nhocnhodangyeu_timanh98
New Member
Download miễn phí Đề tài Một số biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Thanh Bình trong giai đoạn hiện nay
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 3
I.Chi phí sản xuất kinh doanh 3
1.1.Khái niệm và kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh 3
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh 3
1.1.2.Kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh 4
1.2.Phạm vi của chi phí sản xuất kinh doanh 5
1.2.1.Các chi phí phát sinh trong kỳ thuộc vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ 5
1.2.2.Các chi phí không thuộc phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6
1.3.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 6
1.3.1.Theo tính chất các khoản chi phí phát sinh 6
1.3.2.Theo các khâu kinh doanh của doanh nghiệp 7
1.3.3.Theo cơ chế quản lý tài chính và chế độ hạch toán hiện hành 8
1.3.4.Theo tính chất biển đổi của chi phí so với sự biến đổi của doanh thu 9
II. Giá thành 9
2.1.Khái niệm giá thành 9
2.1.1.Khái niệm giá thành 9
2.1.2.Mối liên hệ giữa chi phí và giá thành 10
2.2.Phân loại giá thành sản phẩm 11
2.2.1. Phân loại theo các giai đoạn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 11
2.2.2.Theo nguồn gốc số liệu phát sinh của các chi phí để tổng hợp giá thành 12
III.Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành 13
3.1.Sự cần thiết của quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành 13
3.2.Nội dung quản lý chi phí sản xuất và giá thành 14
3.2.1.Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh 14
3.2.2.Quản lý giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ 15
3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành 16
3.3.1.Các nhân tố khách quan 16
3.3.2.Các nhân tố chủ quan 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH 19
I.Vài nét về công ty cổ phần Thanh Bình 19
1.1. Lịch sử hình thành của doanh nghiệp 19
1.2.Cơ cấu tổ chức 19
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Thanh Bình 21
1.3.1.Chức năng : 22
1.3.2. Nhiệm vụ : 22
1.4.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thanh Bình. 23
1.5.Đánh giá chung kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Thanh Bình qua 3 năm (2004-2006) 24
II. Tình hình và công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành của công ty cổ phần Thanh Bình. 25
2.1.Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành của công ty cổ phần Thanh Bình 25
2.1.1.Phân tích chung tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành 25
2.1.2.Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo cơ chế quản lý tài chính và chế độ hạch toán hiện hành 26
2.1.3.Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo tính chất của các khoản chi phí phát sinh 28
2.2.Tình hình phân cấp chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành 29
III.Thực trạng quản lý và hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành của công ty cổ phần Thanh Bình 30
3.1.Ưu điểm 31
3.2.Nhược điểm 32
CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 34
I.Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành 34
1.1.Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 34
1.1.1.Mục tiêu 34
1.1.2.Phương hướng phát triển 36
1.2.Phương hướng hoàn thiện công tác tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành. 36
II.Những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm 37
2.1.Đầu tư công nghệ 38
2.2.Đào tạo và tổ chức quản lý lao động 39
2.3. Quản lý quá trình sản xuất kinh doanh 40
2.4.Tổ chức kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh 42
III.Một số giải pháp khác 43
3.1.Giải pháp đối với công ty 43
3.1.1.Bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh: 43
3.1.2.Gia nhập vào các hiệp hội kinh doanh dệt may trong nước 43
3.1.3.Tạo môi trường làm việc tốt 44
3.2.Giải pháp của nhà nước 44
3.2.1.Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi 45
3.2.2.Tạo một thị trường thông tin lành mạnh 45
3.2.3. Một số giải pháp khác 45
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-04-02-de_tai_mot_so_bien_phap_tiet_kiem_chi_phi_san_xuat.iYdHycl2ua.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-66008/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
doanh nghiệp phải tăng chi phí và tăng giá thành là điều dễ thấy, từ giá cả nguyên vật liệu, tư liệu lao động đến giá cả thị trường tài chính.Thị trường sản phẩm, dịch vụ đầu ra ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến chi phí biến đổi đến từng chi phí của doanh nghiệp nhưng nếu thị trường ổn định doanh nghiệp mở rộng được doanh thu thì tỷ suất chi phí có thể giảm xuống.
Cạnh tranh cũng tác động mạnh đến chi phí, giá của doanh nghiệp. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp không ngừng cải tiến quản lý sản xuất kinh doanh, giảm chi phí giá thành sản phẩm, dịch vụ tăng mức cạnh tranh về giá trên thị trường, nhưng đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn đến chi phí và giá thành của doanh nghiệp tăng lên.
3.3.2.Các nhân tố chủ quan
- Năng suất lao động của doanh nghiệp. Năng suất lao động tác động trực tiếp đến chi phí tiền lương trả cho người lao động dễ thấy rõ điều này qua chế độ trả lương khoán doanh thu của doanh nghiệp, năng suất lao động càng cao thì chi phí tính trên một đơn vị đồng doanh thu sẽ giảm xuống vì vậy với một doanh thu không thay đổi, năng suất lao động tăng lên làm chi phí tiền lương tính trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống và ngược lại.
- Trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý chi phí nói riêng của doanh nghiệp
+ Trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tác động mạnh đến quá trình hoạt động kinh tế của doanh nghiệp : Lựa chọn địa bàn hoạt động, ngành, mặt hàng, dịch vụ kinh doanh, lựa chọn phương tiện, giải pháp trong đầu tư trong sản xuất kinh doanh tốt nhất, đảm bảo cho doanh nghiệp đầu tư hiệu quả cao làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến triển tốt, tăng được doanh thu, tăng được sức cạnh tranh, uy tín trên thị trường.
+ Trình độ quản lý tài chính tốt, giúp doanh nghiệp tổ chức huy động vốn hợp lý và sử dụng vốn hiệu quả cao tăng nhanh được vòng quay của vốn, tăng doanh thu đồng thời giảm được các chi phí liên quan đến dự trữ hàng hoá, từ đó tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành của doanh nghiệp.
+ Quản lý chi phí tốt còn giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời các chi phí phát sinh không cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất cả các khâu kinh doanh và loại bỏ chúng nhằm tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp.
Ngược lại nếu quản lý không tốt, chi phí và giá thành của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH
I.Vài nét về công ty cổ phần Thanh Bình
1.1. Lịch sử hình thành của doanh nghiệp
* Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần Thanh Bình
Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc. Công ty có trụ sở chính tại : Lô số 4 CN 05 khu công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm - Hà Nội.
Ngày 8/5/1997 theo quyết định của Bộ trưởng bộ quốc phòng chi nhánh công ty Thanh Bình được thành lập, có trụ sở chính tại 79 phố Lý Nam Đế- Hoàn Kiếm Hà Nội.
*Quá trình phát triển:
Từ khi được thành lập đến năm 2002, xưởng may và các cơ quan quản lý đặt tại Gia Lâm Hà Nội với tổng số cán bộ công nhân viên chức là 300 người trong đó có 270 là công nhân với 5 tổ sản xuất.
Từ năm 2003 đến nay công ty được uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp đất tại lô số 4 khu công nghiệp Từ Liêm với các xưởng may kho và các phòng ban chức năng. Tổng số cán bộ công nhân viên chức là 510, với 9 tổ sản xuất.
Cũng trong 2003 công ty tiến hành cổ phần hóa để nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần vào công cuộc đổi mới chung của đất nước.
1.2.Cơ cấu tổ chức
ĐHĐCĐ: Là cơ quan quyết định cao nhất gồm những người nắm giữ cổ phần của công ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và quyền lợi của công ty, trừ những vẫn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Quyết định chiến lược phát triển, phương án đầu tư của công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng của công ty.
Công ty là công ty cổ phần có trên mười một thành viên nên phải thành lập ban kiểm soát (BKS) gồm 3 thành viên trong đó có ít nhất một người tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán để kiểm soát về tài chính của công ty .
Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Các giám đốc thuộc các ngành hàng khác nhau : Phụ trách các mảng công việc đã được phân công cho mỗi một ngành hàng như giám đốc xí nghiệp may điều hành hoạt động của bộ phận may, giám đốc xí nhiệp dệt điều hành hoạt động của bộ phận may, giám đốc xí nghiệp dệt điều hành hoạt động của mảng công việc dệt, giám đốc xây dựng quản lí điều hành lĩnh vực xây dựng.
Phòng kế toán : Đảm bảo phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chính xác kịp thời, xây dựng kế hoạch tài chính, hạch toán giá thành, cân đối thu chi, cung cấp thông tin kịp thời cho nhu cầu quản lí.
Phòng tổ chức hành chính: Quản lí và tổ chức nhân sự trong công ty, trực tiếp quản lí tổ phục vụ và tổ bảo vệ, theo dõi kiểm tra đánh giá các hoạt động khen thưởng kỉ luật trong công ty.
Phòng kinh doanh: Phụ trách công tác hoạch định chiến lược, kế hoạch ngắn, dài hạn của công ty, đưa ra những chiến lược kinh doanh.
Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: Thiết lập các mối quan hệ với bạn hàng nước ngoài, tổ chức kí kết hợp đồng, xuất hàng bán cho nước ngoài hay nhập các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất.
Phòng bán hàng: Có nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu của công ty đã đề ra về doanh thu cũng như về lợi nhuận. Đây là phòng quan trọng trong việc đưa sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
Phòng kĩ thuật may: Chịu trách nhiệm về kĩ thuật công nghệ cho sản xuất, quản lí các quy trình quy phạm kĩ thuật máy móc thiết bị, áp dụng các kĩ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng cho sản phẩm may.
ĐHĐCĐ
HĐQT
BKS
TGĐ
XN xây dựng số 2
Phòng bán hàng
XN may
XN dệt
Phòng kĩ thuật may
Phòng kế hoạch XNK
Phòng tổ chức-hành chính
Phòng kế toán
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Thanh Bình
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Thanh Bình
1.3.1.Chức năng :
Công ty Thanh Bình có những chức năng chủ yếu sau:
- Chức năng sản xuất: Đây là chức năng cơ bản tạo ra kết quả của doanh nghiệp. Sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế, cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao ra thị trường, thoả mãn nhu cầu của khách hàng . Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán giao dịch với nước ngoài, đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghịêp mở rộng và phát triển trong thời đại cạnh tranh quyết liệt.
- Chức năng tiêu thụ bao gồm mọi hoạt