Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài.
Thành tựu to lớn của CNTT trong những thập kỷ qua đã tạo ra nhiều ứng dụng mới, là tiền đề "số hóa" cho các hoạt động kinh tế - xã hội của thế kỷ XXI. Từ khi mạng Internet được đưa vào sử dụng, thương mại điện tử (e-commerce) đã phát triển với tốc độ rất nhanh trên phạm vi toàn cầu, dù ở các hình thức, các mức độ khác nhau tuỳ theo từng quốc gia, từng khu vực. Thương mại điện tử được ứng dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển. Nhiều nước đang phát triển đã và đang chú trọng ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã thực sự trở thành một chủ đề mang tính thời sự trong đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, thương mại điện tử là một loại hình hoạt động mới trong nền kinh tế thị trường, hàm chứa nhiều đặc thù và đang từng bước định hình và hoàn thiện trên mọi quy mô - quốc tế, quốc gia và đối với từng doanh nghiệp. Thương mại điện tử vẫn là một chủ đề còn rất mới mẻ đối với giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử đòi hỏi sự thống nhất về mặt lý luận, nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đối với Việt Nam, phát triển thương mại điện tử là một xu thế tất yếu. Việt Nam cũng đã bắt đầu từng bước tiếp cận thương mại điện tử. Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã khẳng định chủ trương “phát triển thương mại điện tử”[22, 178] và đẩy mạnh “nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến thương mại điện tử”[22, 334]. Qua hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một nước đang phát triển, trình độ sản xuất thấp; thể chế kinh tế và nhiều yếu tố thị trường vẫn đang trong quá trình tạo lập. Cho nên, để có thể tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, cần xác định rõ những vấn đề đặt ra, nhất là đối với các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử.
Vì vậy, “Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần tìm hiểu một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu.
Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế, như: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB),... Trên thế giới, đông đảo các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các trường đại học rất chú ý quan tâm tới thương mại điện tử. Nhiều quốc gia đã thành lập các cơ quan chuyên nghiên cứu về thương mại điện tử. Trên thế giới hiện có một số tạp chí và Web site chuyên khảo về thương mại điện tử. Trong vài năm gần đây, nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về thương mại điện tử liên tục được tổ chức.
Ở Việt Nam, thương mại điện tử đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Đảng và Nhà nước đã xác định đường lối, chủ trương từng bước ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Hiện nay, thương mại điện tử cũng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành như bưu chính viễn thông, thương mại,..., nhiều tổ chức Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam,... Bộ Thương mại cũng đã thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng và phát triển thương mại điện tử do Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh làm Trưởng ban. Bộ Thương mại cũng đang triển khai dự án nghiên cứu ứng dụng và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Nhiều hội nghị, hội thảo về thương mại điện tử đã được tổ chức. Thương mại điện tử đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ mang tính tiếp cận ban đầu, hay mới chỉ đề cập tới một vài khía cạnh nhất định của thương mại điện tử. Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử vẫn còn rất mới mẻ, cần đi sâu nghiên cứu. Cho tới nay, “Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” là một đề tài có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, nhưng chưa được tiến hành nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu.
Qua sự khái quát những nhận thức cơ bản về thương mại điện tử và bước đầu tổng kết thực tiễn hình thành, phát triển thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế, luận văn sẽ phân tích thực trạng tiếp cận thương mại điện tử ở Việt Nam, đi sâu phân tích các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
Dựa trên những phân tích về tình hình tiếp cận và thực trạng các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo lập cơ sở cho sự tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nhìn chung, các nghiên cứu về thương mại điện tử tập trung trên hai phương diện. Phương diện vi mô chú trọng nghiên cứu thương mại điện tử trong phạm vi doanh nghiệp, từ việc xây dựng chiến lược thương mại điện tử tới những tác nghiệp thương mại điện tử trong doanh nghiệp... Phương diện vĩ mô nghiên cứu thương mại điện tử trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc gia và quốc tế, nghiên cứu thương mại điện tử trong mối tương quan với các vấn đề kinh tế vĩ mô, nghiên cứu môi trường vĩ mô cho sự phát triển thương mại điện tử.
Dước góc nhìn của khoa học kinh tế - chính trị, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và thực tiễn hoạt động thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế và Việt Nam. Qua đó, phân tích những biến chuyển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xu thế "số hóa". Dựa trên cơ sở đó, phân tích môi trường vĩ mô và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định, đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
Do giới hạn về khuôn khổ của bản luận văn cao học, về kinh nghiệm quốc tế, bài viết chỉ nghiên cứu sự phát triển TMĐT ở một nước cụ thể là Trung Quốc - một nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, tác giả ứng dụng đồng thời và hài hòa những phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong kinh tế chính trị như:
- Phương pháp duy vật biện chứng.
- Phương pháp duy vật.
Trong đó, chú trọng sử dụng các phương pháp như:
+ Phương pháp trừu tượng hóa.
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp.
6. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài:
- Hệ thống hóa dưới góc độ lý thuyết những vấn đề cơ bản về thương mại điện tử.
- Phân tích, đánh giá quá trình hình thành và phát triển thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế và Việt Nam, chỉ ra các nhân tố và điều kiện cần thiết cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển TMĐT ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo lập cơ sở cho sự tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn:
Luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Thương mại điện tử - cơ sở lý luận và thực tiễn, gồm 3 tiết.
Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, gồm 2 tiết.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, gồm 2 tiết.
CHƯƠNG 1
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KHÍA CẠNH LÝ THUYẾT.
1.1.1. Định nghĩa Thương mại điện tử.
Trải qua gần một thập kỷ hình thành và phát triển, thương mại điện tử (electronic commerce hay e-commerce) đã từng có nhiều tên gọi như: "thương mại trực tuyến" (online trade), "thương mại điều khiển học" (cybertrade), "kinh doanh điện tử" (electronic business hay e-business), "thương mại không giấy tờ" (paperless commerce hay paperless trade)... Gần đây, cách gọi "thương mại điện tử" (e-commerce) được sử dụng phổ biến, rồi trở thành quy ước chung, đưa vào văn bản pháp luật quốc tế, dù rằng các tên gọi khác vẫn có thể được sử dụng và được hiểu tương tự [2, 5].
Tới nay, quan niệm về “thương mại điện tử” cũng rất khác nhau trên phạm vi quốc tế, rất nhiều tổ chức và cá nhân đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về “thương mại điện tử” (e-commerce). Các định nghĩa về thương mại điện tử rất đa dạng và có khá nhiều điểm khác biệt. Sự khác biệt chủ yếu trên 2 khía cạnh: phương tiện thực hiện (qua Internet hay qua các phương tiện điện tử nói chung,...) và nội dung của hoạt động thương mại (bao gồm nhiều lĩnh vực hay chỉ bó hẹp trong một số lĩnh vực).
Một số định nghĩa xác định nội dung hoạt động là các hoạt động thương mại và phương tiện thực hiện là các phương tiện điện tử hay các mạng viễn thông nói chung. "Thương mại điện tử, định nghĩa một cách đơn giản, là những giao dịch thương mại trong lĩnh vực dịch vụ bằng các phương tiện điện tử”. (Transatlantic Business Dialogue Electronic Commerce White Paper, 1997) [28]. “Thương mại điện tử gồm tất cả các hình thức giao dịch thương mại, với chủ thể tham gia gồm cả các tổ chức và các cá nhân, dựa trên sự xử lý và truyền các dữ liệu số hóa, bao gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh” (OECD, 1997) [30]. “Thương mại điện tử là sự tiến hành các hoạt động thương mại, mà các hoạt động đó dẫn tới sự trao đổi giá trị thông qua các mạng viễn thông” (European Information Technology Obervatory 1997) [24]. "Thương mại điện tử là việc sử dụng công nghệ có liên quan đến Internet để cải tiến và chuyển hỡnh thỏi của cỏc hoạt động kinh doanh quan trọng. Thương mại điện tử là bất kỳ hoạt động nào có thể nối các hệ thống kinh doanh trực tiếp tới khách hàng, nhân viên, người bán hàng và các nhà cung cấp thông qua các mạng nhỏ (nội bộ bên trong và bên ngoài) và trên mạng toàn thế giới"[1].
Một số định nghĩa xác định phương tiện thực hiện hẹp hơn, chỉ bao gồm Internet. “Thương mại điện tử là thuật ngữ dùng để chỉ mua bán hàng hóa và các dịch vụ trên mạng Internet, đặc biệt là qua dịch vụ World Wide Web”[21, 334]. Việc giới hạn hẹp phương tiện hoạt động chỉ qua Internet có ưu điểm là xác định cụ thể phương tiện thực hiện, thuận lợi cho việc đánh giá, đo lường nhưng không bao quát được toàn bộ môi trường hoạt động TMĐT, nhất là trong xu thế hiện nay CNTT dang phát triển không ngừng, các phương tiện thực hiện TMĐT ngày càng mở rộng và phát triển.
Theo UNCTAD, rất nhiều định nghĩa về TMĐT chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm thực tế và thường không đánh giá hết sự quan trọng thực sự của TMĐT cũng như những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế. UNCTAD cho rằng đó là những định nghĩa mang tính mô tả (descriptive definitions) và đã đưa ra hai định nghĩa mang tính hành động (operational definitions) về TMĐT, với quan niệm định nghĩa mang tính hành động sẽ là cơ sở thực tiễn cho hành động. Định nghĩa thứ nhất (định nghĩa theo chiều ngang - horizontal definition), dưới góc độ quan tâm của doanh nghiệp, chủ yếu đề cập tới các khía cạnh giao dịch của TMĐT, còn định nghĩa thứ hai (định nghĩa theo chiều dọc - vertical definition), dưới góc độ quan tâm của chính phủ, chủ yếu đề cập tới các yêu cầu cần thiết đề có thể thực thi một chiến lược TMĐT [25, 14-16].
Định nghĩa trên phương diện doanh nghiệp:
Nếu một doanh nghiệp có ý định bước vào lĩnh vực TMĐT, doanh nghiệp đó cần xem xét có thể đáp ứng các yêu cầu cần thiết để có thể thực hiện TMĐT hay không. Những nhà quản lý của các doanh nghiệp sẽ so sánh "chuỗi cung ứng thông thường" với "chuỗi cung ứng TMĐT" họ có thể thiết lập. Khi làm việc đó, họ sẽ phải xem xét tới khả năng thực hiện và cơ sở thực tiễn qua các chức năng kinh doanh theo thứ tự nối tiếp như sau: Tiếp thị - Bán hàng - Giao hàng - Thanh toán (Marketing - Sales - Delivery - Payment). Có thể tóm tắt mô hình MSDP như đồ hình dưới đây :
1. Building confidence - Electronic Commerce and Development. UNCTAD, 2000.
2. E-commerce and development Report 2001 - UNCTAD.
3. E-commerce and Development Report 2002 - UNCTAD.
4. E-commerce and LDCs challenges for enterprises and governments. UNCTAD, 2000.
5. Electronic commerce: Legal considerations. UNCTAD, May 1998.
6. E-commerce for development: prospects and policy issues. OECD, 2000.
7. Electronic commerce: a cluster approach to the negotiation of input services. OECD 2001.
8. International survey of e-commerce 2000. WITSA.
9. Swasti Mitter, báo cáo tại Hội thảo các chuyên gia của UNCTAD về Chiến lược Thương mại điện tử, tại Geneva ngày 10-12 tháng 7 năm 2002.
10. Primer on electronic commerce and intellectual property issues. WIPO. May 2000.
11. Tariffs, Taxes and Electronic commerce: Revenue implications for developing countries. UNCTAD, 2000.
12. Toward e-development in Asia and the Pacific: A Strategic Approach for Information and Communication Technology. ADB. June 2001.
13. Understanding the digital divide. OECD, 2001.
14. Vietnam e-trade bridge, International Trade Centre và Cục Xúc tiến thương mại, tháng 1-2002.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ATM Máy thu phát ngân tự động
B2B Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp
B2C Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
B2G Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ
BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
CNTT Công nghệ thông tin
IDC Tập đoàn dữ liệu quốc tế
ISP Nhà cung cấp dịch vụ Internet
OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
SWIFT Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng quốc tế
TMĐT Thương mại điện tử
UNCTAD Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
VIETRADE Cục Xúc tiến thương mại
WB Ngân hàng Thế giới
WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
MỤC LỤC
Mở đầu
CHƯƠNG 1
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Thương mại điện tử - Khía cạnh lý thuyết
1.1.1. Định nghĩa Thương mại điện tử. 6
1.1.2. Các loại hình hoạt động chủ yếu trong TMĐT. 11
1.1.3. Những điều kiện phát triển TMĐT. 13
1.1.4. Vai trò của của TMĐT. 22
1.2. Quá trình phát triển thương mại điện tử trên thế giới.
1.2.1. Những tiền đề của sự hình thành và phát triển TMĐT
trên thế giới. 31
1.2.2. Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới những năm qua. 34
1.2.3. Xu hướng phát triển TMĐT trong những năm tới. 39
1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển thương mại điện tử.
1.3.1. Tình hình phát triển TMĐT tại Trung Quốc
những năm gần đây. 43
1.3.2. Vai trò của Chính phủ Trung Quốc
đối với sự phát triển TMĐT. 45
1.3.3. Những trở ngại đối với sự phát triển TMĐT
ở Trung Quốc hiện nay. 48
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
2.1. Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
2.1.1. Trình độ nhận thức và sự tiếp cận, tham gia TMĐT
của các doanh nghiệp Việt Nam còn sơ khai. 54
2.1.2. Nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực nhận thức của
các nhà quản lý, các doanh nghiệp và công chúng về TMĐT
đã được triển khai và đã có những kết quả bước đầu
trong những năm gần đây. 57
2.1.3. Việt Nam cũng đã tiến hành một số chương trình thử nghiệm giao dịch thương mại điện tử song phương. 58
2.1.4. Việt Nam đó tham gia cỏc thảo luận và cam kết quốc tế về thương mại điện tử - tiền đề quan trọng cho hoạt động hợp tác quốc tế về thương mại điện tử. 59
2.1.5. Bước đầu hình thành hệ thống cơ quan chuyên trách
về CNTT và TMĐT ở Việt Nam. 60
2.1.6. Việt Nam đã chú trọng triển khai ứng dụng CNTT
trong các hoạt động quản lý Nhà nước. 61
2.2. Thực trạng các nhân tố quyết định sự phát triển
thương mại điện tử ở Việt Nam.
2.2.1. Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin. 66
2.2.2. Nguồn nhân lực 75
2.2.3. Khuôn khổ pháp lý. 80
2.2.4. Môi trường kinh tế - xã hội. 84
2.2.5. Hệ thống thanh toán tự động. 88
2.2.6. An toàn và bảo mật. 93
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
3.1. Những quan điểm chung trong quá trình phát triển
thương mại điện tử ở Việt Nam.
3.1.1. Sự phát triển TMĐT cần tuân thủ cơ chế thị trường
cùng với sự tác động tích cực của Nhà nước. 96
3.1.2. Phát triển TMĐT dựa trên sự mở rộng hợp tác quốc tế và
cần phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. 97
3.1.3. Chiến lược phát triển TMĐT cần phù hợp và kết hợp chặt chẽ
với những nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. 98
3.2. Kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển
thương mại điện tử ở Việt Nam.
3.2.1. Phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin. 100
3.2.2. Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao
năng lực nhận thức của toàn xã hội về TMĐT. 103
3.2.3. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. 107
3.2.4. Hoàn thiện môi trường kinh tế. 110
3.2.5. Phát triển các hình thức thanh toán điện tử. 114
3.2.6. Xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn và bảo mật. 115
3.2.7. Khắc phục những hạn chế, những tác động tiêu cực nảy sinh trong quá trình ứng dụng và phát triển TMĐT ở Việt Nam. 117
Kết luận 119
Tài liệu tham khảo 123
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘi
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài.
Thành tựu to lớn của CNTT trong những thập kỷ qua đã tạo ra nhiều ứng dụng mới, là tiền đề "số hóa" cho các hoạt động kinh tế - xã hội của thế kỷ XXI. Từ khi mạng Internet được đưa vào sử dụng, thương mại điện tử (e-commerce) đã phát triển với tốc độ rất nhanh trên phạm vi toàn cầu, dù ở các hình thức, các mức độ khác nhau tuỳ theo từng quốc gia, từng khu vực. Thương mại điện tử được ứng dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển. Nhiều nước đang phát triển đã và đang chú trọng ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã thực sự trở thành một chủ đề mang tính thời sự trong đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, thương mại điện tử là một loại hình hoạt động mới trong nền kinh tế thị trường, hàm chứa nhiều đặc thù và đang từng bước định hình và hoàn thiện trên mọi quy mô - quốc tế, quốc gia và đối với từng doanh nghiệp. Thương mại điện tử vẫn là một chủ đề còn rất mới mẻ đối với giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử đòi hỏi sự thống nhất về mặt lý luận, nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đối với Việt Nam, phát triển thương mại điện tử là một xu thế tất yếu. Việt Nam cũng đã bắt đầu từng bước tiếp cận thương mại điện tử. Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã khẳng định chủ trương “phát triển thương mại điện tử”[22, 178] và đẩy mạnh “nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến thương mại điện tử”[22, 334]. Qua hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một nước đang phát triển, trình độ sản xuất thấp; thể chế kinh tế và nhiều yếu tố thị trường vẫn đang trong quá trình tạo lập. Cho nên, để có thể tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, cần xác định rõ những vấn đề đặt ra, nhất là đối với các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử.
Vì vậy, “Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần tìm hiểu một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu.
Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế, như: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB),... Trên thế giới, đông đảo các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các trường đại học rất chú ý quan tâm tới thương mại điện tử. Nhiều quốc gia đã thành lập các cơ quan chuyên nghiên cứu về thương mại điện tử. Trên thế giới hiện có một số tạp chí và Web site chuyên khảo về thương mại điện tử. Trong vài năm gần đây, nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về thương mại điện tử liên tục được tổ chức.
Ở Việt Nam, thương mại điện tử đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Đảng và Nhà nước đã xác định đường lối, chủ trương từng bước ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Hiện nay, thương mại điện tử cũng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành như bưu chính viễn thông, thương mại,..., nhiều tổ chức Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam,... Bộ Thương mại cũng đã thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng và phát triển thương mại điện tử do Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh làm Trưởng ban. Bộ Thương mại cũng đang triển khai dự án nghiên cứu ứng dụng và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Nhiều hội nghị, hội thảo về thương mại điện tử đã được tổ chức. Thương mại điện tử đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ mang tính tiếp cận ban đầu, hay mới chỉ đề cập tới một vài khía cạnh nhất định của thương mại điện tử. Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử vẫn còn rất mới mẻ, cần đi sâu nghiên cứu. Cho tới nay, “Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” là một đề tài có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, nhưng chưa được tiến hành nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu.
Qua sự khái quát những nhận thức cơ bản về thương mại điện tử và bước đầu tổng kết thực tiễn hình thành, phát triển thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế, luận văn sẽ phân tích thực trạng tiếp cận thương mại điện tử ở Việt Nam, đi sâu phân tích các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
Dựa trên những phân tích về tình hình tiếp cận và thực trạng các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo lập cơ sở cho sự tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nhìn chung, các nghiên cứu về thương mại điện tử tập trung trên hai phương diện. Phương diện vi mô chú trọng nghiên cứu thương mại điện tử trong phạm vi doanh nghiệp, từ việc xây dựng chiến lược thương mại điện tử tới những tác nghiệp thương mại điện tử trong doanh nghiệp... Phương diện vĩ mô nghiên cứu thương mại điện tử trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc gia và quốc tế, nghiên cứu thương mại điện tử trong mối tương quan với các vấn đề kinh tế vĩ mô, nghiên cứu môi trường vĩ mô cho sự phát triển thương mại điện tử.
Dước góc nhìn của khoa học kinh tế - chính trị, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và thực tiễn hoạt động thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế và Việt Nam. Qua đó, phân tích những biến chuyển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xu thế "số hóa". Dựa trên cơ sở đó, phân tích môi trường vĩ mô và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định, đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
Do giới hạn về khuôn khổ của bản luận văn cao học, về kinh nghiệm quốc tế, bài viết chỉ nghiên cứu sự phát triển TMĐT ở một nước cụ thể là Trung Quốc - một nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, tác giả ứng dụng đồng thời và hài hòa những phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong kinh tế chính trị như:
- Phương pháp duy vật biện chứng.
- Phương pháp duy vật.
Trong đó, chú trọng sử dụng các phương pháp như:
+ Phương pháp trừu tượng hóa.
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp.
6. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài:
- Hệ thống hóa dưới góc độ lý thuyết những vấn đề cơ bản về thương mại điện tử.
- Phân tích, đánh giá quá trình hình thành và phát triển thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế và Việt Nam, chỉ ra các nhân tố và điều kiện cần thiết cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển TMĐT ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo lập cơ sở cho sự tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn:
Luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Thương mại điện tử - cơ sở lý luận và thực tiễn, gồm 3 tiết.
Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, gồm 2 tiết.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, gồm 2 tiết.
CHƯƠNG 1
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KHÍA CẠNH LÝ THUYẾT.
1.1.1. Định nghĩa Thương mại điện tử.
Trải qua gần một thập kỷ hình thành và phát triển, thương mại điện tử (electronic commerce hay e-commerce) đã từng có nhiều tên gọi như: "thương mại trực tuyến" (online trade), "thương mại điều khiển học" (cybertrade), "kinh doanh điện tử" (electronic business hay e-business), "thương mại không giấy tờ" (paperless commerce hay paperless trade)... Gần đây, cách gọi "thương mại điện tử" (e-commerce) được sử dụng phổ biến, rồi trở thành quy ước chung, đưa vào văn bản pháp luật quốc tế, dù rằng các tên gọi khác vẫn có thể được sử dụng và được hiểu tương tự [2, 5].
Tới nay, quan niệm về “thương mại điện tử” cũng rất khác nhau trên phạm vi quốc tế, rất nhiều tổ chức và cá nhân đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về “thương mại điện tử” (e-commerce). Các định nghĩa về thương mại điện tử rất đa dạng và có khá nhiều điểm khác biệt. Sự khác biệt chủ yếu trên 2 khía cạnh: phương tiện thực hiện (qua Internet hay qua các phương tiện điện tử nói chung,...) và nội dung của hoạt động thương mại (bao gồm nhiều lĩnh vực hay chỉ bó hẹp trong một số lĩnh vực).
Một số định nghĩa xác định nội dung hoạt động là các hoạt động thương mại và phương tiện thực hiện là các phương tiện điện tử hay các mạng viễn thông nói chung. "Thương mại điện tử, định nghĩa một cách đơn giản, là những giao dịch thương mại trong lĩnh vực dịch vụ bằng các phương tiện điện tử”. (Transatlantic Business Dialogue Electronic Commerce White Paper, 1997) [28]. “Thương mại điện tử gồm tất cả các hình thức giao dịch thương mại, với chủ thể tham gia gồm cả các tổ chức và các cá nhân, dựa trên sự xử lý và truyền các dữ liệu số hóa, bao gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh” (OECD, 1997) [30]. “Thương mại điện tử là sự tiến hành các hoạt động thương mại, mà các hoạt động đó dẫn tới sự trao đổi giá trị thông qua các mạng viễn thông” (European Information Technology Obervatory 1997) [24]. "Thương mại điện tử là việc sử dụng công nghệ có liên quan đến Internet để cải tiến và chuyển hỡnh thỏi của cỏc hoạt động kinh doanh quan trọng. Thương mại điện tử là bất kỳ hoạt động nào có thể nối các hệ thống kinh doanh trực tiếp tới khách hàng, nhân viên, người bán hàng và các nhà cung cấp thông qua các mạng nhỏ (nội bộ bên trong và bên ngoài) và trên mạng toàn thế giới"[1].
Một số định nghĩa xác định phương tiện thực hiện hẹp hơn, chỉ bao gồm Internet. “Thương mại điện tử là thuật ngữ dùng để chỉ mua bán hàng hóa và các dịch vụ trên mạng Internet, đặc biệt là qua dịch vụ World Wide Web”[21, 334]. Việc giới hạn hẹp phương tiện hoạt động chỉ qua Internet có ưu điểm là xác định cụ thể phương tiện thực hiện, thuận lợi cho việc đánh giá, đo lường nhưng không bao quát được toàn bộ môi trường hoạt động TMĐT, nhất là trong xu thế hiện nay CNTT dang phát triển không ngừng, các phương tiện thực hiện TMĐT ngày càng mở rộng và phát triển.
Theo UNCTAD, rất nhiều định nghĩa về TMĐT chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm thực tế và thường không đánh giá hết sự quan trọng thực sự của TMĐT cũng như những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế. UNCTAD cho rằng đó là những định nghĩa mang tính mô tả (descriptive definitions) và đã đưa ra hai định nghĩa mang tính hành động (operational definitions) về TMĐT, với quan niệm định nghĩa mang tính hành động sẽ là cơ sở thực tiễn cho hành động. Định nghĩa thứ nhất (định nghĩa theo chiều ngang - horizontal definition), dưới góc độ quan tâm của doanh nghiệp, chủ yếu đề cập tới các khía cạnh giao dịch của TMĐT, còn định nghĩa thứ hai (định nghĩa theo chiều dọc - vertical definition), dưới góc độ quan tâm của chính phủ, chủ yếu đề cập tới các yêu cầu cần thiết đề có thể thực thi một chiến lược TMĐT [25, 14-16].
Định nghĩa trên phương diện doanh nghiệp:
Nếu một doanh nghiệp có ý định bước vào lĩnh vực TMĐT, doanh nghiệp đó cần xem xét có thể đáp ứng các yêu cầu cần thiết để có thể thực hiện TMĐT hay không. Những nhà quản lý của các doanh nghiệp sẽ so sánh "chuỗi cung ứng thông thường" với "chuỗi cung ứng TMĐT" họ có thể thiết lập. Khi làm việc đó, họ sẽ phải xem xét tới khả năng thực hiện và cơ sở thực tiễn qua các chức năng kinh doanh theo thứ tự nối tiếp như sau: Tiếp thị - Bán hàng - Giao hàng - Thanh toán (Marketing - Sales - Delivery - Payment). Có thể tóm tắt mô hình MSDP như đồ hình dưới đây :
1. Building confidence - Electronic Commerce and Development. UNCTAD, 2000.
2. E-commerce and development Report 2001 - UNCTAD.
3. E-commerce and Development Report 2002 - UNCTAD.
4. E-commerce and LDCs challenges for enterprises and governments. UNCTAD, 2000.
5. Electronic commerce: Legal considerations. UNCTAD, May 1998.
6. E-commerce for development: prospects and policy issues. OECD, 2000.
7. Electronic commerce: a cluster approach to the negotiation of input services. OECD 2001.
8. International survey of e-commerce 2000. WITSA.
9. Swasti Mitter, báo cáo tại Hội thảo các chuyên gia của UNCTAD về Chiến lược Thương mại điện tử, tại Geneva ngày 10-12 tháng 7 năm 2002.
10. Primer on electronic commerce and intellectual property issues. WIPO. May 2000.
11. Tariffs, Taxes and Electronic commerce: Revenue implications for developing countries. UNCTAD, 2000.
12. Toward e-development in Asia and the Pacific: A Strategic Approach for Information and Communication Technology. ADB. June 2001.
13. Understanding the digital divide. OECD, 2001.
14. Vietnam e-trade bridge, International Trade Centre và Cục Xúc tiến thương mại, tháng 1-2002.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ATM Máy thu phát ngân tự động
B2B Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp
B2C Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
B2G Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ
BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
CNTT Công nghệ thông tin
IDC Tập đoàn dữ liệu quốc tế
ISP Nhà cung cấp dịch vụ Internet
OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
SWIFT Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng quốc tế
TMĐT Thương mại điện tử
UNCTAD Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
VIETRADE Cục Xúc tiến thương mại
WB Ngân hàng Thế giới
WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
MỤC LỤC
Mở đầu
CHƯƠNG 1
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Thương mại điện tử - Khía cạnh lý thuyết
1.1.1. Định nghĩa Thương mại điện tử. 6
1.1.2. Các loại hình hoạt động chủ yếu trong TMĐT. 11
1.1.3. Những điều kiện phát triển TMĐT. 13
1.1.4. Vai trò của của TMĐT. 22
1.2. Quá trình phát triển thương mại điện tử trên thế giới.
1.2.1. Những tiền đề của sự hình thành và phát triển TMĐT
trên thế giới. 31
1.2.2. Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới những năm qua. 34
1.2.3. Xu hướng phát triển TMĐT trong những năm tới. 39
1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển thương mại điện tử.
1.3.1. Tình hình phát triển TMĐT tại Trung Quốc
những năm gần đây. 43
1.3.2. Vai trò của Chính phủ Trung Quốc
đối với sự phát triển TMĐT. 45
1.3.3. Những trở ngại đối với sự phát triển TMĐT
ở Trung Quốc hiện nay. 48
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
2.1. Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
2.1.1. Trình độ nhận thức và sự tiếp cận, tham gia TMĐT
của các doanh nghiệp Việt Nam còn sơ khai. 54
2.1.2. Nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực nhận thức của
các nhà quản lý, các doanh nghiệp và công chúng về TMĐT
đã được triển khai và đã có những kết quả bước đầu
trong những năm gần đây. 57
2.1.3. Việt Nam cũng đã tiến hành một số chương trình thử nghiệm giao dịch thương mại điện tử song phương. 58
2.1.4. Việt Nam đó tham gia cỏc thảo luận và cam kết quốc tế về thương mại điện tử - tiền đề quan trọng cho hoạt động hợp tác quốc tế về thương mại điện tử. 59
2.1.5. Bước đầu hình thành hệ thống cơ quan chuyên trách
về CNTT và TMĐT ở Việt Nam. 60
2.1.6. Việt Nam đã chú trọng triển khai ứng dụng CNTT
trong các hoạt động quản lý Nhà nước. 61
2.2. Thực trạng các nhân tố quyết định sự phát triển
thương mại điện tử ở Việt Nam.
2.2.1. Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin. 66
2.2.2. Nguồn nhân lực 75
2.2.3. Khuôn khổ pháp lý. 80
2.2.4. Môi trường kinh tế - xã hội. 84
2.2.5. Hệ thống thanh toán tự động. 88
2.2.6. An toàn và bảo mật. 93
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
3.1. Những quan điểm chung trong quá trình phát triển
thương mại điện tử ở Việt Nam.
3.1.1. Sự phát triển TMĐT cần tuân thủ cơ chế thị trường
cùng với sự tác động tích cực của Nhà nước. 96
3.1.2. Phát triển TMĐT dựa trên sự mở rộng hợp tác quốc tế và
cần phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. 97
3.1.3. Chiến lược phát triển TMĐT cần phù hợp và kết hợp chặt chẽ
với những nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. 98
3.2. Kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển
thương mại điện tử ở Việt Nam.
3.2.1. Phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin. 100
3.2.2. Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao
năng lực nhận thức của toàn xã hội về TMĐT. 103
3.2.3. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. 107
3.2.4. Hoàn thiện môi trường kinh tế. 110
3.2.5. Phát triển các hình thức thanh toán điện tử. 114
3.2.6. Xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn và bảo mật. 115
3.2.7. Khắc phục những hạn chế, những tác động tiêu cực nảy sinh trong quá trình ứng dụng và phát triển TMĐT ở Việt Nam. 117
Kết luận 119
Tài liệu tham khảo 123
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘi
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: