phải được bán trong tất cả các siêu thị, trung tâm thương mại.
1.3.5- Phát triển các thị trường xuất:
Ngoài thị trường trong nước, doanh nghiệp cũng không được bỏ quên những thị trường xuất khẩu rất tiềm năng như Trung Quốc, các nước Đông Nam á. Đối với các thị trường này phải xây dựng các chương trình quảng cáo riêng.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Lời Mở Đầu
Xây dựng thương hiệu hiện đang là vấn đề được các nhà doanh nghiệp quan tâm. Cuộc chiến sắp tới giữa các doanh nghiệp là cuộc chiến giữa các thương hiệu uy tín. Sự phát triển của công nghệ thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng đã làm cho người tiêu dùng luôn luôn trong tình trạng bị tràn ứ thông tin, điều này khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc khác biệt hoá hình ảnh của mình.
Trong cơ chế thị trường của thời kỳ hội nhập, thương hiệu được coi là một tài sản quý giá của doanh nghiệp, và trong những năm qua các doanh nghiệp Việt Nam đã dần nhận thức được sự quan trọng của thương hiệu như một công cụ cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự thành công rực rỡ của các sản phẩm sản xuất da trong nước, các sản phẩm “made in Việt Nam” nay đã có thể tự hào cất lên tiếng nói của mình trên thương trường. Hàng Việt Nam đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng người tiêu dùng, nhưng điều đó không đảm bảo một vị thế cạnh tranh trong tương lai cho các sản phẩm Việt Nam. Đứng trước những cơ hội và thách thức ngày càng gia tăng của thời kỳ phát triển đát nước và chuẩn bị hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp phải xác định một chiến lược xây dựng, duy trì, bảo vệ và phát triển thương hiệu của mình.
Thị trường trong nước ngày nay đã xuất hiện một số thương hiệu thành công với độ nhận biết khá cao. Để đạt được mức độ nhận biết rộng rãi này các doanh nghiệp đã bắt đầu việc quảng bá thương hiệu của họ một cách có kế hoạch liên tục và nhất quán với một đầu tư nghiêm túc và xứng đáng. Biti's là một trong những doanh nghiệp như vậy, sản phẩm của Biti's nhiều năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, là sản phẩm đứng đầu trong tốp 5 của ngành hàng giày dép. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu của Biti's là rất đáng để các doanh nghiệp khác trong nước học tập. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại công ty, em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển thương hiệu của công ty Bitis ” cho Chuyên Đề Tốt Nghiệp. Qua tìm hiểu con đường hình thành và phát triển thương hiệu Bitis, em đã rút ra một số nhận xét, đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp khắc phục trong bài viết của mình.
Nội dung của đề tài gồm ba phần:
I- Tổng quan về thị trường giầy- dép Việt Nam và thực trạng kinh doanh của công ty Bitis
II- Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Bitis
III- Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của thương hiệu Bitis.
Sinh viên: NGUYễN TRUNG KIÊN
Chương I
Tổng quan về thị trường Giầy - dép Việt nam và thực trạng kinh doanh của công ty Bitis
1- Thị trường giầy – dép Việt Nam
1.1- Thị trường trong nước:
Ngành công nghiệp giầy - dép Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, là ngành gắn liền với nhu cầu không thể thiếu được của tiêu dùng xã hội, là bộ phận của nhu cầu may mặc thời trang, là ngành có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế, thu hút nhiều lao động cung cấp nhiều sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay, hàng năm mức tiêu thụ của thị trường trong nước ước đạt trên 82 triệu đôi giầy – dép các loại. Như vậy, ước tính mức tiêu thụ trung bình tại thị trường nội địa đạt 1 đôi/người/năm. Mức tiêu thụ này là chưa cao do thu nhập của nhân dân ta còn thấp. Tuy nhiên, so với những năm trước đây thì mức tiêu thụ đã tăng khá nhanh và sẽ còn tăng cao trong những năm tới (tốc độ tiêu thụ trung bình đạt từ 10 – 15%/năm).
Dân số nước ta hiện có số người trẻ tuổi chiếm tỷ trọng khá lớn, nên nhu cầu tiêu dùng các loại giầy dép thời trang là rất mạnh. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống, những loại giầy dép thời trang mang tính độc đáo sẽ được quan tâm, ưa thích. Đặc biệt là các loại giầy da và giầy thể thao, đây là những sản phẩm phục vụ cho những nhu cầu thể hiện cá tính của giới trẻ, cũng như là nhu cầu làm đẹp khi đi làm nơi công sở, nhu cầu vui chơi, giải trí thông qua các hoạt động như: đi học, picnic, thể dục - thể thao...
Các doanh ngiệp trong ngành cần chú trọng vào việc phát triển mẫu mã sản phẩm. Các mẫu giầy dép phải liên tục được thiết kế sản xuất và tung ra thị trường với kiểu dáng, màu sắc phù hợp với thị hiếu luôn thay đổi của người tiêu dùng do chu kỳ thời trang ngắn hơn, đồng thời phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Đặc biệt là với giới trẻ, cần tạo ra những kiểu dáng mới lạ, đẹp, bắt mắt và quan trọng hơn là thời trang phải thể hiện được phong cách cá nhân của người sử dụng.
Đồng thời, các doanh nghiệp cần quan tâm tới vấn đề nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Với đại đa số người dân Việt Nam thì tâm lý chung khi tiêu dùng là thích mua hàng rẻ, đặc biệt là nếu hàng chất lượng tốt mà giá cả lại hợp lý thì họ sẽ sẵn sàng lựa chọn và sẵn sàng trả tiền cho sự lựa chọn đó. Do vậy, nâng cao chất lượng phải đi đôi với hạ giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, do quá chú trọng vào xuất khẩu nên phần lớn các doanh nghiệp giầy – dép vẫn chưa có được một chiến lược đầu tư dài hạn nhằm phát triển thị trường nội địa. Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp bị mất đi một nguồn thu lớn ngay tại chính “sân nhà”.
Đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết, đa số họ đều dành gần như toàn bộ sản phẩm làm ra để xuất khẩu. Thậm chí, có doanh nghiệp thừa nhận rằng, khái niệm “thị trường trong nước” không hề được nhắc tới trong chiến lược phát triển cả ngắn hạn lẫn dài hạn, mặc dù các doanh nghiệp đều nhận thấy khả năng phát triển và tăng thêm doanh thu ngay tại thị trường trong nước là rất khả quan.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng, nguyên nhân khiến cho sản phẩm giầy – dép Việt Nam kém sức cạnh tranh với hàng hoá của các nước và khu vực khác như Hồng Kông, Trung Quốc ngay tại “sân nhà” là khả năng sáng tạo mẫu mã còn kém. Trong khi nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ với việc phát triển thị trường nội địa thì một số doanh nghiệp khác như Vina Giầy, T&T, Bitis, Bitas ... được coi là những doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư lớn cho mảng thị trường nội địa, song sản phẩm của các doanh nghiệp này thực ra cũng chỉ dừng lại ở mức vừa phải chứ chưa nổi hẳn lên so với những sản phẩm mang tính sáng tạo, độc đáo của Trung Quốc hay Hồng Kông ...
Theo ý kiến của nhiều thay mặt doanh nghiệp, giầy – dép nội hiện vẫn khó cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa, bởi giá cả không phù hợp, mẫu mã chưa phong phú và không thay đổi linh hoạt theo thị hiếu của người tiêu dùng. Trong khi đó, sản phẩm của Trung Quốc, dù chất lượng thấp hơn, nhưng giá cả lại rất rẻ (giá một đôi giầy thể thao do Trung Quốc sản xuất với kiểu dáng của Italia hay Hàn Quốc chỉ bằng 50% giá một đôi giầy có kiểu dáng tương tự do trong nước sản xuất), hơn nữa lại đẹp và thời trang, đã đánh trúng tâm lý tiêu dùng của đại bộ phận người dân. Một chuyên gia đã nhận xét: “Hiện nay, một số doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thay vì phải vạch ra hướng phát triển mới cho thị trường trong nước với những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đã lựa chọn những sản phẩm xuất khẩu thừa hay lỗi mốt để đem tiêu thụ nội địa. Chính cách xử lí theo kiểu “lỗi người mốt ta” đã không khuyến khích được sự quan tâm của khách hàng mà còn khiến cho hình ảnh của giầy – dép nội địa trở nên kém hấp dẫn hơn”.
Doanh nghiệp đã vậy, bản thân các cơ quan quản lý cũng chưa mấy quan tâm tới vấn đề phát triển thị trường nội địa. Một chuyên gia thuộc Hiệp hội Da giầy Việt Nam cho biết, từ trước tới nay chưa có một chương trình nghiên cứu, khảo sát về thị trường nội địa. Phần lớn kinh phí xúc tiến thương mại trong ngành hiện chỉ dành cho xúc tiến xuất khẩu. Vị chuyên gia này cho rằng, nếu doanh nghiệp có chiến lược đầu tư phát triển bài bản, tìm hiểu thị hiếu khách hàng ở nhiều lứa tuổi, phát triển các đại lý bán hàng ... để thiết kế ra những sản phẩm phù hợp và giá cả cạnh tranh, chắc chắn sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ “sống khoẻ” ngay tại thị trường nội địa.
Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu giầy – dép lớn thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Inđônêsia, Hồng Kông. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của mặt hàng giầy dép Việt Nam là các nước EU như: Đức, Hà Lan, Anh, Pháp, Bỉ, ý… chiếm tới gần 78% tổng kim ngạch xuất khẩu do được hưởng ưu đãi thuế quan. Với việc ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng đang mở ra một triển vọng mới cho ngành giầy – dép Việt Nam. Bên cạnh đó, Nga, Đông Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan ... cũng là những thị trường quan trọng, có thể mở rộng xuất khẩu vì những thị trường này đòi hỏi không khắt khe về kiểu dáng và chất lượng.
Lợi thế của ngành giầy – dép Việt Nam là có khả năng khai thác nguồn lao động rẻ và dồi dào, người lao động lại khéo tay, cần cù chịu khó, tiếp thu nhanh kĩ thuật mới. Nhiều chủng loại giầy dép: từ dép, giầy vải, giầy thể thao cho tới các loại giầy da thời trang được sản xuất để đáp ứng nhu cầu của tất cả các tầng lớp người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, những lợi thế trên hiện nay cũng không phải là những ưu thế riêng đối với các doanh nghiệp giầy – dép Việt Nam, nó cũng không làm cho hàng hoá của Việt Nam có thể cạnh tranh mạnh mẽ hơn với hàng hoá của các nước khác được. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam như Trung Quốc, Inđônêsia đều đã gia nhập WTO nên hàng hoá xuất khẩu của các nước này khi xuất sang các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như EU hay Mĩ không phải chịu những hạn ngạch, lại được hưởng những ưu đãi về thuế quan. Điều này khiến cho mặt hàng giầy – dép Việt Nam rất khó cạnh tranh với giầy – dép của các nước trên, đặc biệt là Trung Quốc, do giá hàng hoá của ta cao hơn, mẫu mã kiểu dáng lại không đa dạng, phong phú bằng. Hiện nay, những mặt hàng giầy dép cấp thấp của Việt Nam đang mất dần chỗ đứng trên các thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá đều qua các trung gian mới đến tay của người tiêu dùng nước ngoài. Các trung gian này thường là các hãng giầy dép nổi tiếng trên thế giới, họ đặt hàng các doanh nghiệp trong nước gia công sản phẩm theo đúng chất lượng, mẫu mã, kích cỡ mà họ yêu cầu. Sau đó, những sản phẩm trên sẽ được dán mác, nhãn hiệu của các hãng đó. Vì vậy mà tuy là giầy dép của Việt Nam nhưng người tiêu dùng nước ngoài gần như không biết gì về điều đó. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam vì giá chênh lệch giữa sản phẩm gia công và sản phẩm đến tay người tiêu dùng là rất lớn.
Hiện tại có trên 380 doanh nghiệp và hàng nghìn cơ sở sản xuất vừa và nhỏ hoạt động trong ngành giầy - dép Việt Nam, với lực lượng công nhân gần 500.000 người. Trong đó, trên 134 doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài và 14 doanh nghiệp liên doanh. Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội và Hải Phòng.
Hiện nay, năng lực của toàn ngành đạt khoảng 480 triệu đôi giầy dép các loại. Năm 2003, tổng sản lượng sản phẩm sản xuất đạt hơn 436 triệu đôi giầy
Mục Lục
*
* *
Lời mở đầu 1
Chương I - Tổng quan về thị truờng giầy – dép Việt Nam
và thực trạng kinh doanh của công ty Bitis 3
1- Thị trường giầy – dép Việt Nam 3
1.1- Thị trường trong nước 3
1.2- Thị trường Miền Bắc 9
2- Quy mô, đặc điểm nhu cầu và các phân đoạn của thị trường 11
2.1- Thiếu niên, nhi đồng 11
2.2- Thanh niên 12
2.3- Trung niên, công chức văn phòng 15
2.4- Người cao tuổi 17
2.5- Đối tượng chơi thể thao 18
3- Các yếu tố chi phối thị trường 19
3.1- Môi trường nhân khẩu 19
3.2- Kinh tế 20
3.3- Văn hóa- xã hội 21
3.4- Xu hướng hội nhập 22
3.5- Điều kiện tự nhiên, vụ mùa 23
4- Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và thực trạng kinh doanh của công ty Bitis 24
4.1- Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường 24
4.2- Thực trạng kinh doanh của công ty Bitis 27
4.2.1- Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bitis 27
4.2.2- Một số nhận xét 30
5- đoán trong tương lai gần 31
Chương II - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Bitis 34
1- Lịch sử phát triển các dòng sản phẩm và thương hiệu Bitis 34
1- Giới thiệu về logo Bitis 49
2- Thực trạng quảng bá thương hiệu Bitis tới công chúng, khách hàng mục tiêu 50
3- Chiến lược phát triển thương hiệu của Bitis 56
Chương III - Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của thương hiệu Bitis 61
1- Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của thương hiệu Bitis 61
1.1- Quảng bá thương hiệu thông qua các công tác về sản phẩm 61
1.1.1- Đáp ứng được những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt 61
1.1.2- Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm 61
1.1.3- Phối màu cho sản phẩm phù hợp với mùa, lứa tuổi, giá trị văn hoá và thị hiếu người tiêu dùng 63
1.1.4- Giảm giá thành sản phẩm 63
1.2- Đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu giày dép Biti's 64
1.2.1- Quảng cáo trên truyền hình 66
1.2.2- Quảng bá thông qua các phương tiện khác 67
1.3 - Các giải pháp khác 69
1.3.1- Đào tạo nguồn nhân lực 69
1.3.2- Nghiên cứu thị trưòng 69
1.3.3- Khuyến mãi 70
1.3.4- Phân phối 70
1.3.5- Phát triển các thị trường xuất khẩu 70
1.3.6- Bảo vệ thương hiệu 71
2 - Kiến nghị với nhà nước 71
2.1- Cần xử lý triệt để nạn làm hàng giả, hàng nhái 71
2.2- Nhà nước cần cụ thể hoá chính sách cho xây dựng và phát triển thương hiệu 71
2.3- Điều chỉnh chính sách hạn chế mức chi cho quảng cáo, tiếp thị 71
2.4- Xây dựng cơ quan tư vấn, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp về xây dựng và quảng bá thương hiệu 72
2.5- Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về xuất khẩu thông qua các hiệp định song phương, đa phương với các nước trên thế giới 72
2.6- Nhà nước cần đề ra một chương trình quốc gia tổng thể về nâng cao khả năng cạnh tranh cho các thương hiệu Việt Nam 72
Kết luận 73
Tài liệu tham khảo 74
mà các doanh nghiệp trong nước đang tiến hành (các doanh nghiệp gỗ Hoàng Anh, gạch Đồng Tâm đã rất thành công với chiến lược quảng bá này). Xét về nguồn lực của công ty hoàn toàn có thể làm được như những doanh nghiệp trên vì vậy Bitis cũng cần xem xét về phương án này.
1.3 - Các giải pháp khác :
1.3.1- Đào tạo nguồn nhân lực:
Hiện nay trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên Biti's còn tồn tại những yếu kém về nghiệp vụ và trình độ tay nghề của công nhân, do đó để nâng cao nội lực, chủ động cạnh tranh công ty Biti's cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng năng lực và phẩm chất đội ngũ nhân lực của công ty. Cụ thể:
+ Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý, cán bộ tiềm năng để đáp ứng các mục tiêu đã đề ra về nguồn nhân lực, nhân tài và phát triển nguồn nhân lực, nhân tài cho công ty. Đào tạo kỹ năng huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên tại các đơn vị.
+ Đào tạo kỹ năng quản lý nhân sự, kỹ thuật sản xuất, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kỹ năng kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch, kỹ năng giao tiếp đối ngoại…
+ Cải tổ cơ cấu giữa lực nhân sự trực tiếp và nhân sự gián tiếp theo chủ trương ngày càng nâng cao tỷ lệ nhân sự trực tiếp kinh doanh.
+ Cần có các khoá đào tạo về nghiệp vụ bán hàng cho các nhân viên ở các cửa hàng, đại lý của công ty.
1.3.2- Nghiên cứu thị trưòng:
Phải tổ chức thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của từng khu vực thị trường nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng ở khu vực đó. Công ty phải cung cấp hàng nhanh, đúng, đủ số lượng và thời gian đặt hàng nhằm tạo điều kiện cho các đại lý có hàng kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội phục vụ khách hàng.
1.3.3- Khuyến mãi:
Công ty nên thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi cho khách hàng với những tặng phẩm có giá trị cao như : xe ôtô, xe máy, các sản phẩm điện tử, điện lạnh… đồng thời đa dạng hoá thêm nhiều vật phẩm, tặng phẩm. Nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua hàng của công ty.
1.3.4- Phân phối :
- Xây dựng mới và nâng cấp hệ thống cửa hàng, đại lý thành các cửa hàng, đại lý trưng bày và bán 100% sản phẩm Biti's.
- Sản phẩm Biti's phải được bán trong tất cả các siêu thị, trung tâm thương mại.
1.3.5- Phát triển các thị trường xuất:
Ngoài thị trường trong nước, doanh nghiệp cũng không được bỏ quên những thị trường xuất khẩu rất tiềm năng như Trung Quốc, các nước Đông Nam á. Đối với các thị trường này phải xây dựng các chương trình quảng cáo riêng.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: bitis xuất khẩu đi đức chưa, quảng bá thương hiệu của Biti's, thực trạng bitis hiện nay, thực trạng phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, thực trạng phân đoạn thị trường của bitis, một số chính sách khuyến khích tài chính của công ty bitis, sự khác biệt của một số công ty bitis, mã chứng khoán của bitis, bitis đã phát triển năm qua, phát triển khuyến mại của công ty bitis, phát triển thương hiệu của công ty bitis, bitis tại thị trường trung quốc, giải pháp của các hãng thời trang phát triển ở việt nam, đánh giá và đề xuất phát triển bitis, bitiss tìm hiểu lịch sử phát triển, giải pháp Nghiên cứu thị trường thương hiệu giày dép Bitis., quảng bá thương hiệu BITIS, doanh nghiep bitis, đối thủ của công ty Bitis, yếu tố KINH TẾ của thương hiệu bitis, nguồn nhân lực đội ngũ của bitis
Last edited by a moderator: