Download miễn phí Tiến trình AFTA và những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, một số tác động đến ngoại thương và thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN MỘT: SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỘI NHẬP KINH TẾ VỚI KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI CỦA VIỆT NAM. 3
PHẦN HAI: TIẾN TRÌNH AFTA VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NÊN KINH TẾ VIỆT NAM MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM. 6
I. Sự ra đời của khu vực thương mại tự do ASEAN- AFTA. 6
1- Sự ra đời. 6
2- Mục tiêu hoạt động. 7
3- Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung- CEPT. 7
4- Bộ máy tổ chức và điều hành của AFTA. 8
II. Ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập AFTA. 8
III. Những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. 9
1- Thuận lợi đối với Việt Nam. 9
2- Thách thức đặt ra cho Việt Nam. 11
IV. Những tác động đến ngoại thương và việc thu hút FDI của Việt nam. 13
1- Tác động đến ngoại thương. 13
2- Tác động đến việc thu hút FDI của Việt nam. 18
V. Tiến trình thực hiện CEPT/AFTA của Việt nam. 21
PHẦN BA: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. 23
I. Giải pháp 23
II. Kiến nghị 24
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-tien_trinh_afta_va_nhung_thach_thuc_doi_voi_nen_kinh_te_viet_n6dfFIM7Zl.png /tai-lieu/tien-trinh-afta-va-nhung-thach-thuc-doi-voi-nen-kinh-te-viet-nam-mot-so-tac-dong-den-ngoai-thuong-va-thu-hut-von-dau-tu-93698/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Trong thời gian qua, chúng ta tiếp tục nổ lực đẩy nhanh tiến trình hội nhập- Tham gia vào các tổ chức và thể chế hợp tác kinh tế- thương mại khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, ASEM và tiến tới là WTO.
Sau 3 năm làm quan sát viên ( từ7/1992) và đến ngày 28/7/1995 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN- association of South east asian Nations). Gia nhập ASEAN, Việt Nâm đồng thời trở thành thành viên của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA- asian Free Trade area) và đến ngày 1/1/1996 Việt Nam đã chính thức cam kết thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT-Common effective Preferential Tariff) trong lộ trình 10 năm (từ 1996- 2006). Điều này đã đánh dấu bước ngoặt có tính chất đột phá trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Phần hai:
Tiến trình AFTA và những thách thức đối với nên kinh tế Việt Nam một số tác động đến ngoại thương và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.
I. Sự ra đời của khu vực thương mại tự do ASEAN- AFTA.
1- Sự ra đời.
Vào đầu những năm 1990, thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, kinh tế cac nước ASEAN đứng trước những thách thức lớn khiến cho các nước ASEAN không thể vượt qua nếu không có sự cố gắng chung của toàn hiệp hội. Đó là sự xuất hiện của các tổ chức hợp tác khu vực như EU, NAFTA đe doạ hàng hoá của các nước ASEAN gặp phải những trở ngại khi thâm nhập vào những thị trường này. Mặt khác, ASEAN đang mất dần lợi thế so sánh về tia nguyên thiên nhên và nguồn nhân lực để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với Trung Quốc, Nga và các nước Đông Âu. Kinh tế các nước ASEAN mặc dù tăng trưởng với tốc độ cao nhưng vẩn phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài đây là nguyên nhân có khả năng dẫn đến sự mất ổn định kinh tế lâu dài của các nước ASEAN. Xuất phát từ chổ các nước ASEAN có nhiều điểm tương đồng về cơ cấu kinh tế, nhu cầu và trình độ phát triển công nghiệp. Từ những nguyên nhân trên đây, sau nhiều nổ lực cố gắng, nhiều hình thức hợp tác trước đó, đến năm 1992, theo sáng kiến của Thái Lan, Hội nghị thượng đỉnh của các nước ASEAN lần thứ 4 họp tại Singapore vào ngày 28/1/1992, Chính Phủ các nước thành viên đã chính thức quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và đã ký chấp thuận Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).
2- Mục tiêu hoạt động.
Trước tình hình trên, AFTA ra đời nhằm những mục đích sau:
Một là: Tự do hoá thương mại ASEAN băng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi thuế quan .
Hai là: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực bằng việc đưa ra một khối thị trường chung thống nhất.
Ba là: Làm cho ASEAN thích nghi với các điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là việc phát triển các thoã thuận thương mại và trên thế giới.
Với các mục tiêu trên, việc thành lập AFTA đã đánh dấu nbước ngoặt trong qua trình hợp tác quốc tế và phát triển cảu các nước ASEAN.
3- Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung- CEPT.
Với tư cách là công cụ chủ yếu để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Hiệp định này có nội dung cơ bản là: Trong vòng 10 năm (Từ 1993- 2003) các nước tham gia AFTA tiến hành cắt giảm thuế quan trong thương mại nội bộ ASEAN xuống còn thuế suất từ 0-5%, đồng thời xoá bỏ các hạn chế về định lượng và các rào cản phi thuế quan khác. Để thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan này, toàn bộ các mặt hàng trong danh mục biểu thuế quan của mỗi nước được chia thành 4 danh mục sau:
Một là: Danh mục các sản phẩm giảm thuế: gồm các mặt hàng được đưa vào cắt giảm thuế quan ngay với lịch trình giảm nhanh và giảm bình thường.
Hai là: Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế: Gồm các mặt hàng tạm thời chưa phải giảm thuế và sau một thời gian nhất định các quốc gia phải đưa toàn bộ các mặt hàng này vào danh mục cắt giảm thuế.
Ba là: Danh mục các sản phẩm chưa chế biến nhạy cảm: Các mặt hàng trong danh mục này có thời hạn cắt giảm thuế muộn hơn, cụ thể là năm 2010 hay muộn hơn nữa đối với các mặt hàng nhay cảm cao.
Bốn là: Danh mục loại trừ hoàn toàn: Gồm những sản phẩm không tham gia Hiệp định CEPT. Đây là các sản phẩm có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và đạo đức xã hội của mỗi nước.
Bên cạnh việc cắt giảm thuế quan, CEPT còn quy định việc xoá bỏ các hàng rào phi truế quan và các hạn chế về số lượng nhập khẩu, đông thời cũng đề cập đến vấn đề hợp tác trong lĩnh vực hải quan.
CEPT cũng quy định cụ thể một sản phẩm muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì phải có những điều kiện sau:
Một là: Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế của nước nhập khẩu và nước xuất khẩu và phải có mức thuế nhập khẩu băng hay thấp hơn 20%.
Hai là: Sản phẩm đó phải có chương trình cắt giảm thuế do Hội đồng AFTA thông qua.
Ba là: Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN và phải thoã mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng nội địa) ít nhất là 40%.
4- Bộ máy tổ chức và điều hành của AFTA.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 đã quyết định thành lập hội đồng AFTA. Hội đồng là một cơ quan bao gồm thay mặt cac bộ trưởng từ các nước thành viên và Tổng thư ký ASEAN . Hội đông ASEAN nhóm họp khi cần thiết nhưng ít nhất mỗi năm một lần. Hội đồng có trách nhiệm báo cáo lên Hội nghị các bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM). Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN (SEOM) có trách nhiệm giúp Hội đồng thực hiện nhiệm vụ. Dưới SEOM là Uỷ ban điều phối CEPT để thực hiện AFTA (CCCA). Ban thư ký ASEAN hỗ trợ Hội đồng AFTA, SEOM, CCCA để thực hiệnCEPT. Bên cạnh đó Phòng thương mại- công nghiệp ASEAN (ASEAN-CCI) có vai trò khuyến khích khu vực tư nhân vào thực hiện CEPT.
II. ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập AFTA.
Việc Việt Nam gia nhập AFTA có ý nghĩa to lớn đối với nền khinh tế Việt Nam:
Một là: Phù hợp với chủ trương mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta là: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các mối quan hệ đối ngoại Hợp tác nhiều mặt,song phương và đa phương với các tổ chức quốc tế và khu vực”. Việt Nam gia nhập AFTA là một sự kiện đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia ngày càng nhiều hơn vào đời sống kinh tế của cộng đồng khu vực và quốc tế.
Hai là: Tạo điều kiện cho Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn hơn như: APEC, ASEM, WTOViệc Việt Nam gia nhập AFTA là một thử thách để Việt Nam có thể rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm, chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc tham gia vào các tổ chức này một chách có hiệu quả hơn.
Ba là: Cải thiện, tăng cường quan hệ với các nước lớn, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế thông qua quan hệ đối tác, đối thoại của ASEAN.
Bốn là: Học tập kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm đẩy nhanh tiến trình CNH,HĐH đất nước.
III. Những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.
Việc Việt Nam gia nhập AFTA đánh dấu bước ngoặt mới trong chiến lược mở cửa, hội nhập hợp tác để phát triển. Bên cạnh nhiều thuận lợi thì tiến trình AFTA cũng đặt ra cho Việt Nam không ít thách thức.
1- Thuận lợi đối với Việt Nam.
Một là:Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên , nguồn lao động, vị trí địa lý thuận lợi.
Theo đánh giá của các chuyên gia về kinh tế thì Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên tương đối đa dạng, phong phú. Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và cây công nghiệp, Việt Nam còn là quốc gia có rừng đa sinh vật, có biển với nguồn thuỷ sản đa dạng, có nhiều loại khoáng sản, có nguồn nước dồi dào.
Việt nam là nước nằm ở tây Thái Bình Dương- Khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định, là cửa ngõ của giao lưu quốc tế. Đây là điều kiện để Việt Nam phát triển các loại hình dịch vụ như vận tải biển, viễn thông, du lịch, bến cảng Hiện nay theo chương trình xây dựng hệ thống đường liên bộ ASEAN thì Việt Nam sẽ tham gia vào 5 tuyến đường, Việt Nam sẽ là cửa ngõ của ASEAN hướng ra thế giới.
Việt Nam cũng là nước có dân số đông, là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn,với yêu cầu về chất lượng chưa cao, đây là một thị trường tiềm năng chưa được khai thác. Lực lượng lao động dồi dào, theo ước tính cứ bình quân một năm lực lượng lao động Việt Nam được bổ sung thêm hơn 1 triệu người, giá lao động ở Việt Nam tương đối rẻ so với các nước khác trong khu vực, trình độ lao động phổ thông sẽ phù hợp với những ngành nghề cần sử dụng nhiều lao động. Do đó, khi Việt Nam gia nhập AFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ViệtNam phát huy các lợi thế của mình để phát triển kinh tế.
Hai là: Việt Nam đã thu được kết quả tốt đẹp sau quá trình đổi mới đất nước.
Sau hơn 10 năm đổi mới Việt Nam đã có tốc đọ tăng trưởng kinh tế khá cao, ổn định, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, đã có khả năng tích luỹ nội bộ, tập trung vào đầu tư, phát triển tiềm lực kinh tế lâu dài. Đây l...