Download miễn phí Luận văn Thực trạng xuất khẩu dệt may và các rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua


Chương I
Cơ sở lý luận và thực tiễn rào cản trong thương mại quốc tế

1.1. Khái niệm và phân loại các rào cản trong thương mại quốc tế (TMQT)
1.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ “rào cản” hay “hàng rào” trong thương mại chỉ được đề cập chính thức trong một hiệp địng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đó là Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Agreement on Technical Barriers to Trade – TBT). Tuy nhiên trong hiệp định này, khái niệm về hàng rào cũng không được rõ ràng mà chỉ thừa nhận rằng “không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình, hay để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động thực vật, bảo vệ môi trường hay để ngăn ngừa các hoạt động có mục đích phá hoại khác, ở mức độ mà nước đó đánh giá là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tùy tiện hay không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hay tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế , hay nói cách khác là phải phù hợp với các quy định trong hiệp định này”. Trong các vòng đàm phán song phương, đa phương và vòng đàm phán Uruguay đều xuất hiện các rào cản thương mại và hầu hết các lĩnh vực, với các biện pháp rất đa dạng và tinh vi.
Cho tới nay, có thể nói rằng thuật ngữ “rào cản” được dùng khá phổ biến, tuy nhiên nó lại không phải là một thuật ngữ chính thống. Trong các văn bản của WTO thuật ngữ này chỉ được sử dụng để đặt tên cho một hiệp định, đó là “Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại” nhưng trong nội dung của
Hiệp định thì thuật ngữ này cũng không hề được nhắc lại. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về rào cản thương mại như sau: Rào cản thương mại là bất kỳ biện pháp hay hành động nào có tác động gây cản trở đối với các hoạt động thương mại quốc tế.
Để hiểu rõ hơn về các rào cản thương mại quốc tế, chúng ta sẽ đi sâu vào việc phân loại các rào cản thương mại.
1.1.2. Phân loại rào cản trong thương mại quốc tế
“Rào cản” trong thương mại quốc tế chỉ là một khái niệm mang tính chất tương đối. Chẳng hạn, thuế quan sẽ không trở thành rào cản nếu đó là một mức thuế suất thấp hay rất thấp và không gây trở ngại gì cho thương mại quốc tế, ngược lại nó sẽ trở thành rào cản nếu đó là một mức thuế suất cao, hay caô hơn được áp dụng đối với hàng hóa cùng loại của một nước xuất khẩu khác.
Có thể có hai cách phân loại các rào cản trong thương mại quốc tế như sau:
a. Theo cách tiếp cận của Tổ chức Thương mại thế giới
Theo cách tiếp cận, chúng ta có thể phân loại rào cản trong thương mại quốc tế theo hai nhóm lớn là: rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan.
Rào cản thuế quan
Thuế quan là một trong những rào cản thương mại phổ biến nhất trong thương mại quốc tế, do vậy trong hầu hết các vòng đàm phán thương mại đa bên và song biên vấn đề thuấ quan luôn là trung tâm của các cuộc đàm phán và thường chiếm nhiều nhất thời gian của các cuộc đàm phán. Trong thực tiễn thương mại quốc tế có rất nhiều loại thuế và mức thuế suất khác nhau, trong đó có ba loại mức thuế quan phổ biến sau:
ã Thuế phần trăm: (ad- valorem tariff): được đánh theo tỷ lệ phần trăm giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu. Đay là loại thuế được sử dụng phổ biến nhất hiện naynhưng nhìn chung vânx còn ở mức cao nên WTO kêu gọi các nước thành viên tiếp tục cam kết cắt giảm.
ã Thuế phi phần trăm (non-ad - valorem tariff): bao gồm ba loại thuế
+ Thuế tuyệt đối: Thuế xác định bằng một khoản cố định trên một đơn vị hàng nhập khẩu. Nó chủ yếu được áp dụng với hàng nông sản.
+ Thuế tuyệt đối thay thế: quy định quyền lựa chọn áp dụng thuế phần trăm hay thuế tuyệt đối.
+ Thuế tổng hợp: là sự kết hợp cả thuế phần trăm và thuế tuyệt đối.
+ Thuế quan đặc thù: bao gồm nhiề lại hạn ngạch thuế quan, thuế quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá, thuế thời vụ, thuế bổ sung.
+ Hạn ngạch thuế quan: là biện pháp quản lý nhập khẩu với hai mức thuế suất nhập khẩu. Hàng hóa trong hạn ngạch thì có mức thuế quan còn thấp còn hàng hóa ngoài hạn ngạch thì chịu mức thuế suất cao hơn.
+ Thuế đối kháng hay còn gọi là thuế chống trợ cấp xuất khẩu: Đay là một khoản thuế đặc biệt đánh vào các sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp.
+ Thuế chống bán phá giá: là một loại thuế quan đặc biết được áp dụng để ngăn chặn và đối phó với hàng nhập khẩu được bán vào thị trường nội địa nhằm tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.
+ Thuế thời vụ: là loại thuế với mức thuế suất khác nhau cho cùng một loại sản phẩm. Thông thường được áp dụng cho các mặt hàng nông sản, khi vào thời vụ thu hoạch trong nước thì áp dụng mức thuế suất cao nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, khi hết thời vụ thì trở lại mức thuế bình thường.
Kết luận

Trước tình hình mới là thị trường dệt may thế giới bước vào thời kỳ hậu hạn ngạch tình hình xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ có những thay đổi lớn. Nhưng những thay đổi này không nằm ngoài đoán của các nhà chuyên môn, đó là sự thống lĩnh của hàng dệt may Trung Quốc trên thị trường Mỹ. Trong khi đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam.Trong khi Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn song khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp dệt may Việt nam nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng có rất nhiều trở ngại đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải vượt qua nếu muốn dành thị phần cao trên đất nước nay. Bởi thế, đẩy mạnh hàng dệt may sang thị trường Mỹ là nhiệm vụ khó khăn trong bối cảnh hiện nay cho Việt Nam và cho Công ty xuất nhập khẩu dệt may.
Trong giới hạn của chuyên đề chưa thể đề cập hết những vấn đề cụ thể về các rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam, song cũng đã đưa ra được một số nội dung nhất định góp phần đẩy mạnh tốc độ xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo – Tiến sỹ Thân Danh Phúc cũng nư sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Kinh tế trong thời gian làm chuyên đề. Nhưng do hạn chế về thời gian, cũng như kiến thức có hạn nên chuyên đề tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo để đề tài chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành Thank sự giúp đỡ của thầy giáo Thân Danh Phúc, bộ môn kinh tế thương mại cùng các thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế, trường Đại học Thương Mại đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tàI liệu tham khảo

1. Doãn Kế Bôn, “ Nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng may mặc xuất khẩu khi WTO xoá bỏ hạn ngạch dệt may vào năm 2005”, Tạp chí Thương mại, số 8/2005.
2.Như Hoa, “ Dệt may 2005 – 8 thách thức lớn”, Thế giới thương mại số 12/2004
3. Nguyễn Thị Nga, “ Về phong cách ăn mặc của người Mỹ ”, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 10/2004.
4. Nguyễn Thị Hường (chủ biên) (2001), Giáo trình kinh doanh quốc tế, Tập 1, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Hường (chủ biên) (2002), Giáo trình kinh doanh quốc tế, Tập 2, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
6. Lê Thị Hoài Thương, “ Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng dệt may tại Công ty xuất nhập khẩu dệt may- Vinatexime”, Luận văn tốt nghiệp, QTKDQT 41.
7. Lê Văn Tuấn, “ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ ”, Luận văn tốt nghiệp, KTQT 41.
8. Lê Văn Đạo, “ Để ngành dệt may Việt Nam tiếp tục phát triển trong thời kỳ hậu hạn ngạch ”, Tạp chí Thương mại số 3+4+5/2005.
9. Vũ Hữu Tửu (2002), Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.
10. Trung tâm thông tin thương mại ( Bộ Thương Mại ), “ Hướng dẫn tiếp cận thị trường Hoa Kỳ ” (2001), Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
11. “ Xuất khẩu dệt may năm 2005- Cơ hội và thách thức ”, Ngoại thương số 6 ra ngày 21-28/202/2005.
12. Các trang web:
-
-
-
- .
- .
Mục lục

Lời mở đầu
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn rào cản trong thương mại quốc tế 1
1.1. Khái niệm và phân loại các rào cản trong thương mại quốc tế (TMQT) 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2. Phân loại rào cản trong thương mại quốc tế 2
1.1.3 Phạm vi và nục đích sử dụng các rào cản trong TMQT 8
1.3. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ 11
1.3.1. Khái quát chung về Hiệp định 11
1.3.2 Thay đổi của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ khi Việt Nam gia nhập WTO 16
1.3.3 Các rào cản cho hàng dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO 19
Chương II. Thực trạng xuất khẩu dệt may và các rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua. 23
2.1. Khái quát tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua. 23
2.2 Chính sách thương mại của Mỹ ảnh hưởng tới việc xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong thời gian qua 30
2.2.1. Thuế quan 31
2.2.2 Hạn ngạch 33
2.2.3.Các quy định khác 34
2.3. ảnh hưởng của các rào cản thuế quan và phi thuế quan tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua. 37
Chương III. Các biện pháp vượt qua rào cản đối với hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi việt nam gia nhập wto 43
3.1 Cơ sở để đưa ra các giải pháp vượt rào cản cho dệt may Việt Nam 43
3.1.1. Xu hướng phát triển thị trường dệt may Hoa Kỳ. 43
3.1.2. Xu hướng phát triển các rào cản đối với hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ. 46
3.1.3. Chiến lược phát triển xuất khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 tầm nhìn 2020. 48
3.1.3.1. Quan điểm phát triển ngành dệt may 48
3.1.3.2. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành dệt may giai đoạn 2006 – 2010 tầm nhìn 2020 50
3.2. Các biện pháp vượt rào cản cho cho hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam gia nhập WTO 51
3.2.1 Các giải pháp vĩ mô của Nhà nước 52
3.2.2. Giải pháp đối với Hiệp hội dệt may Việt Nam 58
3.2.3. Giải pháp đối với các doanh nghiệp. 59
Kết luận 62
Danh mục tàI liệu tham khảo 63

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hải hậu Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích thực trạng xuất khẩu tại công ty TNHH sản xuất thương mại Đức Hân giai đoạn 2005 - 2009 Luận văn Kinh tế 0
D Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Nông Lâm Thủy sản 0
D đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top