Download miễn phí Luận văn Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững
Trong những năm qua, nhà nước cũng đã đầu tưxây dựng nhiều dựán đểvườn quốc
gia ChưYang Sin đạt các mục tiêu nhưbảo vệnguyên vẹn hệsinh thái rừng hiện có, bảo
tồn nguồn gen động - thực vật quý hiếm, tạo cơsởcho nghiên cứu khoa học về động - thực
vật, thổnhưỡng, khí hậu, thủy văn của rừng. Các dựán tạo công ăn việc làm cho người lao
động, nhất là đưa đồng bào các dân tộc thiểu sốbản địa vào trồng rừng theo hình thức nông
lâm kết hợp đang phát huy hiệu quả. Mặt khác, trong vài năm trởlại đây, vườn quốc gia
ChưYang Sin cũng đã khai thác du lịch sinh thái, nghỉdưỡng, nghiên cứu khoa học, giáo
dục môi trường, thu hút ngày càng đông khách du lịch trong và ngoài nước.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-21-luan_van_tiem_nang_thuc_trang_va_giai_phap_phat_t.kADw4ku2yB.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-56250/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Với số lượng voi tham gia đua có khi lên đến vài chục con nên voi phải thi đấu qua
nhiều vòng để chọn ra một chú voi chạy nhanh nhất. Và voi chiến thắng cũng được trao
“vòng nguyệt quế” tết từ hoa lá trong rừng, phần thưởng cho tất cả các voi dự thi là những
khúc mía hay nải chuối mà nài voi và cả khán giả cũng đã chuẩn bị sẵn, còn phần thưởng
của ban tổ chức cho nài voi là các ché rượu cần ngon nhất. Giữa nắng gió của trời Tây
Nguyên vào tháng 3, không gì sôi động và hào hứng bằng việc tận mắt chứng kiến và thoả
thích reo hò cổ vũ cho voi chạy đua. Nghỉ giải lao trong chốc lát, voi lại vào thi ném xa, kéo
co, đá bóng. Màn thi nào voi cũng cố gắng thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo của mình, mặc
dù thân hình không nhỏ nhắn chút nào. Ngoạn mục nhất có lẽ là màn thi vượt sông Sêrêpôk.
Khúc sông mà đàn voi bơi qua là đoạn cuối của Sêrêpôk trên đất Việt. Sau hiệu lệnh cả
đàn voi chạy lao xuống nước, nước bắn tung toé một góc sông. Cảnh tượng này nhìn từ trên
cao rất đẹp và hùng vĩ. Ra đến giữa sông, du khách và khán giả chỉ còn thấy nhấp nhô dáng
nài voi đang ngồi chồm hổm trên lưng voi. Lúc đó ta mới cảm nhận hết được tài thuần
dưỡng voi cũng như mối quan hệ mật thiết giữa voi và người dân Dak Lak.
Thời gian gần đây, được sự đầu tư của Tỉnh, hội đua voi được tổ chức qui mô hơn, đều
đặn, vừa nhằm mục đích tôn vinh tinh thần thượng võ của các dân tộc Tây Nguyên, bảo tồn
văn hoá bản địa và thu hút khách du lịch. Số lượng khách trong nước đến với hội voi đang
tăng đáng kể, nhờ các phương tiện thông tin đại chúng quảng bá về hội voi nhiều hơn trong
thời gian gần đây.
Cồng chiêng là nét thu hút du lịch khác của Dak Lak. Danh tiếng văn hoá cồng chiêng
Tây Nguyên đã vượt ra khỏi biên giới nước ta, được quốc tế biết đến và tôn vinh. Ngày
25/11/2005, UNESCO đã chính thức công nhận “không gian văn hoá cồng chiêng Tây
Nguyên” là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại.
Hiện nay Dak Lak còn khoảng 200 bộ cồng chiêng. Đối với du khách, những lần được
nghe các dân tộc Dak Lak biểu diễn cồng chiêng sẽ là cơ hội quý báu để thấu hiểu những
giá trị sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại. Mỗi chiếc chiêng giữ nhiệm vụ một nốt
nhạc trong dàn nhạc để biểu diễn các bản nhạc chiêng khác nhau. Âm nhạc của cồng chiêng
thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng những kĩ năng đánh chiêng
và chế tác. Ở huyện Krông Ana, có một nhóm nghệ nhân nữ chơi chiêng, đã từng đi biểu
diễn ở Ý, Pháp, nhưng thường thì người chơi chiêng là nam giới. Mỗi người cầm một
chiêng, tuỳ theo dân tộc mà họ gõ hay đấm vào cồng, chiêng. Trong mọi dịp lễ đều phải có
cồng chiêng, không có cồng chiêng thì nghi lễ trở nên vô nghĩa. Có khi những người đánh
cồng chiêng ngồi ở giữa nhà sàn nhưng thường họ đi vòng quanh đống lửa hay nơi cúng tế.
Âm của cồng chiêng rất vang nhưng lại ấm, có sự cuốn hút lạ kì.
Du khách đến với Dak Lak sẽ có cơ hội được thưởng thức cồng chiêng vì hoạt động
văn hoá dân tộc này đã được UBND tỉnh tổ chức quy mô, phổ biến nhằm gìn giữ và phát
huy văn hoá cồng chiêng trong cộng đồng. Những năm qua riêng thành TP. BMT đã tổ chức
27 cuộc liên hoan văn hoá cồng chiêng, diễn tấu nhạc cụ dân tộc, ngày hội văn hoá các dân
tộc, liên hoan văn nghệ quần chúng và các câu lạc bộ văn nghệ dân gian. Các dàn chiêng
tiêu biểu như buôn Kôsier, buôn Ako Dhong, buôn Kô Lam, buôn Ki và đặc biệt, đội chiêng
buôn Kôsier là một trong những đội có phong cách diễn tấu hay, đậm đà bản sắc dân tộc nên
được cử đi biểu diễn ở nhiều nơi trong và ngoài nước. Các dân tộc ở Dak Lak có rất nhiều lễ
hội, mà không lễ hội nào thiếu tiếng cồng chiêng. Cồng chiêng còn thân thuộc với đồng bào
trong cả đời sống hàng ngày như đón khách quí, nghe kể khan (sử thi), do vậy, không đâu
có thể dễ tìm đến cồng chiêng như Dak Lak. Hơn 70 lớp dạy đánh cồng chiêng cho con em
đồng bào dân tộc đã được tổ chức. Đặt chân lên Dak Lak là quí khách được bước vào xứ sở
của cồng chiêng, được sống trong không gian của di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Hiện nay, hầu hết các buôn làng đều có nhà văn hoá cộng đồng, nơi đây diễn ra các sinh
hoạt văn hoá rất bổ ích, cũng là nơi tập luyện và biểu diễn chiêng cho du khách muốn
thưởng thức. Đây là kết quả của sự đầu tư của UBND tỉnh cũng như ngành văn hoá - thông
tin và du lịch trong việc bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Trong năm nay, UBND tỉnh Dak Lak đã quyết định tổ chức festival văn hoá cồng
chiêng Tây Nguyên 2007 vào tháng 10 tại trung tâm TP. BMT và huyện Buôn Đôn. Chương
trình gồm các nội dung như biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên, chế tác các loại nhạc cụ của
đồng bào dân tộc, lễ hội đua voi, rượu cần, điêu khắc nhà mồ, kể khan. Festival còn tổ chức
các hội thảo về không gian văn hoá cồng chiêng, bảo tồn và phát triển đàn voi nhà Dak Lak.
Dự kiến sẽ có nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế và nhiều đội cồng chiêng nước ngoài như Lào,
Campuchia, Ma-lai-xi-a tham gia biểu diễn.
Trong các dịp vui hay lễ tế, người Kinh thường mổ gà hay lợn, còn đối với dân tộc
thiểu số Tây Nguyên, từ bao đời nay họ thường làm lễ đâm trâu.
Lễ đâm trâu thường được tổ chức vào dịp mừng năm mới, mừng thu hoạch lúa hay
mừng nhà rông và thu hút đông đảo bà con trong buôn tham gia. Vì lễ do một hay vài gia
đình cùng đứng ra tổ chức nên đâm trâu là hoạt động quen thuộc đối với đồng bào và nó
được gìn giữ đến tận ngày nay.
Gia chủ chuẩn bị rượu, gạo nếp, lá chia thức ăn, các loại rau quả từ trước rồi báo cho
họ hàng, buôn làng biết về ngày giờ đâm trâu. Những người đến dự cũng mang rượu, gạo,
rau quả đến góp với gia đình làm lễ.
Buổi sáng, chiêng cồng nổi lên rộn rã cả buôn. Người đến dự đông đủ. Trâu được buộc
vào một cái trụ, thường là cây pơlang. Sau bài nhạc mở đầu lễ hội, già làng popin ra cầm
một nắm gạo và nước đến gần con trâu, vãi vào mình trâu và đọc lời khấn Giàng phù hộ cho
gia đình làm ăn phát đạt, mạnh khoẻ, gia đình xin tế Giàng một con trâu, mong được phù hộ
cho nương rẫy được mùa.
Trong khi già làng đọc lời tế, tất cả đều im phăng phắc. Già làng tế xong, cồng chiêng
lại nổi lên sôi động, một thanh niên cầm dao khua như múa chạy quanh và chém vào sau
khuỷu chân trái sau của trâu, trâu lồng lên, chàng trai lại chém vào khuỷu chân phải sau của
trâu. Trâu ngã xuống, chàng trai cầm cây giáo dài múa theo nhịp chiêng rồi đâm đúng một
mũi giáo trúng vào tim trâu. Mọi người hò reo ầm ĩ, lao ra lôi trâu đi mổ. Một người cầm bát
đồng ra hứng máu trâu, hoà cùng với rượu. Trâu mổ xong, thịt được bày trên lá, chuẩn bị
hành lễ. Nếu đó là lễ mừng vụ lúa hay nhà mới thì phần lễ sẽ dành cho chủ nhà. Còn nếu
đó là lễ mừng năm mới thì mọi người cùng uống rượu hoà máu trâu, ăn thịt và ca hát.
Đã trọn mùa rét
Đã hết mùa thu
Theo tục lệ xưa
Ăn mừng nă...