thutinh_online

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỘT: CƠ SỞ Lí LUẬN CHUNG 3
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3
1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 3
1.2. Vai trũ của FDI với phỏt triển kinh tế ở Việt Nam. 3
2. Việc làm và Tạo việc làm. 4
2.1. Một số khỏi niệm. 4
2.1.1. Khỏi niệm việc làm. 4
2.1.2. Khỏi niệm tạo việc làm. 5
2.1.3. Khỏi niệm thất nghiệp. 5
2.2. Vai trũ của Tạo việc làm. 5
2.3. Các yếu tố tác động đến Tạo việc làm cho người lao động. 6
3. Toàn cầu húa. 6
4. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề tạo việc làm cho người lao động. 7
4.1. DFI giải quyết việc làm trực tiếp cho người lao động. 7
4.2. FDI cũng giải quyết việc làm cho người lao động thông qua tác động gián tiếp. 8
4.3. FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động trong nước. 8
PHẦN HAI: THỰC TRẠNG VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC FDI TRONG TIẾN TRèNH TOÀN CẦU HểA. 9
1.Tỡnh hỡnh thu hỳt và sử dụng nguồn vốn FDI vào Việt Nam những năm qua. 9
1.1. Những thành tựu đạt được. 9
1.1.1. FDI đó bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phỏt triển mới cho nền kinh tế. 9
1.1.2. Việc thu hút FDI đó chỳ trọng nhiều hơn đến chất lượng, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 10
1.2. Một số hạn chế. 10
2. FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trỡnh toàn cầu húa. 11
2.1. Những kết quả đạt được. 11
2.1.1. Cầu lao động trong khu vực FDI liên tục tăng lên qua các năm. 11
2.1.2. Cơ cấu lao động trong khu vực FDI. 12
2.1.3. Chất lượng lao động được nâng cao. 13
2.1.4. Việc phõn bổ và sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả hơn. 14
2.2. Một số mặt hạn chế. 14
2.2.1. Nguy cơ giảm cầu lao động, nhất là lao động phổ thông, gia tăng thất nghiệp. 14
2.2.2. Chất lượng lao động Việt Nam cũn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI. 14
2.2.3. Các kênh thông tin trên thi trường lao động làm việc đạt hiệu quả chưa cao. 15
2.3.4. Cũn tồn tại tỡnh trang tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp FDI. 15
PHẦN BA: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC FDI TRONG TIẾN TRèNH TOÀN CẦU HểA 16
1.Tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam, tạo nguồn vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cầu lao động. 16
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI đối với vấn đề tạo việc làm cho người lao động. 16
3. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động. 16
3.1. Đổi mới nội dung, phương pháp quản lý của Nhà nước. 16
3.2. Phát triển các cơ sở dạy nghề. 16
4. Phát triển thị trường lao động, gắn cung với cầu lao động. 17
4.1.Hoàn thiện môi trường pháp lý để phát triển hệ thống giao dịch trên thị trường lao động. 17
4.2. Thúc đẩy các giao dịch trên thị trường lao động 17
5. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI. 18
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo báo cáo đầu tư thế giới năm 1999 của Tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) thì: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư bao gồm mối quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hay công ty mẹ nước ngoài) đối với một doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác của nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp liên doanh hay chi nhánh nước ngoài).
1.2. Vai trò của FDI với phát triển kinh tế ở Việt Nam.
- FDI tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- FDI góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung ở Việt Nam. Nhiều công nghệ mới và hiện đại được các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam. Đồng thời chúng ta cũng tích cực trong việc nghiên cứu và áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực.
- FDI góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm và nâng cao chất lượng lao động ở Việt Nam.
- FDI đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa do các doanh nghiệp FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
- FDI tạo điều kiện cho Vệt Nam chủ động hội nhập với các nền kinh tế khu vực và thế giới, giúp cho việc hội nhập kinh tế quốc tế thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
- Hoạt động FDI vào Việt nam đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
2. Việc làm và Tạo việc làm.
2.1. Một số khái niệm.
2.1.1. Khái niệm việc làm.
Có nhiều khái niệm về việc làm:
- Khái niệm 1: Việc làm là phạm trù chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó.
Việc tạo việc làm phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chi phí ban đầu (C) như nhà xưởng, máy móc thiết bị,… và chi phí lao động (V). Tỷ lệ quan hệ này phải phù hợp với trình độ công nghệ sản xuất.
Hiện nay quan hệ giữa C và V thường biến đổi dưới nhiều dạng khác nhau. Khi C và V phù hợp, ta có khái niệm:
+Việc làm đầy đủ: tức là sử dụng hết thời gian làm việc, mọi người có khả năng và có nhu cầu thì đều có việc làm.
+Việc làm hợp lý: C và V kết hợp dựa trên tiềm năng về vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động.
Sự không phù hợp giữa C và V dẫn đến thiếu việc làm và thất nghiệp.
+Thiếu việc làm (bán thất nghiệp, thất nghiệp trá hình): là những người làm việc ít hơn mức mình mong muốn.
+Thất nghiệp là sự mất việc hay sự tách rời sức lao động ra khỏi tư liệu sản xuất.
- Khái niệm 2: Theo điều 13 chương II, bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
- Khái niệm 3: Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) “việc làm là hoạt động lao động được trả công bằng tiền hay hiện vât”.



2.1.2. Khái niệm tạo việc làm.
Tạo việc làm là tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế - xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động.
Tạo việc làm chính là tạo ra các vị trí làm việc cho người lao động.
2.1.3. Khái niệm thất nghiệp.
Thất nghiệp theo đúng nghĩa của từ là mất việc hay sự tách rời lao động khỏi tư liệu sản xuất.
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành. Còn những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, trong tuần lễ điều tra thu thập thông tin, không có việc làm, đang có nhu cầu tìm việc và đăng ký tìm việc theo đúng quy định.
Khái niệm của Việt Nam: “Người thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc: có hoạt động đi tìm việc trong 4 tuần qua; hay không có hoạt động đi tìm việc trong 4 tuần qua vì các lý do không biết tìm việc ở đâu hay tìm mãi mà không được; hay tuần lễ điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, muốn làm thêm nhưng không tìm được việc”.
2.2. Vai trò của Tạo việc làm.
- Có việc làm và thất nghiệp là 2 khái niệm trái ngược nhau. Do đó, tạo việc làm có vai trò trước tiên là làm giảm thất nghiệp. Từ dó, thất nghiệp giảm lại kéo theo nhiều tác động tích cực khác.
- Đối với cá nhân người lao động, tạo việc làm góp phần tăng thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Có việc làm, có thu nhập, người lao động mới có khả năng trang trải cuộc sống, chăm sóc con cái và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần.
- Đối với xã hôi, tạo việc làm góp phần ổn định đời sống của mọi người dân, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, thúc đẩy sự ổn định của xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội do giảm thất nghiệp.
- Tạo việc làm có tác động lớn đến sự phát triển bền vững, mục tiêu mà Việt Nam cũng như các nước đang theo đuổi. Tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nhờ đó góp phần làm tăng thu nhập bình quân đầu người, giảm khoảng cách giàu cùng kiệt giữa các nhóm người trong xã hội. Mặt khác, người lao động có thu nhập, có điều kiện chăm sóc y tế, dinh dưỡng tốt hơn, đầu tư nhiều hơn cho con cái về giáo dục, các nhu cầu tinh thần. Góp phần nâng cao sức khoẻ, tuổi thọ, trình độ học vấn cho bản thân và gia đình, tăng vị thế của người lao động trong xã hội.
2.3. Các yếu tố tác động đến Tạo việc làm cho người lao động.
- Điều kiện tự nhiên, vốn và công nghệ.
- Hệ thống chính sách điều tiết của Nhà nước: Chính sách phát triển kinh tế- xã hội, chính sách kích thích thu hút lao động, hệ thống chính sách về tiền lương, tiền công, điều chỉnh mức tiền lương giữa các loại hình doanh nghiệp, quy định mức lương tối thiểu,…
- Số lượng và chất lượng cung lao động.
+ Số lượng cung lao động lớn, giá cả lao động thấp, nhà đầu tư sẽ có điều kiện thuê nhiều lao động hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn.
+ Chất lượng cung lao động cao, đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, họ mong muốn thuê lao động hơn. Đồng thời, chất lượng cung lao động tốt sẽ làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể sử dụng ngay lao động của nước ta vào các vị trí quản lý mà không cần đưa chuyên gia nước ngoài sang. Chất lượng lao động cao sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho chính người lao động.
3. Toàn cầu hóa.
Khu vực hóa và toàn cầu hóa là những xu hướng tất yếu mà mọi nền kinh tế đều bị cuốn vào. Đó là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, là quá trình đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới thông qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế như ASEAN, AFTA, và gần đây là Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Đồng thời, mở rộng quan hệ song phương, đa phương với các tổ chức quốc tế, tổ chức hợp tác khu vực, các quốc gia, chủ yếu là thương mại và đầu tư.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007. Gia nhập WTO, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện các nguyên tắc của tổ chức này. Đồng thời Việt Nam cũng được các nước thành viên WTO đối xử theo những nguyên tắc đó. Vì vậy, chúng ta đã khắc phục được tình trạng bị một số nước phân biệt đối xử, tạo dựng và dần dần nâng cao vị thế của Việt Nam; tạo dựng được môi trường phát triển kinh tế công bằng, nâng cao tính hấp dẫn đầu tư và công nghệ bên ngoài, nâng cao khả năng tiếp thu kinh nghiệm quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, trong tiến trình toàn cầu hóa, Việt nam cũng gặp phải một số khó khăn do trình độ chuyên môn, chất lượng lao động còn thấp kém, doanh nghiệp trong nước còn non trẻ, nhiều doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài nên phải chấp nhận phá sản.
4. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề tạo việc làm cho người lao động.
4.1. DFI giải quyết việc làm trực tiếp cho người lao động.
- Thu hút được nguồn vốn FDI lớn, Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế thuộc mọi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Ngày càng có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới ra đời cần rất nhiều lao động, kể cả lao động phổ thông và lao động có trình đọ chuyên môn kỹ thuật cao. Nhiều ngành nghề, nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời, tạo ra nhiều cơ hội cho những người đang đi tìm việc.


4.2. FDI cũng giải quyết việc làm cho người lao động thông qua tác động gián tiếp.
Cùng với sự phát triển của khu vực FDI, một số khu vực sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khu vực này thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cũng phát triển theo. Từ đó nâng cao khả năng tạo việc làm cho người lao động.
4.3. FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động trong nước.
- Thông qua hoạt động FDI, người lao động đã được đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học công nghệ và có khả nang thay thế chuyên gia nước ngoài; được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng công nghệ tiên tiến; được làm việc trong môi trường lao động an toàn, vệ sinh; được rèn luyện tác phong lao động công nghiệp, kỷ luật lao động và thích ứng dần với cơ chế lao động mới.
- Yêu cầu về trình độ lao động trong các doanh nghiệp FDI cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác. Yêu cầu này đã gián tiếp nâng cao chất lượng lao động Việt Nam nói chung.
- Các doanh nghiệp khác muốn cạnh tranh được với doanh nghiệp FDI, ngoài các chiến lược kinh doanh cũng cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp mình không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý,…
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Thực trạng về Phòng khách hàng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Luận văn Kinh tế 0
R Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp Luận văn Luật 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng kiến thức thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ Thái Nguyên Y dược 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D lý luận chung về gia đình – liên hệ với thực trạng gia đình ở việt nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên nhân và thực trạng về giao thông ở các đô thị nước ta Văn hóa, Xã hội 1
V Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thỏi Bỡnh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top