Fagan

New Member
Đề tài Thương mại- Con đường phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore

Download Đề tài Thương mại- Con đường phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore miễn phí





MỤC LỤC
TÓM TẮT 1
I. VÀI NÉT CHUNG VỀ SINGAPORE 3
II. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA SINGAPORE 7
1. Giới thiệu chung về một số chính sách của Singapore 7
2. Chính sách thương mại tổng thể 8
3. Chính sách xuất nhập khẩu: Một số cải tiến mới 9
4. Chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng của Singapore 10
5. Sự chuyển đổi cơ cấu nhập khẩu những năm gần đây 11
6. Điểm triển vọng một số mặt hàng xuất của ta vào thị trường Singapore thời gian tới 12
7. Một số chính sách xuất nhập khẩu những mặt hàng chính của Singapore 13
III. THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI 15
A- Thương mại trong nước: 15
B- Thương mại quốc tế- Xuất nhập khẩu 16
1. Nhập khẩu 18
2. Xuất khẩu 20
2.1 Dầu thô 21
2.2 Linh kiện điện tử, tin học. 23
IV- KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP VỀ THƯƠNG MẠI CỦA SINGAPORE 27
1- Khó khăn về thương mại của Singapore 27
2- Một số giải pháp về khó khăn thương mại của Singapore 28
V- BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 29
KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

đơn vị khác để xây dựng, giúp các thương nhân có thể qua mạng Internet để thực hiện một số giao dịch với ngân hàng như xin cấp tín dụng thư (LC) chẳng hạn. Ngoài ra, hệ thống bảo hiểm thương mại (TIS) cũng bắt đầu hoạt động từ tháng 3/2000, tạo điều kiện dễ dàng cho việc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Các thương nhân có thể xin cấp bảng dự kê giá từ các hãng bảo hiểm và trả lời qua Internet. Việc mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay đã thuận lợi hơn.
Với những cải tiến mới trong chính sách xuất nhập khẩu, các thủ tục không cần làm trên giấy, cả quá trình được diễn ra tự động, nhanh chóng, độ chính xác và an toàn cao, đấy chính là những điều kiện thuận lợi nhất mà chính phủ tạo ra cho các thương nhân trong và ngoài nước. Nhờ đó, quá trình phát triển xuất nhập khẩu của Singapore diễn ra với tốc độ cao. Có thể khẳng định chính sách xuất nhập khẩu hiện nay của Singapore là phù hợp và có hiệu quả.
Đối với nước ta hiện nay,hoạt động xuất nhập khẩu đang được đẩy mạnh. Tuy nhiên, quá trình này đang diễn ra rất chậm chạp. Để đẩy nhanh quá trình này trong thời gian ngắn nhất, chính phủ phải xây dựng hệ thống chính sách xuất nhập khẩu hợp lý nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra trôi chảy và nhanh chóng, có thể tham khảo chính sách của Singapore, xem xét và ứng dụng các ưu diểm của chính sách đó ở Việt Nam nếu có điều  kiện. Đấy chính là những việc làm thiết thực hiện nay để tạo ra một nên thương mại phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
4. Chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng của Singapore
  Singapore ban hành luật bảo vệ người tiêu dùng, trong đó quy định rõ những hành vi nào được coi là hành vi cố tình lừa đảo khách hàng. Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi phát sinh tranh chấp giữa người mua và người bán (thường là người bán lẻ) về hàng hóa và dịch vụ, Singapore thành lập một cơ quan chuyên trách được gọi là Hiệp hội khách hàng của Singapore (viết tắt theo tiếng Anh là CASE = Consumer Association of Singapore). Cơ chế giải quyết tranh chấp của cơ quan này như sau:
Khi phát sinh tranh chấp, khách hàng muốn thông qua CASE để giải quyết thì nhất thiết phải đăng kí làm hội viên của CASE. Việc đăng kí hội viên có thể thực hiện trên mạng hay trực tiếp tại trụ sở của CASE. Có nhiều mức phí hội viên khác nhau cho từng đối tượng, ví dụ phí hội viên cho cá nhân là 25SGD/năm hay 400SGD/suốt đời. Khi đăng kí hội viên khách hàng cũng phải nộp thêm 10SGD tiền thủ tục phí. Sau khi đã là hội viên của CASE, khách hàng có thể trực tiếp đến trụ sở của CASE để trình bày về tranh chấp hay gửi đơn khiếu nại thông qua mạng. Khi nhận được đơn khiếu nại của khách hàng CASE sẽ tìm hiểu sự việc thông qua trình bày của người bán (bằng cách gửi thư hay gọi điện thoại trực tiếp cho người bán) và đề ra cách giải quyết tranh chấp hợp tình hợp lý cho cả hai bên. Nếu một trong hai bên đương sự không đồng ý với phương án giải quyết của CASE thì có thể đưa vụ việc ra Hội đồng hòa giải. Hội đồng hòa giải có khoảng trên 75 hòa giải viên là chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau (luật sư, kiến trúc sư, kỹ sư, bác sĩ...) hoạt động trên nguyên tắc là cộng tác viên tình nguyện để bảo đảm tính khách quan trong khi hòa giải. Người đưa vụ việc ra hội đồng hòa giải bắt buộc phải là hội viên của CASE và phải nộp một khoản tiền lệ phí nhỏ theo giá trị thực tế  của vụ việc (Ví dụ: hàng hóa hay dịch vụ trị giá dới 5000SGD lệ phí phải nộp là 15SGD, trên 40000SGD lệ phí phải nộp là 325SGD). Trên thực tế, hội đồng hòa giải của CASE đã giải quyết được trên 88% tổng số các vụ tranh chấp về quyền lợi khách hàng tại Singapore. Tuy nhiên, cơ quan quyền lực cao nhất của CASE chỉ là hội đồng hòa giải, mọi giải quyết tranh chấp đều trên cơ sở đồng thuận của cả bên mua và bên bán nên nếu một trong hai bên không đồng ý với hòa giải này thì các chuyên gia của CASE có thể giúp tư vấn để đem vụ việc ra xét xử tại cấp cao hơn là Tòa án chuyên xử các các vụ án nhỏ cấp dưới (Subordinate Court of Singapore  Small Claims Tribunals).
5. Sự chuyển đổi cơ cấu nhập khẩu những năm gần đây
Về lĩnh vực xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng luôn phải lấy nhu cầu bên ngoài, nhu cầu ở các nước bạn hàng làm định hướng phát triển sản xuất trong nước, định hướng cho xuất/nhập khẩu của mình để thích ứng nhanh sự thay đổi của thị trường bên ngoài, thị trường các nước bạn hàng. Chỉ có bằng phương cách đó, Singapore mới duy trì được tăng trưởng trong nước, duy trì tăng trưởng thương mại trong điều kiện thị trường luôn biến động và còn tiếp tục theo định hướng này cho thời gian tới.
Sự chuyển đổi nhanh chóng trong cơ cấu nhập khẩu của nước này thể hiện rõ qua thay đổi tỷ trọng các nhóm hàng nhập khẩu :
* Nhập khẩu cho mục đích tiêu dùng nội địa (gồm hàng nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng, nguyên liệu sơ chế, thô cho một số ngành sản xuất trong nước) chiếm trên 40% (trước những năm 1990) tổng kim ngạch nhập khẩu, nay chỉ còn trên 20-25%.
* Nhập khẩu cho mục đích tái tạo hàng xuất khẩu/tái xuất khẩu chiếm tỷ trọng 60% (trước những năm 1990) nay tăng lên tới 75-80%, tổng kim ngạch nhập khẩu.
Có thể nhận xét sự chuyển đổi trên là từ giảm dần tỷ trọng nhập khẩu hàng thô, sơ chế có nguồn gốc từ nông- lâm- khoáng sản, những mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả, chuyển sang tăng nhanh tỷ trọng nhập khẩu vật tư đầu vào cho các ngành sản xuất công nghiệp nhằm tái tạo/lắp ráp các sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh, kỹ thuật cao mang lại hiệu quả kinh tế cao khi xuất khẩu/tái xuất khẩu.
* Từ sự chuyển đổi trên, muốn tăng xuất khẩu vào thị trường này các doanh nghiệp phải tự tìm cơ cấu cho riêng mình hay là đi vào những phẩm, sản phẩm hàng hoá tiêu dùng đã qua chế biến, sản phẩm của các ngành công nghiệp hay là đi vào các dạng sản phẩm công nghiệp, kỹ thuật cao như, thiết bị, máy móc, linh kiện đầu vào mà thị trường đang có nhu cầu. Nếu chỉ dựa vào những mặt hàng xuất khẩu sẵn có, sẽ khó hy vọng tăng nhanh kim ngạch xuất vào thị trường này. Theo dõi xuất khẩu nhiều năm qua cho thấy, kim ngạch xuât khẩu vào Singapore chỉ ở mức trên/dưới 1tỷ USD/năm, không có những bước tăng đột biến về kim ngạch, nguyên nhân chính là ta chưa xây dựng được cơ cấu mặt hàng thích ứng sự chuyển đổi nhanh của thị trường Singapore.
6. Điểm triển vọng một số mặt hàng xuất của ta vào thị trường Singapore thời gian tới
Như trên đã nói, muốn tăng nhanh xuất khẩu vào bất cứ khu vực thị trường nào, điều đầu tiên phải tính đến là tìm cơ cấu mặt hàng phù hợp nhu cầu thị trường và bên cạnh đó là các chính sách về thị trường, bạn hàng cho trước mắt và cho lâu dài, các nhóm hàng triển vọng trong thời gian tới.
* Nhóm hàng có thể thâm nhập thị trường nội địa : Rau quả tươi (bắp cải, các loại đậu, các loại hành, rau gia vị, súp lơ xanh, các loại cà tím, cà chua, khoai tây...quả thanh long, xoài, bưởi...), rau hoa ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D quảng cáo cho dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty tnhh thương mại và dịch vụ hàng hóa con thoi Luận văn Kinh tế 0
T Bush: Tự do hoá thương mại là con đường duy nhất nếu quốc gia đang phát triển muốn thoát khỏi nghèo đói. Khi các quốc gia bị tách biệt khỏi thế giới người dân phải trả giá quá đắt Luận văn Kinh tế 2
T Các cơ hội và thách thức trên con đường tiến tới thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Đề án Mô hình tổ chức Công ty mẹ - Công ty con trong hệ thống thương mại dịch vụ ở Việt nam Luận văn Kinh tế 0
J giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng cáo cho dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ hàng hóa Con Thoi Tài liệu chưa phân loại 2
R Pháp luật về giao đất để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại Pháp luật 0
R Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại vận tải Thuý Anh Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và vận tải hưng phát Luận văn Kinh tế 0
R Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Hồng Lợi Luận văn Kinh tế 0
R hoạt động marketing tại công ty cổ phần thương mại du lịch quốc tế thành công Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top