vietphuong151024
New Member
Download miễn phí Đề tài Tiến tới tự do hoá lãi suất ở Việt Nam
Từ đầu năm 1996, chính sách lãi suất của NHNN đã có sự thay đổi theo hướng tự do hoá; huỷ bỏ quy định về lãi suất tiền gửi, điều chỉnh giảm mức trần lãi suất cho vay phù hợp với cung cầu vốn và lạm phát thấp. Các TCTD căn cứ vào mức lãi suất trần cho vay và lãi suất huy động vốn trên thị trường và từ tháng 11/1997, trong nghị quyết của Quốc hội đã không quy định về chênh lệch lãi suất 0,35% đối với hoạt động tín dụng ngân hàng. Chính sách lãi suất đã đảm bảo được các yêu cầu lãi suất cho vay trung, dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, rút ngắn khoảng cách giữa lãi suất tiền gửi dân cư và tiền gửi doanh nghiệp. Mức chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn không còn bị khống chế mà phụ thuộc vào thị trường và hiệu quả kinh doanh của từng TCTD. Những giải pháp đó đã được thị trường chấp nhận và góp phần và thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Các ngân hàng có nhiều biện pháp đổi mới huy động vốn như mở ra nhiều loại huy động, kì phiếu trả lãi trước , tiết kiệm quay số mở thưởng. Đến 31/12/1998 nguồn vốn huy động và quản lí chiếm 82% tổng nguồn vốn hoạt động (riêng các NHQD là trên 92%) NH Nông Nghiệp &PTNT huy động kì phiếu trả lãi trước 1%/ tháng, chỉ trong 4 ngày cuối tháng 12/1998 đã huy động được trên 170 tỉ đồng.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-04-02-de_tai_tien_toi_tu_do_hoa_lai_suat_o_viet_nam.THjhFFTzXY.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-66031/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Đôi lúc trần lãi suất chỉ có ý nghĩa tượng trưng, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều mức lãi suất khác nhau trên thực tế, lại có hiện tượng lạm dụng lãi suất ưu đãi tràn lan trong vòng 2 năm nay. Do đó xu hướng hạn chế, dỡ bỏ mọi áp đặt, can thiệp, kiểm soát hành chính về lãi suất là một tất yếu khách quan. Mục tiêu là cuối cùng thì phải để thị trường tự quyết định lãi suất phù hợp cho nó(cũng là cho nền kinh tế). Dựa vào đó sự can thiệp một cách gián tiếp của NHNN vào thị trường tiền tệ mới thực hiện được linh hoạt, đúng hướng và có hiệu quả. Hai vấn đề bức xúc hiện nay là:+ Trong điều kiện hiện tại của Việt Nam thì nên hoàn chỉnh chính sách lãi suất theo định hướng nào.
+ Phải có những điều kiện cần và đủ nào cho việc hoạch định và điều hành chính sách lãi suất tốt hơn.
Quan điểm định hướng về chính sách lãi suất mới.
Do một số điều kiện đặc thù, thị trường tiền tệ Việt Nam vẫn ở trong giai đoạn quá độ với trình độ hết sức sơ khai. Tham khảo một tài liệu của đoàn IMF, thuộc chương trình ESAF dành cho Việt Nam (giai đoạn 2) qua mấy năm đổi mới, chỉ số phát triển chiều sâu về tài chính của Việt Nam vẫn ở xu hướng giảm và còn thấp. Chỉ số M2/ GDP mới chỉ là 25,1% so với mức bình quân trên 60% của nhiều nước đang phát triển, riêng Trung Quốc đạt mức cao là 82,3%; Chỉ số Mo/ tiền gửi ngân hàng vẫn còn cao là 61,2%, trong khi khối các nước ASEAN phổ biến chỉ khoảng12%, riêng Trung Quốc là 20,4%. Có nghĩa trong lúc mức độ tiền tệ hoá nền kinh tế còn rất thấp thì chủng loại “hàng hoá ”cho mọi giao dịch vốn, tiền tệ còn hết sức cùng kiệt nàn, cách giao dịch còn thô sơ và mức độ rủi ro tiền tệ còn lớn. Đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam là các quan hệ cung cầu vốn, tiền tệ hình thành một cách hết sức khó khăn, diễn ra không bình thường. Sự ấn định giá cả (hình thành lãi suất thị trường) không tránh khỏi bị áp đặt bởi số ít lực lượng tham gia thị trường đóng vai trò độc quyền. Sự nôn nóng theo đuổi các mục tiêu, chính sách đôi lúc khiến NHNN cũng bị cuốn hút vào đó, mặc dù không phải lúc nào việc áp đặt các mức trần lãi suất cũng suôn sẻ và dễ dàng được thị trường chấp nhận....
Xét về năng lực thể chế yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt Nam, khuôn khổ pháp lí và quy chế dự phòng rủi ro chưa hoàn bị cũng cho thấy trong thời điểm hiện nay để cho thị trường tự định đoạt lãi suất cho nó là rất khó thực hiện. Dựa trên nền tảng này không thể có ngay chính sách lãi suất thích hợp. Cũng phải thấy là việc duy trì trần lãi suất cho vay là để hạn chế các ngân hàng yếu về tài chính chấp nhận mức rủi ro quá mức. Trong chừng mực nhất định trần lãi suất chỉ bảo đảm cân bằng tương đối về tiền tệ ở góc độ vĩ mô, nhưng ở góc độ vi mô cũng còn vướng mắc. Nội dung chính sách lãi suất hiện nay là không chỉ kiểm soát lãi suất cho vay(kiểm soát về giá), theo đó là kiểm soát lãi suất sàn huy động vốn hay chênh lệch lãi suất đầu vào-đầu ra(đã bỏ), mà còn khống chế về tổng lượng tín dụng của nền kinh tế bằng hạn mức tín dụng, hạn mức vay nợ nước ngoài, mức cung ứng tiền tăng thêm hàng năm và một số chỉ tiêu khống chế tài sản khác...Riêng về số dư tiền dự trữ (RM) được coi là một trong 3 nội dung quản lí căn bản(bên cạnh lãi suất, mức cung ứng tiền) của chính sách tiền tệ chưa được quan tâm đúng mức.
Trong hơn 10 năm đổi mới, cơ chế điều hành lãi suất đã ngày càng trở nên linh hoạt hơn, nới lỏng từng bước theo hướng tự do hoá, bám sát cung cầu vốn trên thị trường, quyền chủ động ấn định lãi suất kinh doanh của các TCTD được mở rộng, nên làm tăng khả năng canh tranh nhưng vẫn kiểm soát được lãi suất trên thị trường tiền tệ, góp phát triển thị trường tài chính trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng Việt Nam. Để thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, NHNN phải tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, từng bước áp dụng lãi suất cơ bản thay dần cho việc ấn định trần lãi suất đi đôi với sử dụng công cụ điều tiết lưu thông tiền tệ phù hợp với cơ chế thị trường.
III.Các cách hiểu về lãi suất cơ bản.
Theo luật NHNN Việt Nam , lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.Lãi suất cơ bản được hình thành trên nguyên tắc thị trường chứ không phải tự hình thành ttrên thị trường tiền tệ với bước đi thích hợp, thận trọng, phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường tiền tệ, từng bước tiến tới tự do hoá lãi suất, quốc tế hoá hoạt động tài chính trong nước; đồng thời với các biện pháp phát triển thị trường tiền tệ và nâng cao năng lực tài chính và năng lực điều hành của các TCTD; xử lý lãi suất VND trong mối quan hệ với lãi suất ngoại tệ và chính sách tỷ giá , quản lý ngoại hối .
Trên cơ sở có nhiều cách hiểu và nhận thức về lãi suất cơ bản, ta cùng phân tích một số loại lãi suất cơ bản:
1. Lãi suất cơ bản là lãi suất tái chiết khấu.
Hiện nay ở Việt Nam chưa hình thành lãi suất tái chiết khấu, do chưa tổ chức được nghiệp vụ tái chiết khấu của Ngân hàng Trung ương, vì vậy chưa có cơ sở để xác định lãi suất cơ bản là lãi suất tái chiết khấu.
2. Lãi suất cơ bản là lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.
Nước ta chưa hình thành lãi suất tái chiết khấu, nhưng lại có lãi suất tái cấp vốn, nhưng lãi suất này cũng mang nặng tính chất để điều hành chính sách tiền tệ là chính, nên nó chủ yếu căn cứ vào lãi suất cho vay, lãi suất huy động vốn trên thị trường (cũng do NHNN công bố) để quy định. Vì vậy, cũng không thể dùng lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất cơ bản được.
3.Lãi suất cơ bản là lãi suất tiền gửi tối đa.
Các tổ chức tín dụng ấn định các mức lãi suất tiền gửi trong phạm vi khống chế lãi suất tiền gửi tối đa và ấn định các mức lãi suất tiền gửi vay cụ thể phù hợp với cung cầu về vốn.
Thực chất của lãi suất cơ bản loại này là NHNN chỉ công bố và kiểm soát lãi suất tiền gửi tối đa và tự do hoá lãi suất cho vay, việc điều hành và kiểm soát lãi suất cho vay thông qua điều hành lãi suất tiền gửi tối đa và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ. Lãi suất tiền gửi tối đa có thể xác định theo công thức:
Lãi suất tiền gửi = Lạm phát dự + Lãi thực của
tối đa kiến người gửi.
Lãi suất cơ bản theo cách này có ưu điểm là tạo ra một bước tiến mới trong chính sách lãi suất, tiến sát đến sự tự do hoá lãi suất hoàn toàn(đã tự do hoá lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi dưới mức tối đa), là cơ chế lãi suất linh hoạt theo quan hệ cung cầu vốn, phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, tạo ra khả năng cạnh tranh lớn giữa các tổ chức tín dụng, giảm thiểu sự quản lí của nhà nước bằng mệnh lệnh hành chính. Khống chế lãi suất tiền gửi tối đa sẽ không cho phép các tổ chức tín dụng huy động với bất cứ laĩ suất nào, chạy đua về lãi suất t...