tranmainhatk5
New Member
THUYẾT MINH VỀ CHIẾC NÓN LÁ - THUYẾT MINH VỀ CHIẾC NÓN LÁ VIỆT NAM
Trong bài thơ Bài thơ đan nón, Nguyễn Khoa Điềm đã có những lời mời thật đáng yêu:
Sao anh không về thăm quê em,
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên.
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón,
Mười sáu vành mười sáu trăng lên.
Những câu thơ thật đẹp, gợi nhắc đến một nét văn hoá độc đáo của Việt Nam: Chiếc nón lá.
Nón lá có từ rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 năm đến 3500 năm về trước.
Từ xưa, nghề làm nón đã rất phổ biến ở Việt Nam. Những cái tên như nón Gò Găng, nón Tây Hồ, nón Truồi, nón Phú Cam, nón La Sơn, nón làng Chuông... đã trở nên khá thân thiết trong lòng người Việt Nam.
Chiếc nón lá cũng có nhiều kiểu, nhiều vẻ như: nón quai thao, nón dấu, nón bài thơ, nón cời, nón gõ, nón lá sen...Vật liệu dùng làm nón lấy từ nguồn sản phẩm của núi rừng như tre, trúc, lá nón. Việt Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên, U Minh... là nguồn vô tận về lá nón. Lá cọ, lá kè cũng dùng để làm nón.
Nghề chằm nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ mà cả những người đàn ông trong gia đình cũng có thể giúp chuốt vành, lên khung nón. Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre cho thật tròn và óng chuốt rồi uốn thành 16 nan vành một cách công phu, sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Người phụ nữ thì nức vành và ủi lá. 16 vòng nan tre xếp tròn đường kính từ nhỏ xíu trên đỉnh nón rồi lớn dần theo vành nón. Nói về lá, để có được lá đẹp, người thợ thường phải chọn lá có màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Khi xây và lớp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có dáng thanh, nhẹ. Sau đó, họ dùng những sợi cước mảnh để may những lá nón lại. Thao tác này đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ thì nón mới không bị thô.
Chiếc nón đem đến cái duyên dáng, dịu dàng cho người phụ nữ. Bởi vậy mà yêu cầu về tính thẩm mĩ của chiếc nón lá ngày một cao hơn. Vành nón chuốt nhỏ hơn, lá non được sấy trắng hơn, những sợi cước trắng được dùng làm chỉ khâu thay cho những sợi móc đen ngày trước. Khi nón chằm hoàn tất, người thợ không quên đính thêm vào chóp nón một cái "xoài" bằng chỉ bóng láng để tạo thêm một nét duyên rồi quét thêm nhiều lớp dầu rái bên ngoài, đem phơi nắng để nón có độ bền đẹp.
Vào những thập niên 60 của thế kỉ trước, ông Bùi Quang Bặc - một nghệ nhân làm nón ở Tây Hồ và cũng là một người yêu thơ phú - đã nghĩa ra cách lồng các câu thơ vào giữa hai lớp lá để tăng thêm giá trị tinh thần và vẻ đẹp của nón. Cũng từ đó tên gọi "Nón bài thơ xứ Huế" ra đời. Trên vành nón mỏng, người thợ tạc những bức tranh như chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiên, những con đò trên dòng sông Hương Giang cùng với những nét chữ mềm mại, thật thơ...!
Nét đẹp và nét duyên của chiếc nón lá không thể không nói đến sự góp phần của quai nón. Rất nhiều chất liệu, sắc màu, người dùng có thể tuỳ theo lứa tuổi mà chọn lựa. Nón cho các thiếu nữ thì quai lụa thanh tao; nón cho các bà, các mẹ thì bằng vải hoa, vải nhung. Nón mảnh mai, quai êm dịu, cái duyên của người phụ nữ càng thêm đằm thắm.
Chiếc nón đã có mặt và song hành trong đời sống thường nhật của người Việt Nam. Nón là người bạn thuỷ chung của người nông dân chân lấm tay bùn trên ruộng cạn, ruộng sâu. Nón quai thao cùng các cô gái Kinh Bắc góp vui trong các lễ hội: hội Lim, hội chùa Dâu... Các cô thôn nữ làm duyên sau vành nón. Chiếc nón thanh nhẹ còn che chở cho đôi má các cô thêm xinh, thêm giòn. Hình ảnh các cô gái miền sông Hương núi Ngự trong chiếc áo dài thướt tha, dịu dàng, e lệ sau vành nón đã làm bao cậu khoá ngẩn ngơ:
Học trò trong Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành.
Nón còn đi vào đời sống văn hoá nghệ thuật. Chiếc nón của thơ ca, nhạc, họa đẹp lên nhiều lần dưới cái nhìn của các nghệ sĩ. Đặc biệt, trong nghệ thuật múa, chiếc nón tạo nên một điểm nhấn rất ấn tượng. Có phải vậy không mà những bạn bè quốc tế cũng rất yêu chiếc nón lá Việt Nam. Khi đến đất nước này, không ai mà không muốn có một chiếc nón lá để làm quà lưu niệm.
Ngày nay, ở các đô thị, không thấy học sinh đội nón đến trường mà chỉ thấy những chiếc mũ đủ màu sắc. Nhưng ở trên những đường làng, trong các chợ quê, chiếc nón trắng vẫn nhiều và thấy ưa nhìn, dễ mến. Các bà, các mẹ, các cô thôn nữ... làm sao rời được chiếc nón quê hương.
Diễn Đàn Kiến Thức - Chế bản từ .Các dạng bài tập làm văn lớp 8.
* Tham khảo thêm các bài viết "Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam" :
1. Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
2. Thuyết minh về chiếc nón lá của người Việt
3. Thuyết minh về nón lá Việt Nam .
Trong bài thơ Bài thơ đan nón, Nguyễn Khoa Điềm đã có những lời mời thật đáng yêu:
Sao anh không về thăm quê em,
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên.
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón,
Mười sáu vành mười sáu trăng lên.
Những câu thơ thật đẹp, gợi nhắc đến một nét văn hoá độc đáo của Việt Nam: Chiếc nón lá.
Nón lá có từ rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 năm đến 3500 năm về trước.
Từ xưa, nghề làm nón đã rất phổ biến ở Việt Nam. Những cái tên như nón Gò Găng, nón Tây Hồ, nón Truồi, nón Phú Cam, nón La Sơn, nón làng Chuông... đã trở nên khá thân thiết trong lòng người Việt Nam.
Chiếc nón lá cũng có nhiều kiểu, nhiều vẻ như: nón quai thao, nón dấu, nón bài thơ, nón cời, nón gõ, nón lá sen...Vật liệu dùng làm nón lấy từ nguồn sản phẩm của núi rừng như tre, trúc, lá nón. Việt Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên, U Minh... là nguồn vô tận về lá nón. Lá cọ, lá kè cũng dùng để làm nón.
Nghề chằm nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ mà cả những người đàn ông trong gia đình cũng có thể giúp chuốt vành, lên khung nón. Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre cho thật tròn và óng chuốt rồi uốn thành 16 nan vành một cách công phu, sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Người phụ nữ thì nức vành và ủi lá. 16 vòng nan tre xếp tròn đường kính từ nhỏ xíu trên đỉnh nón rồi lớn dần theo vành nón. Nói về lá, để có được lá đẹp, người thợ thường phải chọn lá có màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Khi xây và lớp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có dáng thanh, nhẹ. Sau đó, họ dùng những sợi cước mảnh để may những lá nón lại. Thao tác này đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ thì nón mới không bị thô.
Chiếc nón đem đến cái duyên dáng, dịu dàng cho người phụ nữ. Bởi vậy mà yêu cầu về tính thẩm mĩ của chiếc nón lá ngày một cao hơn. Vành nón chuốt nhỏ hơn, lá non được sấy trắng hơn, những sợi cước trắng được dùng làm chỉ khâu thay cho những sợi móc đen ngày trước. Khi nón chằm hoàn tất, người thợ không quên đính thêm vào chóp nón một cái "xoài" bằng chỉ bóng láng để tạo thêm một nét duyên rồi quét thêm nhiều lớp dầu rái bên ngoài, đem phơi nắng để nón có độ bền đẹp.
Vào những thập niên 60 của thế kỉ trước, ông Bùi Quang Bặc - một nghệ nhân làm nón ở Tây Hồ và cũng là một người yêu thơ phú - đã nghĩa ra cách lồng các câu thơ vào giữa hai lớp lá để tăng thêm giá trị tinh thần và vẻ đẹp của nón. Cũng từ đó tên gọi "Nón bài thơ xứ Huế" ra đời. Trên vành nón mỏng, người thợ tạc những bức tranh như chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiên, những con đò trên dòng sông Hương Giang cùng với những nét chữ mềm mại, thật thơ...!
Nét đẹp và nét duyên của chiếc nón lá không thể không nói đến sự góp phần của quai nón. Rất nhiều chất liệu, sắc màu, người dùng có thể tuỳ theo lứa tuổi mà chọn lựa. Nón cho các thiếu nữ thì quai lụa thanh tao; nón cho các bà, các mẹ thì bằng vải hoa, vải nhung. Nón mảnh mai, quai êm dịu, cái duyên của người phụ nữ càng thêm đằm thắm.
Chiếc nón đã có mặt và song hành trong đời sống thường nhật của người Việt Nam. Nón là người bạn thuỷ chung của người nông dân chân lấm tay bùn trên ruộng cạn, ruộng sâu. Nón quai thao cùng các cô gái Kinh Bắc góp vui trong các lễ hội: hội Lim, hội chùa Dâu... Các cô thôn nữ làm duyên sau vành nón. Chiếc nón thanh nhẹ còn che chở cho đôi má các cô thêm xinh, thêm giòn. Hình ảnh các cô gái miền sông Hương núi Ngự trong chiếc áo dài thướt tha, dịu dàng, e lệ sau vành nón đã làm bao cậu khoá ngẩn ngơ:
Học trò trong Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành.
Nón còn đi vào đời sống văn hoá nghệ thuật. Chiếc nón của thơ ca, nhạc, họa đẹp lên nhiều lần dưới cái nhìn của các nghệ sĩ. Đặc biệt, trong nghệ thuật múa, chiếc nón tạo nên một điểm nhấn rất ấn tượng. Có phải vậy không mà những bạn bè quốc tế cũng rất yêu chiếc nón lá Việt Nam. Khi đến đất nước này, không ai mà không muốn có một chiếc nón lá để làm quà lưu niệm.
Ngày nay, ở các đô thị, không thấy học sinh đội nón đến trường mà chỉ thấy những chiếc mũ đủ màu sắc. Nhưng ở trên những đường làng, trong các chợ quê, chiếc nón trắng vẫn nhiều và thấy ưa nhìn, dễ mến. Các bà, các mẹ, các cô thôn nữ... làm sao rời được chiếc nón quê hương.
Diễn Đàn Kiến Thức - Chế bản từ .Các dạng bài tập làm văn lớp 8.
* Tham khảo thêm các bài viết "Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam" :
1. Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
2. Thuyết minh về chiếc nón lá của người Việt
3. Thuyết minh về nón lá Việt Nam .