nguyen_leo1230

New Member
Download Đề tài Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản ở công ty xuất nhập khẩu VIPEX

Download Đề tài Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản ở công ty xuất nhập khẩu VIPEX miễn phí





Lời mở đầu
CHƯƠNG I: Khái quát về công ty xuất nhập khẩu VIPEX
1-/ Quá trình hình thành - phát triển Công ty
2-/ Bộ máy tổ chức của Công ty
3-/ Những lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty
4-/ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty
1-/ Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của Công ty
1.1-/ Thuận lợi
1.2-/ Khó khăn
2-/ Chủng loại – Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty
2.1-/ Tình hình xuất khẩu nông sản của Công ty theo mặt hàng
2.2-/ Tình hình xuất khẩu nông sản của Công ty theo thị trường
3-/ Thị trường xuất khẩu
4-/ Các cách xuất khẩu
4.1-/ Xuất khẩu tự doanh
4.2-/ Xuất khẩu ủy thác
4.3-/ Xuất khẩu theo nghị định thư
4.4-/Xuất khẩu đối lưu
5-/ Quy trình hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty
5.1-/ Nghiên cứu, lựa chọn thị trường xuất khẩu hàng nông sản
5.2-/ Ký hợp đồng xuất khẩu
5.3-/ Xin giấy phộp xuất khẩu
5.4-/ Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu
5.5-/ Nghiệp vụ kiểm tra, bảo quản hàng húa
5.6-/ Thuê tàu lưu cước cho lô hàng, giao hàng lên tàu
5.7-/ Nghiệp vụ thanh toán
CHƯƠNG III: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu VIPEX
1-/ Phương hướng xuất khẩu
2-/ Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
2.1-/ Đa dạng hóa loại hình xuất khẩu và đa phương hóa trong quan hệ với khách hàng trên thị trường quốc tế
2.2-/ Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng – cải tiến cơ cấu mặt hàng, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu
2.3-/ Đẩy mạnh hoạt động Marketing xuất khẩu
2.4-/ Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả
2.5-/ Nâng cao, bồi dưỡng trình độ của cán bộ xuất nhập khẩu
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

, Công ty đều tổ chức hạch toán kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ ở các công đoạn xem có đúng, đầy đủ, chính xác, kịp thời phát hiện những yếu điểm và rút ra kinh nghiệm cho đợt sau.
2.1-/ Tình hình xuất khẩu nông sản của Công ty theo mặt hàng:
Kết quả xuất khẩu hàng nông sản của Công ty được thể hiện một cách khái quát qua các số liệu sau:
BIỂU SỐ 7: KẾT QUẢ XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007 - 2009
Đơn vị tính: USD
STT
Tên mặt hàng xuất khẩu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị thực hiện
Tỷ lệ %
Giá trị thực hiện
Tỷ lệ %
Giá trị thực hiện
Tỷ lệ %
1
Lạc nhân
3.342.427
48,19
1.857.443
28,03
1.234.800
20,31
2
Cà phê
876.500
12,64
1.437.255
21,69
1.227.732
20,20
3
Cao su
986.200
14,22
1.215.600
18,34
1.507.839
24,80
4
Hạt tiêu
1.230.487
17,74
1.437.975
21,70
1.201.506
19,76
5
Hạt điều
500.000
7,21
678.924
10,24
907.312
14,93
Tổng cộng
6.935.614
100
6.627.197
100
6.079.189
100
Từ năm 2007 đến nay, kết quả xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của Công ty có những thay đổi mạnh mẽ. Năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu nông sản là 6.079.189 USD, đã giảm đi 856.425 USD so với năm 2007 là 6.935.614 USD (tương đương với 12,35%). Như vậy là có sự giảm sút đáng kể trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty từ năm 2007 đến 2009. Giá trị xuất khẩu đang từ 6.935.614 USD năm 1999 giảm xuống còn 6.627.197 USD năm 2008, rồi tiếp tục xuống còn 6.079.189 USD năm 2009, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty. Qua đánh giá tổng kết các năm cho thấy nguyên nhân chính làm tổng giá trị xuất khẩu nông sản giảm sút rõ rệt là do mặt hàng lạc nhân gây ra vì mặt hàng này giảm mạnh cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu, trong khi đó các mặt hàng cà phê, cao su, tiêu hạt điều đều tăng lên cả về tỷ trọng và giá trị thực hiện nhưng vẫn chỉ chiếm phần nhỏ trong cơ cấu nông sản xuất khẩu.
Năm 2007, giá trị xuất khẩu lạc nhân là 3.342.427 USD gần bằng 2 lần giá trị xuất khẩu năm 2009 và tỷ trọng đang từ 48,19% (năm 2007) xuống còn 20,31% (năm 2009). Sự giảm sút xảy ra đều đặn đối với lạc nhân xuất khẩu qua 3 năm 2007,2008,2009, bình quân mỗi năm giảm 9,3% trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu. Đánh giá tìm rõ nguyên nhân thì thấy năm 2008 xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính mạnh mẽ đã làm cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, xuất nhập khẩu bị đình trệ và mặt hàng lạc nhân của Công ty được xuất khẩu bị chao đảo mạnh mẽ.
Một thực tế không thể phủ nhận khác là trồng lạc cho hiệu quả kinh tế kém hơn một số loại cây nông nghiệp khác vì vậy một số nông trường lớn trước kia thường xuyên cung cấp lạc cho Công ty đã chuyển sang trồng các loại cây khác như cà phê, hạt tiêu, vải thiểu, mận, cam, dưa hấu,... làm nguồn hàng của Công ty bị thay đổi đột ngột, chưa kịp tổ chức lại nguồn cung ứng lạc, khiến cho nhiều hợp đồng xuất khẩu lạc của Công ty trong 2 năm 2008,2009 phải huỷ bỏ.
Trong 2 năm 2008,2009 giá lạc thế giới có nhiều biến động mạnh. Sự thay đổi nhanh chóng của giá lạc làm Công ty không nắm bắt kịp, khiến cho hoạt động xuất khẩu lạc chỉ diễn ra cầm chừng, nghe ngóng và chủ yếu để giữ khách.
Sự suy giảm nhanh chóng của lạc xuất khẩu cũng ảnh hưởng lớn tới cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu. Năm 2007, tỷ trọng xuất khẩu lạc là 48,19% khiến cho nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhưng vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ bé trong cơ cấu xuất khẩu nông sản. Các cán bộ trong Công ty vẫn gọi đùa đó là "chàng khổng lồ" và các "chú lùn". Thế nhưng từ năm 2008, các "chú lùn" này lại có sức sống mãnh liệt trong khi "chàng khổng lồ" ngày càng "teo cơ". Mặt hàng cà phê xuất khẩu và cao su xuất khẩu của Công ty năm 2007 chỉ chiếm 27% tỷ trọng thì năm 2009 lên đến 45% tỷ trọng. Giá trị xuất khẩu cũng lần lượt tăng là 140% và 152,9%.
BIỂU ĐỒ 8:
KẾT QUẢ XK NÔNG SẢN THEO MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2007 -2009
1000 USD
Bên cạnh sự sa sút của mặt hàng Lạc nhân xuất khẩu thì Cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều lại có những biểu hiện tốt đẹp, tiêu biểu nhất là hạt điều. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hạt điều là 500.000 USD, chiếm có 7,21% trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu, năm 2008, chiếm 10,24% (tương ứng với 678.924 USD), năm 2009 kim ngạch xuất khẩu hạt điều là 902.312 USD, chiếm 14,93% trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu. Như vậy, chỉ trong vòng hai năm gần đây cả tỷ trọng và kim ngạch XK hạt điều đều tăng gấp hai lần. Đây thực sự là bước tiến đáng vui mừng đối với Công ty XNK VIPEX. Năm 2009, để đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới và cũng là góp phần vào sự đi lên của Công ty, ban lãnh đạo Công ty đã quyết định xây dựng một nhà máy chế biến hạt điều và lâm sản phục vụ cho xuất khẩu, dự kiến nhà máy này sẽ cho năng suất là 500 tấn hạt điều mỗi năm.
Nhìn chung, qua số liệu thống kê thì các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty (trừ lạc) đều có những biểu hiện tương đối lạc quan, tất cả đều tăng cả về tỷ trọng lẫn giá trị tuyệt đối. Tuy nhiên, trong năm 2011 này Công ty cũng cần cố gắng nâng cao hơn nữa giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản để bù đắp vào phần giảm sút của mặt hàng lạc nhân xuất khẩu.
2.2-/ Tình hình xuất khẩu nông sản của Công ty theo thị trường:
Trước tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng thấp, kinh tế - xã hội Châu Á và khu vực vào cuối năm 2008, đầu 2009 chịu ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản của Công ty nói riêng đã gặp những khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm, khai thác thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn khách quan Công ty vẫn nỗ lực phấn đấu vượt qua, hoàn thành về cơ bản các mục tiêu đề ra, giữ vững sự phát triển ổn định của xuất khẩu nông sản.
BIỂU SỐ 9: KẾT QUẢ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THEO THỊ TRƯỜNG
CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007 - 2009
STT
Thị trường
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị (USD)
Tỷ trọng %
Giá trị (USD)
Tỷ trọng %
Giá trị (USD)
Tỷ trọng %
1
Singapore
2.645.937
38,15
2.826.500
42,65
2.477.270
40,75
2
Đài Loan
439.024
6,33
398.957
6,02
384.205
6,32
3
ASEAN
1.505.028
21,70
1.255.191
18,94
1.167.812
19,21
4
Trung Quốc
360.652
5,20
290.271
4,38
234.049
3,85
5
EU
1.759.565
25,37
1.538.172
23,21
1.499.128
24,66
6
Mỹ
225.408
3,25
318.106
4,80
316.725
5,21
Tổng cộng
6.935.614
100
6.627.197
100
6.079.189
100
Với một nỗ lực không ngừng, Công ty không những hoàn thành kế hoạch Bộ giao mà còn thành công rực rỡ trên một số thị trường mới và thị trường lớn. Năm 2008, Công ty bắt đầu áp dụng chiến lược thúc đẩy xuất khẩu nông sản ở thị trường Mỹ và đã thu được kết quả tốt đẹp với giá trị xuất khẩu là 318.106 USD, chiếm 4,8% tỷ trọng xuất khẩu nông sản và tăng 141,12% so với thực hiện năm 2007 (tức là tăng 92.698 USD). Năm 2009, giá trị xuất khẩu nông sản trên thị trường này tuy không tăng về tuyệt đối song lại tăng 0,41% trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Đây là một thị trường lớn, nhu cầu đa dạng nên nếu Công ty tăng cường khai thác thì sẽ có thể trở thà...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hải hậu Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích thực trạng xuất khẩu tại công ty TNHH sản xuất thương mại Đức Hân giai đoạn 2005 - 2009 Luận văn Kinh tế 0
D Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Nông Lâm Thủy sản 0
D đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top