LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
LỜI NÓI ĐẦU
Văn hoá là một thực thể sống động, có sự vận động cả trong không gian và thời gian. Nhìn theo chiều thời gian, văn hoá Việt Nam là một diễn trình lịch sử nó có những quy luật phát triển của nó. Nhìn trong không gian văn hoá Việt Nam có sự vận động qua các vùng – xứ – miền khác nhau.
Trải dài từ Bắc vào Nam với dáng hình lưỡi gươm mở, nước Việt Nam bao gồm nhiều vùng sinh thái, văn hoá khác nhau. Trên đó là sự cộng cư cuả 54 tộc người cùng chung sống hoà hợp, đoàn kết và thân ái, điều đó khẳng định Việt Nam là quốc gia thống nhất trong đa dạng văn hoá. Điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử của các vùng đã tạo nên những nét tương đồng, có những nét dị biệt, do vậy chu trình vận động của văn hoá nước ta cũng được cảm nhận dưới hai chiều cảm quan và nhãn quan luôn chịu sự tác động của những điều kiện kể trên.
Chúng ta đang sống trong bối cảnh mà mối quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và trở thành xu thế chung của nhân loại. Trong bối cảnh ấy du lịch đã và đang trở thành nhịp cầu nối liền khoảng cách vùng miền và giữa các quốc gia, dân tộc, mối quan hệ, giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, các cá nhân trong đời sống văn hoá, xã hội. Mặt khác, hoạt động kinh tế du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.
Nhưng trên thực tế, du lịch văn hoá ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đầu tư tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo tàng. Khách du lịch chưa quan tâm, thậm chí còn thờ ơ đối với loại hình này. Vậy tại sao bảo tàng không có sức hấp dẫn lớn đối với du khách? Những vấn đề gì còn bất cập trong hoạt động của bảo tàng? làm thế nào để thu hút khách du lịch đến với bảo tàng, để bảo tàng trở thành địa chỉ du lịch văn hoá hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Xuất phát từ thực tế trên, bước đầu tác giả đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu một bảo tàng cụ thể với đề tài “ Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Du lịch mới chỉ phát triển ở Việt Nam những năm gần đây khi Đảng và Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới, nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhu cầu du lịch tìm hiểu về văn hóa cũng đòi hỏi cấp bách hơn bao giờ hết. Mặt khác, công cuộc đổi mới cũng thu hút một lượng khách quốc tế lớn đến tìm hiểu, làm ăn, hợp tác du lịch tại Việt Nam, đồng thời họ là những người có nhu cầu rất lớn tìm hiểu về lịch sử văn hoá của dân tộc này.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam được thành lập vào tháng 11 năm 1997 và là bảo tàng trẻ nhất trong hệ thống Bảo tàng quốc gia ở Việt Nam. Trong những năm qua bằng những hoạt động của mình,với thế mạnh riêng, Bảo tàng Dân tộc học đã dần khẳng định được vị thế và trở thành một trong những bảo tàng có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, một trong những địa điểm du lịch mà khách không thể bỏ qua nếu như họ đến Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Vì vậy, việc tìm hiểu đánh giá về tiềm năng du lịch văn hoá của Bảo tàng Dân tộc học là điều nên làm và là đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa đối với sinh viên ngành du lịch.
2. Phương pháp nghiên cứu và mục đích của đề tài.
Để thực hiện và hoàn thành tốt đề tài, tác giả đã có một thời gian thực tập ở bảo tàng dân tộc học và Bảo tàng lịch sử để có thể tìm hiểu và tiếp cận các đối tượng của đề tài, kết hợp với việc sưu tầm tài liệu và tiếp cận các đối tượng của đề tài, tác giả cũng thực hiện các chuyến điền giã nhằm điều tra thăm dò ý kiến của khách tham quan về bảo tàng dân tộc học.
Trên cơ sở đó, bước đầu tác giả cố gắng tìm hiểu nguyên nhân về sức hấp dẫn và những tồn tại của Bảo tàng Dân tộc học đối với khách du lịch và đưa ra một số ý kiến nhằm phát triển hoạt động du lịch ở đây.
3. Tình hình nghiên cứu và phạm vi của đề tài.
Mặc dù là một bảo tàng mới thành lập nhưng có rất nhiều tài liệu khác nhau, các công trình nghiên cứu về bảo tàng. Song để tiếp cận với bảo tàng dân tộc học dưới hình thái của hoạt động du lịch thông qua hệ quy chiếu của văn hoá du lịch thì còn rất ít và chưa đồng bộ.
Vì vậy trong đề tài này, trên cơ sở kế thừa kế thừa tổng hợp và sử dụng những nguồn tư liệu khác nhau kết hợp với một khoảng thời gian ngắn đi thực tập điền dã, tác giả mong muốn tiếp cận với bảo tàng Dân tộc học với tư cách là một sinh viên khoa du lịch để từ đó chỉ ra tiềm năng du lịch to lớn của bảo tàng cũng như những điều còn hạn chế bất cập cho sự phát triển du lịch văn hoá của bảo tàng này. Đồng thời đưa ra những nhận xét cảm quan của mình nhằm góp phần thúc đẩy sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước đối với bảo tàng cũng như góp phần nhỏ bé của mình đưa bảo tàng trở thành một địa chỉ du lịch văn hoá không thể nào quên đối với mỗi du khách, xứng đáng là điểm đến trong thiên niên kỷ mới của Hà Nội- Việt Nam trong tương lai.
4. Những đóng góp của đề tài.
Là sinh viên khoa du lịch, được tiếp cận với bảo tàng dân tộc học thông qua lĩnh vực văn hoá du lịch, tác giả mong muốn góp phần nhỏ bé của mình cùng các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tàng, các công ty du lịch trình bày một cách có hệ thống về:
1. Những giá trị về văn hoá của các tộc người trên dải đất Việt Nam.
2.Đối với hoạt động du lịch cần làm sáng tỏ những giá trị tiềm năng du lịch.
3. Đưa ra những hướng nhằm khai thác tốt hơn thế mạnh của bảo tàng mà vẫn giữ được giá trị vốn có của nó.
5. Bố cục của luận văn.
Luận văn được chia làm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung chia làm 4 chương:
Chương I: Giới thiệu chung về bảo tàng dân tộc học và vai trò của nó trong phát triển du lịch.
1.1. Giới thiệu về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng.
1.1.2. Tổ chức và nhân lực.
1.2. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam với du lịch văn hoá.
1.2.1. Vai trò của Bảo tàng đối với nền văn hoá xã hội của Quốc gia.
1.2.2. Bảo tàng Dân tộc học – một địa chỉ mới cho du khách.
Chương II: Nội dung trưng bày và hiện trạng hoạt động của Bảo tàng Dân tộc học.
2.1. Nội dung của hệ thống trưng bày.
2.1.1. Những hình ảnh chung về dân tộc Việt nam.
2.1.2. Phần giới thiệu về không gian văn hoá của người Việt- dân tộc chủ thể ở Việt Nam.
2.1.3. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các dân tộc Mường, Thổ Chứt
2.1.4. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Tày, Thái, Ka Đai.
2.1.5. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các dân tọcc nhóm ngôn ngữ Hmông- Dao, Tạng- Miến và ngưòi Sán Dìu, người Ngái.
2.1.6. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ Me ở miền Núi.
2.1.7. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo ở miền Núi.
2.1.8. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các dân tộc Chăm, Hoa, Khơ Me.
2.1.9. Phần giới thiệu về sự giao lưu giữa các dân tộc.
2.2. Quan điểm và phương pháp trưng bày, giới thiệu.
2.3. Trưng bày ngoài trời.
2.4. Phòng khám phá dành cho trẻ em.
2.5. Các hoạt động trình diễn
2.6. Trưng bày về ASEAN
2.7. Hợp tác quốc tế.
Chương III: Khảo sát về hình ảnh của bảo tàng trong con mắt khách du lịch.
3.1. Khảo sát đối với khách du lịch nội địa.
3.1.1. Một số kết quả khảo sát.
3.1.2. Một vài nhận xét thông qua kết quả điều tra
3.2. Khảo sát với khách du lịch quốc tế.
3.2.1. Một số kết quả khảo sát.
3.2.2. Một vài nhận xét thông qua kết quả điều tra.
3.3. Nhận xét chung về hoạt động thu hút khách du lịch ở Bảo tàng Dân tộc học.
3.3.1. Điểm mạnh.
3.3.2. Điểm yếu.
Chương IV: Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến với Bảo tàng Dân tộc học.
Phương hướng phát triển bảo tàng dân tộc học trong thời gian tới.
Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động du lịch ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Giải pháp đẩy mạnh công tác quảng cáo, Marketing.
4.2.2. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp cho bảo tàng.
4.2.3. Giải pháp xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
4.2.4. Các hoạt động của bảo tàng.
Phần cuối là phụ lục và tài liệu tham khảo.
Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
1.1. GIỚI THIỆU VỀ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC Ở VIỆT NAM.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng.
Loại hình bảo tàng dân tộc học ở Việt Nam còn mới mẻ nhưng rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn về nhiều phương diện trên quy mô quốc gia cũng như ở từng địa phương. Nước ta có tới 54 dân tộc, nên ngay từ năm 1981, nhà nước đã chủ trương hình thành một Bảo tàng Dân tộc học đặt tại thủ đô Hà Nội. Công trình Bảo tàng Dân tộc học được chính thức phê duyệt luận chứng kinh tế – kỹ thuật ngày 14/12/1987 và được nhà nước cấp đất để xây dựng năm 1987 là 2.500 m2, năm 1988 là 9.500 m2 và năm 1990 thủ tướng chính phủ có quyết định giao toàn bộ 3,27 ha.
Bảo tàng bắt đầu được cấp vốn chuẩn bị đầu tư vào năm 1986. Công việc khởi công xây dựng móng triển khai từ cuối 1989. Theo luận chứng kinh tế kỹ thuật, tổng kinh phí để xây dựng là 27 tỷ chưa kể khoảng 4 tỷ cho việc sưu tầm hiện vật và tổ chức trưng bày.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có kiến trúc mô phỏng hình trống đồng – một biểu tượng của nền văn hoá Việt Nam, do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh – người dân tộc Tày (công ty xây dựng nhà ở và công trình công cộng – Bộ xây dựng ) thiết kế. Nội thất công trình do bà kiến trúc sư Ve’ronique Dollfus ( người Pháp thiết kế ).
Sau nhiều năm chuẩn bị về mặt cơ sở vật chất và chuyên môn ngày 12 tháng 11 năm 1997, nhân dịp lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh khối Pháp ngữ lần thứ 7, bảo tàng được Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và tổng thống Pháp Jac Queschirac cắt băng khánh thành mở cửa phục vụ khách tham quan.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đặt trên một khu đất rộng trên đường Nguyễn Văn Huyên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, cách trung tâm thủ đô 8km. Đây vốn là vùng đất canh tác nông nghiệp của cư dân sở tại. Tất cả các công trình cơ sở hạ tầng đều mới được xây dựng cùng với quá trình hình thành Bảo tàng kể cả đoạn đường lớn dài khoảng 700m từ đường Hoàng Quốc Việt rẽ vào bảo tàng (trong tương lai nó sẽ được kéo dài tiếp đến khách sạn Deawoo bên đường Cầu Giấy và Liễu Giai ).
Bảo tàng gồm hai khu vực chính : Trong nhà và ngoài trời. Khu vực trong nhà bao gồm các khối nhà : Nhà trưng bày , cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản, các bộ kỹ thuật, hội trường …. Các khối nhà này liên hoàn với nhau có các lối đi được thiết kế hợp lý. Khu vực ngoài trời giới thiệu một số công trình kiến trúc của một số dân tộc như : nhà người Chăm, nhà người Việt, Thuỷ đình, nhà của người Êđê, nhà mồ GiaRai, nhà mồ CơTu, nhà người Dao, nhà người Hà Nhì và nhà người Tày.
Tổng diện tích xây dựng là 2.480m2
Kết Luận
Do sự tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, ngành du lịch thế giới- một ngành kinh tế được mệnh danh là: “ngành công nghiệp không khói” đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Ngày nay, nền kinh tế du lịch thế giới đã khẳng định được vị trí xứng đáng của mình trong nền kinh tế toàn cầu.
Ở Việt Nam chúng ta, Du lịch cũng không ngừng được phát triển. Việt Nam được thế giới công nhận là nước tăng trưởng du lịch cao so với các nước trong khu vực và thế giới.
Hiện nay, ngành du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Nó không chỉ mang lại lợi nhuận cho những nhà kinh doanh mà còn mang lại thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó nghành du lịch còn đóng vai trò quan trọng đối với việc giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, khơi dậy nét đặc sắc của mỗi vùng.
Bảo tàng Dân tộc Việt Nam tuy mới thành lập(1997) nhưng đã khẳng định được vị thế của mình và trở thành bảo tàng có sức hấp dẫn nhất đối với du khách hiện nay.
Bảo tàng Dân tộc học là một cơ quan văn hoá có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Đó là nơi khai thác tính đa dạng, phong phú của mỗi nền văn hoá các dân tộc, góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trong nước và trên thế giới thông qua các hoạt động như: nghiên cứu khoa học, sưu tầm, bảo quản, phân loại, đánh giá phục chế, trưng bày, giới thiệu... những giá trị văn hoá, lịch sử của các dân tộc Việt Nam. Sự đa dạng, phong phú trong các hoạt động đã làm cho hình ảnh của bảo tàng luôn trở nên sống động và hấp dẫn trong mắt du khách và nếu có dịp đến Hà Nội thì họ không thể quên một địa chỉ văn hoá du lịch hấp dẫn, đó là Bảo tàng Dân tộc học
Xét cho cùng thì bảo tàng được xây dựng là vì con người và phục vụ nhu cầu của con người vì thế trong tất cả các hoạt động của mình bảo tàng Dân tộc học đều đặt lợi ích công chúng lên trên hết. Bởi vì chính công chúng là những người quyết định sự tồn tại của Bảo tàng cũng như hiệu quả xã hội của nó.Với tinh thần đó Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã đi rất đúng hướng và mở đường tiên phong cho các bảo tàng khác ở Việt Nam trong công tác hoạt động của mình.
Trong quá trình làm khoá luận, mặc đã có rất nhiều cố gắng, song với hạn chế của một sinh viên ngành du lịch lần đầu tiên tiếp cận với một bảo tàng chuyên ngành nên không tránh khỏi những thiếu sót . Song với nỗ lực bản thân cùng với kiến thức đã học được và với thực tiễn thu thập được trong thời gian thực tập. tui chỉ mong muốn luận văn như một đóng góp về tư liệu góp phần khẳng định tiềm năng thế mạnh của Bảo tàng Dân tộc học- loại hình bảo tàng có sức hấp dẫn nhất đối với du khách hiện nay.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI NÓI ĐẦU
Văn hoá là một thực thể sống động, có sự vận động cả trong không gian và thời gian. Nhìn theo chiều thời gian, văn hoá Việt Nam là một diễn trình lịch sử nó có những quy luật phát triển của nó. Nhìn trong không gian văn hoá Việt Nam có sự vận động qua các vùng – xứ – miền khác nhau.
Trải dài từ Bắc vào Nam với dáng hình lưỡi gươm mở, nước Việt Nam bao gồm nhiều vùng sinh thái, văn hoá khác nhau. Trên đó là sự cộng cư cuả 54 tộc người cùng chung sống hoà hợp, đoàn kết và thân ái, điều đó khẳng định Việt Nam là quốc gia thống nhất trong đa dạng văn hoá. Điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử của các vùng đã tạo nên những nét tương đồng, có những nét dị biệt, do vậy chu trình vận động của văn hoá nước ta cũng được cảm nhận dưới hai chiều cảm quan và nhãn quan luôn chịu sự tác động của những điều kiện kể trên.
Chúng ta đang sống trong bối cảnh mà mối quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và trở thành xu thế chung của nhân loại. Trong bối cảnh ấy du lịch đã và đang trở thành nhịp cầu nối liền khoảng cách vùng miền và giữa các quốc gia, dân tộc, mối quan hệ, giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, các cá nhân trong đời sống văn hoá, xã hội. Mặt khác, hoạt động kinh tế du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.
Nhưng trên thực tế, du lịch văn hoá ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đầu tư tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo tàng. Khách du lịch chưa quan tâm, thậm chí còn thờ ơ đối với loại hình này. Vậy tại sao bảo tàng không có sức hấp dẫn lớn đối với du khách? Những vấn đề gì còn bất cập trong hoạt động của bảo tàng? làm thế nào để thu hút khách du lịch đến với bảo tàng, để bảo tàng trở thành địa chỉ du lịch văn hoá hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Xuất phát từ thực tế trên, bước đầu tác giả đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu một bảo tàng cụ thể với đề tài “ Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Du lịch mới chỉ phát triển ở Việt Nam những năm gần đây khi Đảng và Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới, nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhu cầu du lịch tìm hiểu về văn hóa cũng đòi hỏi cấp bách hơn bao giờ hết. Mặt khác, công cuộc đổi mới cũng thu hút một lượng khách quốc tế lớn đến tìm hiểu, làm ăn, hợp tác du lịch tại Việt Nam, đồng thời họ là những người có nhu cầu rất lớn tìm hiểu về lịch sử văn hoá của dân tộc này.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam được thành lập vào tháng 11 năm 1997 và là bảo tàng trẻ nhất trong hệ thống Bảo tàng quốc gia ở Việt Nam. Trong những năm qua bằng những hoạt động của mình,với thế mạnh riêng, Bảo tàng Dân tộc học đã dần khẳng định được vị thế và trở thành một trong những bảo tàng có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, một trong những địa điểm du lịch mà khách không thể bỏ qua nếu như họ đến Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Vì vậy, việc tìm hiểu đánh giá về tiềm năng du lịch văn hoá của Bảo tàng Dân tộc học là điều nên làm và là đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa đối với sinh viên ngành du lịch.
2. Phương pháp nghiên cứu và mục đích của đề tài.
Để thực hiện và hoàn thành tốt đề tài, tác giả đã có một thời gian thực tập ở bảo tàng dân tộc học và Bảo tàng lịch sử để có thể tìm hiểu và tiếp cận các đối tượng của đề tài, kết hợp với việc sưu tầm tài liệu và tiếp cận các đối tượng của đề tài, tác giả cũng thực hiện các chuyến điền giã nhằm điều tra thăm dò ý kiến của khách tham quan về bảo tàng dân tộc học.
Trên cơ sở đó, bước đầu tác giả cố gắng tìm hiểu nguyên nhân về sức hấp dẫn và những tồn tại của Bảo tàng Dân tộc học đối với khách du lịch và đưa ra một số ý kiến nhằm phát triển hoạt động du lịch ở đây.
3. Tình hình nghiên cứu và phạm vi của đề tài.
Mặc dù là một bảo tàng mới thành lập nhưng có rất nhiều tài liệu khác nhau, các công trình nghiên cứu về bảo tàng. Song để tiếp cận với bảo tàng dân tộc học dưới hình thái của hoạt động du lịch thông qua hệ quy chiếu của văn hoá du lịch thì còn rất ít và chưa đồng bộ.
Vì vậy trong đề tài này, trên cơ sở kế thừa kế thừa tổng hợp và sử dụng những nguồn tư liệu khác nhau kết hợp với một khoảng thời gian ngắn đi thực tập điền dã, tác giả mong muốn tiếp cận với bảo tàng Dân tộc học với tư cách là một sinh viên khoa du lịch để từ đó chỉ ra tiềm năng du lịch to lớn của bảo tàng cũng như những điều còn hạn chế bất cập cho sự phát triển du lịch văn hoá của bảo tàng này. Đồng thời đưa ra những nhận xét cảm quan của mình nhằm góp phần thúc đẩy sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước đối với bảo tàng cũng như góp phần nhỏ bé của mình đưa bảo tàng trở thành một địa chỉ du lịch văn hoá không thể nào quên đối với mỗi du khách, xứng đáng là điểm đến trong thiên niên kỷ mới của Hà Nội- Việt Nam trong tương lai.
4. Những đóng góp của đề tài.
Là sinh viên khoa du lịch, được tiếp cận với bảo tàng dân tộc học thông qua lĩnh vực văn hoá du lịch, tác giả mong muốn góp phần nhỏ bé của mình cùng các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tàng, các công ty du lịch trình bày một cách có hệ thống về:
1. Những giá trị về văn hoá của các tộc người trên dải đất Việt Nam.
2.Đối với hoạt động du lịch cần làm sáng tỏ những giá trị tiềm năng du lịch.
3. Đưa ra những hướng nhằm khai thác tốt hơn thế mạnh của bảo tàng mà vẫn giữ được giá trị vốn có của nó.
5. Bố cục của luận văn.
Luận văn được chia làm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung chia làm 4 chương:
Chương I: Giới thiệu chung về bảo tàng dân tộc học và vai trò của nó trong phát triển du lịch.
1.1. Giới thiệu về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng.
1.1.2. Tổ chức và nhân lực.
1.2. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam với du lịch văn hoá.
1.2.1. Vai trò của Bảo tàng đối với nền văn hoá xã hội của Quốc gia.
1.2.2. Bảo tàng Dân tộc học – một địa chỉ mới cho du khách.
Chương II: Nội dung trưng bày và hiện trạng hoạt động của Bảo tàng Dân tộc học.
2.1. Nội dung của hệ thống trưng bày.
2.1.1. Những hình ảnh chung về dân tộc Việt nam.
2.1.2. Phần giới thiệu về không gian văn hoá của người Việt- dân tộc chủ thể ở Việt Nam.
2.1.3. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các dân tộc Mường, Thổ Chứt
2.1.4. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Tày, Thái, Ka Đai.
2.1.5. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các dân tọcc nhóm ngôn ngữ Hmông- Dao, Tạng- Miến và ngưòi Sán Dìu, người Ngái.
2.1.6. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ Me ở miền Núi.
2.1.7. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo ở miền Núi.
2.1.8. Phần giới thiệu về không gian văn hoá các dân tộc Chăm, Hoa, Khơ Me.
2.1.9. Phần giới thiệu về sự giao lưu giữa các dân tộc.
2.2. Quan điểm và phương pháp trưng bày, giới thiệu.
2.3. Trưng bày ngoài trời.
2.4. Phòng khám phá dành cho trẻ em.
2.5. Các hoạt động trình diễn
2.6. Trưng bày về ASEAN
2.7. Hợp tác quốc tế.
Chương III: Khảo sát về hình ảnh của bảo tàng trong con mắt khách du lịch.
3.1. Khảo sát đối với khách du lịch nội địa.
3.1.1. Một số kết quả khảo sát.
3.1.2. Một vài nhận xét thông qua kết quả điều tra
3.2. Khảo sát với khách du lịch quốc tế.
3.2.1. Một số kết quả khảo sát.
3.2.2. Một vài nhận xét thông qua kết quả điều tra.
3.3. Nhận xét chung về hoạt động thu hút khách du lịch ở Bảo tàng Dân tộc học.
3.3.1. Điểm mạnh.
3.3.2. Điểm yếu.
Chương IV: Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến với Bảo tàng Dân tộc học.
Phương hướng phát triển bảo tàng dân tộc học trong thời gian tới.
Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động du lịch ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Giải pháp đẩy mạnh công tác quảng cáo, Marketing.
4.2.2. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp cho bảo tàng.
4.2.3. Giải pháp xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
4.2.4. Các hoạt động của bảo tàng.
Phần cuối là phụ lục và tài liệu tham khảo.
Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
1.1. GIỚI THIỆU VỀ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC Ở VIỆT NAM.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng.
Loại hình bảo tàng dân tộc học ở Việt Nam còn mới mẻ nhưng rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn về nhiều phương diện trên quy mô quốc gia cũng như ở từng địa phương. Nước ta có tới 54 dân tộc, nên ngay từ năm 1981, nhà nước đã chủ trương hình thành một Bảo tàng Dân tộc học đặt tại thủ đô Hà Nội. Công trình Bảo tàng Dân tộc học được chính thức phê duyệt luận chứng kinh tế – kỹ thuật ngày 14/12/1987 và được nhà nước cấp đất để xây dựng năm 1987 là 2.500 m2, năm 1988 là 9.500 m2 và năm 1990 thủ tướng chính phủ có quyết định giao toàn bộ 3,27 ha.
Bảo tàng bắt đầu được cấp vốn chuẩn bị đầu tư vào năm 1986. Công việc khởi công xây dựng móng triển khai từ cuối 1989. Theo luận chứng kinh tế kỹ thuật, tổng kinh phí để xây dựng là 27 tỷ chưa kể khoảng 4 tỷ cho việc sưu tầm hiện vật và tổ chức trưng bày.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có kiến trúc mô phỏng hình trống đồng – một biểu tượng của nền văn hoá Việt Nam, do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh – người dân tộc Tày (công ty xây dựng nhà ở và công trình công cộng – Bộ xây dựng ) thiết kế. Nội thất công trình do bà kiến trúc sư Ve’ronique Dollfus ( người Pháp thiết kế ).
Sau nhiều năm chuẩn bị về mặt cơ sở vật chất và chuyên môn ngày 12 tháng 11 năm 1997, nhân dịp lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh khối Pháp ngữ lần thứ 7, bảo tàng được Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và tổng thống Pháp Jac Queschirac cắt băng khánh thành mở cửa phục vụ khách tham quan.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đặt trên một khu đất rộng trên đường Nguyễn Văn Huyên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, cách trung tâm thủ đô 8km. Đây vốn là vùng đất canh tác nông nghiệp của cư dân sở tại. Tất cả các công trình cơ sở hạ tầng đều mới được xây dựng cùng với quá trình hình thành Bảo tàng kể cả đoạn đường lớn dài khoảng 700m từ đường Hoàng Quốc Việt rẽ vào bảo tàng (trong tương lai nó sẽ được kéo dài tiếp đến khách sạn Deawoo bên đường Cầu Giấy và Liễu Giai ).
Bảo tàng gồm hai khu vực chính : Trong nhà và ngoài trời. Khu vực trong nhà bao gồm các khối nhà : Nhà trưng bày , cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản, các bộ kỹ thuật, hội trường …. Các khối nhà này liên hoàn với nhau có các lối đi được thiết kế hợp lý. Khu vực ngoài trời giới thiệu một số công trình kiến trúc của một số dân tộc như : nhà người Chăm, nhà người Việt, Thuỷ đình, nhà của người Êđê, nhà mồ GiaRai, nhà mồ CơTu, nhà người Dao, nhà người Hà Nhì và nhà người Tày.
Tổng diện tích xây dựng là 2.480m2
Kết Luận
Do sự tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, ngành du lịch thế giới- một ngành kinh tế được mệnh danh là: “ngành công nghiệp không khói” đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Ngày nay, nền kinh tế du lịch thế giới đã khẳng định được vị trí xứng đáng của mình trong nền kinh tế toàn cầu.
Ở Việt Nam chúng ta, Du lịch cũng không ngừng được phát triển. Việt Nam được thế giới công nhận là nước tăng trưởng du lịch cao so với các nước trong khu vực và thế giới.
Hiện nay, ngành du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Nó không chỉ mang lại lợi nhuận cho những nhà kinh doanh mà còn mang lại thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó nghành du lịch còn đóng vai trò quan trọng đối với việc giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, khơi dậy nét đặc sắc của mỗi vùng.
Bảo tàng Dân tộc Việt Nam tuy mới thành lập(1997) nhưng đã khẳng định được vị thế của mình và trở thành bảo tàng có sức hấp dẫn nhất đối với du khách hiện nay.
Bảo tàng Dân tộc học là một cơ quan văn hoá có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Đó là nơi khai thác tính đa dạng, phong phú của mỗi nền văn hoá các dân tộc, góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trong nước và trên thế giới thông qua các hoạt động như: nghiên cứu khoa học, sưu tầm, bảo quản, phân loại, đánh giá phục chế, trưng bày, giới thiệu... những giá trị văn hoá, lịch sử của các dân tộc Việt Nam. Sự đa dạng, phong phú trong các hoạt động đã làm cho hình ảnh của bảo tàng luôn trở nên sống động và hấp dẫn trong mắt du khách và nếu có dịp đến Hà Nội thì họ không thể quên một địa chỉ văn hoá du lịch hấp dẫn, đó là Bảo tàng Dân tộc học
Xét cho cùng thì bảo tàng được xây dựng là vì con người và phục vụ nhu cầu của con người vì thế trong tất cả các hoạt động của mình bảo tàng Dân tộc học đều đặt lợi ích công chúng lên trên hết. Bởi vì chính công chúng là những người quyết định sự tồn tại của Bảo tàng cũng như hiệu quả xã hội của nó.Với tinh thần đó Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã đi rất đúng hướng và mở đường tiên phong cho các bảo tàng khác ở Việt Nam trong công tác hoạt động của mình.
Trong quá trình làm khoá luận, mặc đã có rất nhiều cố gắng, song với hạn chế của một sinh viên ngành du lịch lần đầu tiên tiếp cận với một bảo tàng chuyên ngành nên không tránh khỏi những thiếu sót . Song với nỗ lực bản thân cùng với kiến thức đã học được và với thực tiễn thu thập được trong thời gian thực tập. tui chỉ mong muốn luận văn như một đóng góp về tư liệu góp phần khẳng định tiềm năng thế mạnh của Bảo tàng Dân tộc học- loại hình bảo tàng có sức hấp dẫn nhất đối với du khách hiện nay.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: