Download Chuyên đề Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện việc quản lý cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng
Bên cạnh đó khoản trả trước cho người bán chỉ chiếm 6,02% giá trị khoản phải thu nên tuy khoản mục này giảm gần một nửa trong năm 2008 nhưng không có ảnh hưởng đáng kể đến biến động khoản phải thu. Ngoài ra khoản phải thu không có khả năng thu hồi do công ty báo cáo tăng 1.452,76%, công ty đã lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi này nhưng con số này cũng tác động rất ít đến sự thay đổi của khoản phải thu vì dự phòng phải thu khó đòi chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Tuy nhiên khoản dự phòng tăng vọt cho thấy công ty kiểm soát chưa tốt những thông tin về khách hàng như khả năng quản lí nợ và khả năng thanh toán của khách hàng nên không có biện pháp can thiệp kịp thời, thắt chặt tín dụng đối với khách hàng thanh toán chậm do đó khoản nợ khó đòi tăng vọt lên. Tổng hợp những khoản mục con trên đặc biệt là sự gia tăng nhảy vọt phải thu khách hàng làm khoản phải thu của công ty tăng mạnh.
Sang năm 2009 khoản phải thu cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm hơn năm 2008. Trong đó, phải thu khách hàng vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn (87,26%) và có ảnh hưởng cao đối với khoản phải thu. Tuy nhiên trong năm này phải thu khách hàng không có biến động đáng kể và chỉ giảm nhẹ do một số khách hàng năm 2008 đã thanh toán cho công ty. Cho nên sự biến động của khoản phải thu chủ yếu là do: sự gia tăng của khoản phải thu khác và hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi.
Trong năm qua không phát sinh công nợ phải thu khó đòi. Có được những điều trên là do rút kinh nghiệm từ các năm trước, thay vì tập trung cung cấp hàng hóa cho một số khách hàng lớn thì trong năm qua đơn vị đã đa dạng hóa khách hàng tiêu thụ để phân tán rủi ro, và chú trọng hơn công tác tìm hiểu thông tin bạn hàng trước khi ký hợp đồng. Kiểm soát chặt chẽ hơn khi thực hiện những hợp đồng bán chịu và duy trì tốt mối quan hệ làm ăn với những khách hàng truyền thống có uy tín, trả nợ đúng hạn. Trong năm công ty vẫn nhận đơn đặt hàng nhưng do kiểm soát tốt hơn bán chịu nên dù có tăng đơn đặt hàng của những bạn hàng mới nhưng không tăng ồ ạt như năm 2008 do đó dư nợ bán chịu cũng giảm xuống. Bên cạnh đó Công ty thực hiện xóa hoàn toàn nợ phải thu khó đòi làm cho giá trị các khoản phải thu tăng lên một lượng đáng kể, kết hợp với đó là sự gia tăng khá lớn của các khoản phải thu khác mà cụ thể là sự gia tăng của Dư nợ TK phải trả phải nộp khác (ghi nợ TK 338 lãi vay vốn hỗ trợ khó khăn và lãi cổ phiếu đã trả ).
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Khoản phải thu khách hàng trong năm không tăng đột biến như năm 2008, tuy vẫn mở rộng thị trường giao dịch với các bạn hàng mới và vẫn tiếp tục duy trì đơn đặt hàng với các mối quan hệ cũ. Nhưng công ty đã có thay đổi trong chính sách tín dụng bán hàng, thay vì tập trung cung cấp hàng cho một số khách hàng lớn như đã thực hiện trong những năm trước thì trong năm qua, đơn vị đã đa dạng hóa khách hàng tiêu thụ để phân tán rủi ro, đơn vị cũng đã áp dụng định mức tiêu thụ của từng khách hàng, tỷ trọng doanh thu mỗi khách hàng trên tổng doanh thu đạt được không vượt quá 10%. Cụ thể, một số khách hàng tiêu thụ chính của đơn vị.
Tên KH
Doanh thu 2009
Tỷ trọng
Cty CP Dệt may 29-3
11.895.821.666
9,19
CTy TNHH Khánh Lên
9.344.918.903
7,22
Cửa hàng kinh doanh vải Thuận Phát
11.041.677.944
8,53
Cty CP Dệt may 10/10
7.672.592.949
5,93
Nhìn chung, khoản mục nợ phải thu của công ty vẫn không chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng TS . Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ phải thu của công ty là việc khách hàng trì hoãn công tác thanh toán nợ, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là nợ của các công ty may mặc, kinh doanh vải … với những đơn đặt hàng có giá trị lớn. Xảy ra tình trạng trì trệ trong thanh toán một phần còn do công tác nghiên cứu, đánh giá khách hàng của công ty. Trước mỗi đơn đặt hàng, công ty đều phải tìm hiểu tình hình tài chính của khách hàng đặc biệt là các khách hàng mới tạo dưng mối quan hệ. Tuy nhiên, công tác này tại công ty chưa được chú ý nhiều dẫn đến tình trạng công ty gặp phải một số khách hàng do khó khăn về tài chính mà trì trệ thanh toán. Tuy nhiên thời hạn nợ của các khoản nợ này thường không vượt quá năm tài chính nên chiếm phần lớn trong nợ phải thu là nợ ngắn hạn; nợ dài hạn, nợ khó đòi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nợ phải thu. Bên cạnh đó hoạt động tiêu thụ chính của công ty là bán buôn nên tỷ trọng khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn là điều tất yếu
Sự tăng lên của khoản phải thu thể hiện số vốn của công ty bị các tổ chức và cá nhân khác tạm thời sử dụng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty, đây là điều không tốt nhưng vì trong năm công ty muốn đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ, giảm thiểu tồn kho thành phẩm nên để đánh giá thật chính xác tình trạng tăng mạnh phải thu có hợp lý không thì phải quan tâm mức độ tăng của khoản phải thu so với mức độ tăng của doanh thu. Ta tiến hành phân tích mối tương quan giữa nợ phải thu với doanh thu của công ty qua 3 năm thông qua chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu (bảng 3)
Bảng 3: Phân tích chỉ tiêu số vòng quay phải thu khách hàng
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1. Doanh thu thuần + thuế GTGT
77.546.148.679
99.638.634.031
133.510.934.613
2. Phải thu khách hàng bình quân
10.564.051.594
15.290.615.164
19.436.611.529
3. Số vòng quay phải thu khách hàng (vòng) ((3)=(1)/(2))
7,34
6,52
6,87
4. Kỳ thu tiền bình quân (ngày)((4)=360 ngày/(3))
49,04
55,25
52,41
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng)
Qua bảng phân tích số vòng quay khoản phải thu khách hàng của công ty ta nhận thấy theo tình hình kinh doanh thực tế thì một chu kỳ sản xuất – kinh doanh của Công ty kéo dài bình quân là 6 tháng, trong khi đó kỳ thu tiền bình quân thực tế của công ty lại nhỏ (khoảng 56 ngày) chứng tỏ việc quản lý các khoản phải thu của Công ty được thực hiện tương đối tốt, đó là một dấu hiệu khả quan cho thấy những nỗ lực trong công tác quản lý của đơn vị. Trong thời gian tới, bên cạnh việc thúc đẩy tốt hơn nữa quá trình thu hồi nợ,giảm thiểu tình hình bị chiếm dụng vốn thì đơn vị cũng cần xem xét đến vấn đề tài chính của các đối tác để khỏi bị động trong quá trình hoạch định các chính sách cũng như kế hoạch kinh doanh của mình.
Kết luận chung là hầu hết nợ của công ty đều phát sinh từ các hoạt động mang lại nguồn thu chính của công ty. Nợ phát sinh từ những bạn hàng có uy tín, đã có quan hệ làm ăn lâu dài. Tình trạng nợ khó đòi hầu như không xảy ra. Công ty luôn thu hồi được nợ. Do đó việc tồn tại dư nợ phải thu đối với doanh nghiệp là điều tất yếu, bảo đảm tính cạnh tranh, thu hút bạn hàng cũng như đạt được mục tiêu doanh thu, hạn chế tối thiểu tồn kho thành phẩm. Với đặc điểm là doanh nghiệp bán buôn nên tỷ trọng phải thu trong cơ cấu tài sản như trên là hợp lý không quá lớn. Qua các năm tỷ trọng không vượt quá 20% trong cơ cấu tài sản. Do vậy, công ty cũng không nên gia tăng hơn nữa để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn trong khi tình hình kinh doanh của đơn vị vẫn còn thiếu vốn, phải sử dụng vốn vay với chi phí lãi vay cao.
Tỷ trọng Hàng tồn kho
Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu tài sản và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH.Tuy nhiên tỷ trọng hàng tồn kho trong ba năm biến động không đáng kể. Tăng nhẹ trong năm 2008 và giảm nhẹ trong năm 2009. Trong khi năm 2007 và năm 2008 giá trị này hàng tồn kho dường như không thay đổi thì năm 2009 giá trị HTK giảm đi so với năm 2008 hơn 600 triệu. Nguyên nhân chính là do lượng hàng gửi bán giảm đi đáng kể, giảm đi một lượng là 4.107.711.430 đồng, vì trong năm các khách hàng ở phía bắc và phía nam đã nhận được hàng và đơn vị hạch toán doanh thu, phản ánh giá vốn hàng gửi bán; cùng với đó lượng hàng hóa tồn kho cũng đã giảm bớt một lượng là 686.269.269 đồng do trong năm doanh nghiệp đã xuất bán cho các doanh nghiệp may mặc các loại vải (RO-HK-QH k1,36 ; Kaky 30 k1,73; Chéo CT30*CT30), thêm vào đó hàng tồn kho chậm luân chuyển đã được đơn vị lập dự phòng hơn 300 triệu đồng, đây là lượng vải kate mộc sản xuất trong tháng 01 và 02/2009, theo đơn vị cho biết trong năm 2010 sẽ xuất bán toàn bộ lượng hàng trên cho khách hàng tại TPHCM. Dù vậy giá trị HTK giảm đi không nhiều bởi vì trong năm nguyên vật liệu tồn kho tăng lên hơn 3 tỷ đồng và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng tăng, năm 2009 tình hình kinh tế đã dần đi vào ổn định sau tình trạng suy thoái năm 2008, ban lãnh đạo đoán giá cả đầu vào của các loại nguyện liệu vật liệu sẽ tăng lên ,đặc biệt nguyên liệu sợi…nên công ty cũng có kế hoạch tích trữ lượn...
Download Chuyên đề Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện việc quản lý cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng miễn phí
Bên cạnh đó khoản trả trước cho người bán chỉ chiếm 6,02% giá trị khoản phải thu nên tuy khoản mục này giảm gần một nửa trong năm 2008 nhưng không có ảnh hưởng đáng kể đến biến động khoản phải thu. Ngoài ra khoản phải thu không có khả năng thu hồi do công ty báo cáo tăng 1.452,76%, công ty đã lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi này nhưng con số này cũng tác động rất ít đến sự thay đổi của khoản phải thu vì dự phòng phải thu khó đòi chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Tuy nhiên khoản dự phòng tăng vọt cho thấy công ty kiểm soát chưa tốt những thông tin về khách hàng như khả năng quản lí nợ và khả năng thanh toán của khách hàng nên không có biện pháp can thiệp kịp thời, thắt chặt tín dụng đối với khách hàng thanh toán chậm do đó khoản nợ khó đòi tăng vọt lên. Tổng hợp những khoản mục con trên đặc biệt là sự gia tăng nhảy vọt phải thu khách hàng làm khoản phải thu của công ty tăng mạnh.
Sang năm 2009 khoản phải thu cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm hơn năm 2008. Trong đó, phải thu khách hàng vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn (87,26%) và có ảnh hưởng cao đối với khoản phải thu. Tuy nhiên trong năm này phải thu khách hàng không có biến động đáng kể và chỉ giảm nhẹ do một số khách hàng năm 2008 đã thanh toán cho công ty. Cho nên sự biến động của khoản phải thu chủ yếu là do: sự gia tăng của khoản phải thu khác và hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi.
Trong năm qua không phát sinh công nợ phải thu khó đòi. Có được những điều trên là do rút kinh nghiệm từ các năm trước, thay vì tập trung cung cấp hàng hóa cho một số khách hàng lớn thì trong năm qua đơn vị đã đa dạng hóa khách hàng tiêu thụ để phân tán rủi ro, và chú trọng hơn công tác tìm hiểu thông tin bạn hàng trước khi ký hợp đồng. Kiểm soát chặt chẽ hơn khi thực hiện những hợp đồng bán chịu và duy trì tốt mối quan hệ làm ăn với những khách hàng truyền thống có uy tín, trả nợ đúng hạn. Trong năm công ty vẫn nhận đơn đặt hàng nhưng do kiểm soát tốt hơn bán chịu nên dù có tăng đơn đặt hàng của những bạn hàng mới nhưng không tăng ồ ạt như năm 2008 do đó dư nợ bán chịu cũng giảm xuống. Bên cạnh đó Công ty thực hiện xóa hoàn toàn nợ phải thu khó đòi làm cho giá trị các khoản phải thu tăng lên một lượng đáng kể, kết hợp với đó là sự gia tăng khá lớn của các khoản phải thu khác mà cụ thể là sự gia tăng của Dư nợ TK phải trả phải nộp khác (ghi nợ TK 338 lãi vay vốn hỗ trợ khó khăn và lãi cổ phiếu đã trả ).
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Tóm tắt nội dung:
năm trước, thay vì tập trung cung cấp hàng hóa cho một số khách hàng lớn thì trong năm qua đơn vị đã đa dạng hóa khách hàng tiêu thụ để phân tán rủi ro, và chú trọng hơn công tác tìm hiểu thông tin bạn hàng trước khi ký hợp đồng. Kiểm soát chặt chẽ hơn khi thực hiện những hợp đồng bán chịu và duy trì tốt mối quan hệ làm ăn với những khách hàng truyền thống có uy tín, trả nợ đúng hạn. Trong năm công ty vẫn nhận đơn đặt hàng nhưng do kiểm soát tốt hơn bán chịu nên dù có tăng đơn đặt hàng của những bạn hàng mới nhưng không tăng ồ ạt như năm 2008 do đó dư nợ bán chịu cũng giảm xuống. Bên cạnh đó Công ty thực hiện xóa hoàn toàn nợ phải thu khó đòi làm cho giá trị các khoản phải thu tăng lên một lượng đáng kể, kết hợp với đó là sự gia tăng khá lớn của các khoản phải thu khác mà cụ thể là sự gia tăng của Dư nợ TK phải trả phải nộp khác (ghi nợ TK 338 lãi vay vốn hỗ trợ khó khăn và lãi cổ phiếu đã trả ).Khoản phải thu khách hàng trong năm không tăng đột biến như năm 2008, tuy vẫn mở rộng thị trường giao dịch với các bạn hàng mới và vẫn tiếp tục duy trì đơn đặt hàng với các mối quan hệ cũ. Nhưng công ty đã có thay đổi trong chính sách tín dụng bán hàng, thay vì tập trung cung cấp hàng cho một số khách hàng lớn như đã thực hiện trong những năm trước thì trong năm qua, đơn vị đã đa dạng hóa khách hàng tiêu thụ để phân tán rủi ro, đơn vị cũng đã áp dụng định mức tiêu thụ của từng khách hàng, tỷ trọng doanh thu mỗi khách hàng trên tổng doanh thu đạt được không vượt quá 10%. Cụ thể, một số khách hàng tiêu thụ chính của đơn vị.
Tên KH
Doanh thu 2009
Tỷ trọng
Cty CP Dệt may 29-3
11.895.821.666
9,19
CTy TNHH Khánh Lên
9.344.918.903
7,22
Cửa hàng kinh doanh vải Thuận Phát
11.041.677.944
8,53
Cty CP Dệt may 10/10
7.672.592.949
5,93
Nhìn chung, khoản mục nợ phải thu của công ty vẫn không chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng TS . Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ phải thu của công ty là việc khách hàng trì hoãn công tác thanh toán nợ, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là nợ của các công ty may mặc, kinh doanh vải … với những đơn đặt hàng có giá trị lớn. Xảy ra tình trạng trì trệ trong thanh toán một phần còn do công tác nghiên cứu, đánh giá khách hàng của công ty. Trước mỗi đơn đặt hàng, công ty đều phải tìm hiểu tình hình tài chính của khách hàng đặc biệt là các khách hàng mới tạo dưng mối quan hệ. Tuy nhiên, công tác này tại công ty chưa được chú ý nhiều dẫn đến tình trạng công ty gặp phải một số khách hàng do khó khăn về tài chính mà trì trệ thanh toán. Tuy nhiên thời hạn nợ của các khoản nợ này thường không vượt quá năm tài chính nên chiếm phần lớn trong nợ phải thu là nợ ngắn hạn; nợ dài hạn, nợ khó đòi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nợ phải thu. Bên cạnh đó hoạt động tiêu thụ chính của công ty là bán buôn nên tỷ trọng khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn là điều tất yếu
Sự tăng lên của khoản phải thu thể hiện số vốn của công ty bị các tổ chức và cá nhân khác tạm thời sử dụng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty, đây là điều không tốt nhưng vì trong năm công ty muốn đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ, giảm thiểu tồn kho thành phẩm nên để đánh giá thật chính xác tình trạng tăng mạnh phải thu có hợp lý không thì phải quan tâm mức độ tăng của khoản phải thu so với mức độ tăng của doanh thu. Ta tiến hành phân tích mối tương quan giữa nợ phải thu với doanh thu của công ty qua 3 năm thông qua chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu (bảng 3)
Bảng 3: Phân tích chỉ tiêu số vòng quay phải thu khách hàng
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1. Doanh thu thuần + thuế GTGT
77.546.148.679
99.638.634.031
133.510.934.613
2. Phải thu khách hàng bình quân
10.564.051.594
15.290.615.164
19.436.611.529
3. Số vòng quay phải thu khách hàng (vòng) ((3)=(1)/(2))
7,34
6,52
6,87
4. Kỳ thu tiền bình quân (ngày)((4)=360 ngày/(3))
49,04
55,25
52,41
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng)
Qua bảng phân tích số vòng quay khoản phải thu khách hàng của công ty ta nhận thấy theo tình hình kinh doanh thực tế thì một chu kỳ sản xuất – kinh doanh của Công ty kéo dài bình quân là 6 tháng, trong khi đó kỳ thu tiền bình quân thực tế của công ty lại nhỏ (khoảng 56 ngày) chứng tỏ việc quản lý các khoản phải thu của Công ty được thực hiện tương đối tốt, đó là một dấu hiệu khả quan cho thấy những nỗ lực trong công tác quản lý của đơn vị. Trong thời gian tới, bên cạnh việc thúc đẩy tốt hơn nữa quá trình thu hồi nợ,giảm thiểu tình hình bị chiếm dụng vốn thì đơn vị cũng cần xem xét đến vấn đề tài chính của các đối tác để khỏi bị động trong quá trình hoạch định các chính sách cũng như kế hoạch kinh doanh của mình.
Kết luận chung là hầu hết nợ của công ty đều phát sinh từ các hoạt động mang lại nguồn thu chính của công ty. Nợ phát sinh từ những bạn hàng có uy tín, đã có quan hệ làm ăn lâu dài. Tình trạng nợ khó đòi hầu như không xảy ra. Công ty luôn thu hồi được nợ. Do đó việc tồn tại dư nợ phải thu đối với doanh nghiệp là điều tất yếu, bảo đảm tính cạnh tranh, thu hút bạn hàng cũng như đạt được mục tiêu doanh thu, hạn chế tối thiểu tồn kho thành phẩm. Với đặc điểm là doanh nghiệp bán buôn nên tỷ trọng phải thu trong cơ cấu tài sản như trên là hợp lý không quá lớn. Qua các năm tỷ trọng không vượt quá 20% trong cơ cấu tài sản. Do vậy, công ty cũng không nên gia tăng hơn nữa để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn trong khi tình hình kinh doanh của đơn vị vẫn còn thiếu vốn, phải sử dụng vốn vay với chi phí lãi vay cao.
Tỷ trọng Hàng tồn kho
Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu tài sản và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH.Tuy nhiên tỷ trọng hàng tồn kho trong ba năm biến động không đáng kể. Tăng nhẹ trong năm 2008 và giảm nhẹ trong năm 2009. Trong khi năm 2007 và năm 2008 giá trị này hàng tồn kho dường như không thay đổi thì năm 2009 giá trị HTK giảm đi so với năm 2008 hơn 600 triệu. Nguyên nhân chính là do lượng hàng gửi bán giảm đi đáng kể, giảm đi một lượng là 4.107.711.430 đồng, vì trong năm các khách hàng ở phía bắc và phía nam đã nhận được hàng và đơn vị hạch toán doanh thu, phản ánh giá vốn hàng gửi bán; cùng với đó lượng hàng hóa tồn kho cũng đã giảm bớt một lượng là 686.269.269 đồng do trong năm doanh nghiệp đã xuất bán cho các doanh nghiệp may mặc các loại vải (RO-HK-QH k1,36 ; Kaky 30 k1,73; Chéo CT30*CT30), thêm vào đó hàng tồn kho chậm luân chuyển đã được đơn vị lập dự phòng hơn 300 triệu đồng, đây là lượng vải kate mộc sản xuất trong tháng 01 và 02/2009, theo đơn vị cho biết trong năm 2010 sẽ xuất bán toàn bộ lượng hàng trên cho khách hàng tại TPHCM. Dù vậy giá trị HTK giảm đi không nhiều bởi vì trong năm nguyên vật liệu tồn kho tăng lên hơn 3 tỷ đồng và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng tăng, năm 2009 tình hình kinh tế đã dần đi vào ổn định sau tình trạng suy thoái năm 2008, ban lãnh đạo đoán giá cả đầu vào của các loại nguyện liệu vật liệu sẽ tăng lên ,đặc biệt nguyên liệu sợi…nên công ty cũng có kế hoạch tích trữ lượn...