themoon_lovesun2008
New Member
Download miễn phí Luận văn Tiếp tục sắp xếp, đổi mới quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. 6
1.1.Khái niệm, đặc điểm của DNNN trong nền kinh tế thị trường 6
1.2.Vai trò DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam. 12
1.3. Hiệu quả của DNNN trong nền KTTT định hướng XHCN ở việt nam 15
1.4. Kinh nghiệm tổ chức quản lý DNNN ở một số nước. 16
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA DNNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 24
2.1 Quá trình đổi mới tổ chức quản lý của DNNN ở VN 24
2.2 Thực trạng hoạt động hiện nay của DNNN 28
2.3. Đánh giá chung về hoạt động của DNNN ở Việt nam 41
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 44
3.1 Định hướng tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý DNNN ở Việt nam 44
3.2 Một số giải pháp cơ bản tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý DNNN phù hợp với nền KTTT định hướng XHCN ở Việt nam 47
3.3 Một số kiến nghị 56
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-18-luan_van_tiep_tuc_sap_xep_doi_moi_quan_ly_nham_na.SIeJ0fqiFP.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-46222/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
nguyện của doanh nghiệp như hiện nay, đồng thời định giá doanh nghiệp theo các tiêu chí của thị trường. Ngoài ra chính phủ sẽ ban hành các tiêu chí để phân loại những doanh nghiệp nào Nhà nước cần và không cần nắm giữ. Dự kiến Nhà nước sẽ nắm cổ phần chi phối của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí, bảo hiểm xăng dầu, khai thác than và khoáng sản quan trọng.Các doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh và các doanh nghiệp tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng.
Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng khác có ít nhất 70% doanh thu từ các hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông, công chính đô thị :
b) Quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng: hệ thống đường sắt quốc gia, đường bộ, đường thuỷ, sân bay, điều hành bay, bảo đảm hàng hải, dẫn dắt tàu ra vào cảng biển; kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ; kiểm tra, kiểm soát và phân phối tần số vô tuyến điện.
c) Khai thác bảo vệ các công trình thuỷ lợi;
d) Sản xuất giống gốc cây trồng, vật nuôi;
đ) Xuất bản và phát hành sách giáo khoa, sách báo chính trị. Sản xuất và phát hành phim thời sự, tài liệu, phim cho thiếu nhi. Sản xuất và cung ứng muối ăn, chiếu bóng phục vụ vùng cao, biên giới, hải đảo. Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ khác theo chính sách xã hội của Nhà nước.
Nhà nước có kế hoạch giảm số lượng của các DNNN từ 5.700 như hiện nay, xuống còn 2000 vào năm 2005. Mặc dù vậy, các DNNN mới sẽ vẫn được thành lập khi yêu cầu thực tế về phát triển kinh tế – xã hội đòi hỏi và những khu vực kinh tế khác không muốn hay không có khả năng để tham gia.
Về lâu dài, để hệ thống các DNNN có vai trò đối với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, Nhà nước cần chấp thuận việc thiết lập một số nhóm kinh tế đa dạng hoạt động ở một số vùng, để thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam. Trong thời gian tới, sẽ xem xét việc thiết lập các nhóm về dầu khí, công nghệ – thông tin, điện tử và xây dựng về các cơ sở vững chắc.
Về lâu dài, để hệ thống doanh nghiệp Nhà nước thực sự mạnh, giữ vai trò đầu tàu trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Nhà nước sẽ cho phép hình thành một số tập đoàn kinh tế lớn kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hoá cao và giữ vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc dân. Tập đoàn kinh tế này được thành lập trong một số lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh, khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Trước mắt, nghiên cứu thành lập thí điểm một số tập đoàn về dầu khí, viễn thông, điện lực, xây dựng. Bộ Xây dựng hiện nay đang dự thảo để quý 3 – 2003 trình Chính phủ kế hoạch thành lập Tập đoàn xi măng, để dự kiến ra mắt vào đầu năm 2004. Bộ Xây dựng sẽ kêu gọi các thành phần kinh tế huy động vốn đâu ftư cho tập đoàn, nhưng Nhà nước giữ cổ phần chủ yếu.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh hiện có, căn cứ vào vị trí quan trọng của từng lĩnh vực, từng ngành, từng doanh nghiệp, từng sản phẩm trong nền kinh tế mà quyết định loại hình doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn, doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối, doanh nghiệp Nhà nước có cổ phần đặc biệt, doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp và doanh nghiệp khi chuyển thành công ty cổ phần, Nhà nước không cần có cổ phần. Chuyển các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh có 100% vốn của Nhà nước sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay công ty cổ phần gồm các cổ đông là doanh nghiệp nhà nước.
Chủ trương cổ phần hoá đã được thực hiện 10 năm nay song đến nay cả nước mới có 1.070 doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sang hình thức này. Năm 2003, mục tiêu là phải sắp xếp lại 1.640 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có cổ phần hoá 967 doanh nghiệp. Tuy nhiên, hết 6 tháng đầu năm 2003, số doanh nghiệp sắp xếp lại chỉ được 286, trong đó, cổ phần hoá được 163 doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh hiện có, căn cứ vào vị trí quan trọng của từng lĩnh vực, từng ngành, từng doanh nghiệp, từng sản phẩm trong nền kinh tế mà quyết định loại hình doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn, doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối, doanh nghiệp Nhà nước có cổ phần đặc biệt, doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp và doanh nghiệp khi chuyển thành công ty cổ phần, Nhà nước không cần có cổ phần. Chuyển các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh có 100% vốn của Nhà nước sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay công ty cổ phần gồm các cổ đông là doanh nghiệp nhà nước.
Nhà nước chỉ nắm giữ một số lĩnh vực chủ yếu, còn lại sẽ tiến hành cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước hay cho phá sản những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, với mục tiêu đến năm 2005 chỉ còn 3.000 doanh nghiệp quốc doanh (năm 2002 là 5.000 doanh nghiệp).
Để khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, Chính phủ sẽ tiếp tục chủ trương xây dựng một mặt bằng pháp lý, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp; các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động hoạt động theo tín hiệu của thị trường, Nhà nước chỉ điều hành ở tầm vĩ mô thể hiện ở hệ thống pháp luật, các chính sách thuế... Để phù hợp với các cam kết hội nhập mà Việt Nam đã tham gia, Chính phủ sẽ tiếp tục dỡ bỏ các hàng rào phi thuế, giảm bớt và tiến tới xóa bỏ bảo hộ (trong thời gian nhất định và phạm vi nhất định) nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế, doanh nghiệp và từng ngành hàng. Chính phủ Việt Nam coi đầu tư nước ngoài là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế. Việt Nam xác định cần khoảng 60-62 tỷ USD tổng vốn đầu tư xã hội; trong đó ĐTNN chiếm 1/3 bao gồm cả viện trợ phát triển chính thức và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính phủ cam kết đảm bảo môi trường chính trị xã hội ổn định, thực hiện minh bạch và nhất quán các chính sách để tạo lòng tin nơi các nhà đầu tư, tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý; từng bước mở cửa thị trường và tham gia vào thị trường vốn quốc tế.
2.2.2.Về cơ chế quản lý :
Điều 25 Luật doanh nghiệp nhà nước quy định:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước với những nội dung sau dây:
1- Ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với từng lợi doanh nghiệp nhà nước, chính sách khuyên khích, chế độ trợ cấp, trợ giá và chế độ ưu tiên đối với các sản phẩm và dịch vụ hoạt động công ích;
2- Quyết định các biện pháp bảo hộ và hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước quan trọng của nền kinh tế quốc dân;
3- Tổ chức xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển doanh nghiệp nhà nước trong tổng thể quy hoạch và chiến lược phát triển ngành, lãnh thổ;
4- Tổ chức xây dựng quy hoạch và đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ điều hành doanh nghiệp nhà nước;
5- Tổ chức kiểm tra, than...