Download miễn phí Tiểu luận Văn hoá và kinh doanh





 
Trên thực tế có những ngành thuộc lĩnh vực văn hoá cũng có những bộ phận làm công tác kinh doanh, công việc kinh doanh đó giúp cho các ngành đó có thêm điều kiện phát triển ngành của mình, làm nghĩa vụ với Nhà nước và phục vụ quần chúng nhân dân rộng rãi hơn, có chất lượng hơn. Có những ngành văn hoá và khoa học đứng ngoài công việc kinh doanh nhưng có khả năng phục vụ sự nghiệp kinh doanh, bằng các công trình nghiên cứu khoa học của mình và bằng những hoạt động chuyên môn, ví dụ như Tâm lý học, Xã hội học giáo dục và đào tạo
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC
------
TIỂU LUẬN
TÂM LÝ HỌC KINH DOANH
ĐỀ TÀI: VĂN HOÁ VÀ KINH DOANH
Học viên : Lê Thị Lan Hương
Lớp : K4 Cao học Tâm lý
Hà Nội, 04 - 2005
Văn hoá không chỉ thể hiện ra hành vi, ai chỉ ,điệu bộ thông qua hoạt động giao lưu của con người mà còn thể hiện ở tư duy tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên Zhang Xiquang (Trung Quốc) văn hoá, theo nghĩa rộng là toàn bộ của cải vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong qúa trình hoạt động xã hội và lịch sử thực tiễn. Theo nghĩa hẹp, văn hoá là hệ tư tưởng, các hệ thống và các thể chế đi theo nó như là văn hoá, khoa học, đạo đức, triết lý...
Mục đích cơ bản của văn hoá nhằm nuôi dưỡng và nâng cao phẩm chất, tính cách và cá tính của con người, luôn luôn hướng tới cái thiện, lòng nhân ái và cái đẹp. Văn hoá làm cho con người phát triển toàn diện.
Chức năng cơ bản của văn hoá là tạo ra và củng cố hoà bình, hợp tác của con người với con người, bất kể sắc tộc màu da, tôn giáo, giàu cùng kiệt giới tính, nghề nghiệp, ngôn ngữ văn hoá. Các biểu hiện về nhận thức, hành động văn hoá ở các xã hội khác nhau thì khác nhau. Mỗi một nền văn hoá đều có tính hai mặt rất phức tạp, song nó vô cùng quan trọng tới cuộc sống của con người.
Văn hoá trong sản xuất kinh doanh là hệ thống những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong qúa trình sản xuất kinh doanh và được thể hiện trong cách ứng xử của họ đối với tự nhiên, xã hội ở một khu vực, cộng đồng nào đó.
Theo John Kotter: ở một mức độ nhất định văn hoá kinh doanh có liên quan đến các quy chuẩn hay phong cách xử sự truyền thống của một nhóm người hình thành qua thời gian. Những quy chuẩn này không phải chỉ là những mẫu hành vi lặp đi lặp lai ta thấy ở đây có một nhóm, mà gồm các hành động được mọi người củng cố một cách vô ý thức. Văn hoá là khi có một người hành động không theo cách thông thường thì lập tức những người kia sẽ buộc người đó phải trở lại cách hành xử đã được thừa nhận.
ở mức độ sâu sắc hơn, văn hoá kinh doanh là những giá trị mặc nhiên được chia sẻ tỏng một nhóm người, ấn định cái gì quan trọng, cái gì tốt xấu. Thường thì những giá trị này nhất quán với quy tắc nhóm. Có nghĩa là các quy tắc xử sự phản ánh các giá trị, và ngược lại các giá trị phản ánh quy tắc xử sự.
Tuy nhiên, các giá trị và quy tắc đều vô hình, các hành động củng cố xảy ra theo tiềm thức. Vì vậy người ta không nhận biết được nền văn hoá hay vai trò mà con người giữ trong việc giữ gìn một nền văn hoá đặc thù.
Trên thế giới những năm hậu bản thế kỷ XX văn hoá kinh doanh làm cản trở sự thay đổi, phát triển, phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng văn hoá đã gây trở ngại cho họ trong việc tái lập, thích nghi với sự phát triển của thị trường hàng thực hiện những chiến lược kinh doanh mới.
Ở Việt Nam một thời gian dài trước đây và cho đến cả ngày nay vẫn tồn tại ý kiến cho rằng: Văn hoá và kinh doanh là hai lĩnh vực, không những khác biệt mà còn đối lập nhau trong định hướng giá trị hành vi của con người. Vì mục đích kinh doanh là lợi nhuận còn văn hoá hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người. Vì mục đích kinh doanh là lợi nhuận còn văn hoá hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, và với cả bản thân. Như vậy làm sao có thể đưa yếu tố văn hoá vào trong kinh doanh, làm sao kêu gọi đạo đức trong nền kinh tế thị trường, nơi ngự trị quy luật cạnh tranh nghiệt ngã “không sống mống chết”, “mạnh được, yếu thua”. Không ít nhà lý luận kinh tế phương Tây đã chứng minh “Thị trường là nơi thể chế háo chủ nghĩa cá nhân, “người bán và người mua chỉ quan tâm tới lợi nhuận của mình”.
Trong điều kiện của thế giới và Việt Nam ngày nay rất cần thiết phải đưa các yếu tố văn hoá vào kinh doanh, để làm cho kinh doanh trở thành kinh doanh có văn hoá. Và đó là điều kiện quan trọng đưa các doanh nghiệp tới thành công. Chỉ có công ty thua lỗ triền miên mới không có văn hoá kinh doanh. Phải xây dựng một văn hoá thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh, kinh doanh có văn hoá không loại trừ mục tiêu kiếm lời, mà còn tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa người sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng để cho các bên đều có lợi. Văn hoá nói chung, đạo đức và nhân phẩm nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong kinh doanh. Có tác dụng nuôi dưỡng, củng cố và phát triển kinh doanh. Kinh doanh có phát triển lại tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển văn hoá. Những yêu cầu của phát triển kinh doanh cũng là những “đơn đặt hàng” cho văn hoá và kinh doanh.
Tuy nhiên, văn hoá và kinh doanh là một phạm trù rộng lớn, có nhiều mối quan hệ tác động qua lại hết sức đa dạng và phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục đi sâu, thảo luận, nghiên cứu đầy đủ, toàn diện hơn trong giai đoạn tiếp theo.
John Kotter dưa ra hai kiểu văn háo làm cản trở sự phát triển kinh doanh đó là người quản lý coi trọng cán bộ quản lý, trọng tâm hướng nội và tư lợi, thứ hai là kiểu coi thường khả năng lãnh đạo (nhất là cấp trung bình và cấp thấp).
Phải ngăn ngừa lối kinh doanh vô văn hoá, chạy theo lợi nhuận đơn thuần, ích kỷ hạt nhân, bỏ qua quyền lợi của người tiêu dùng, xem thường đạo đức và nhân cách, coi nhẹ cái giá trị nhân văn.
Theo Kotter có hai kiểu văn hoá kinh doanh giúp các doanh nghiệp thích nghi với môi trường thay đổi mà vẫn gặt hái được thành công. Thứ nhất là “nhóm điều hành phải biết định giá trị vai trò các thành viên trong công ty một cách sâu sắc, chân thật và thành khẩn”. Họ phải có cái nhìn ra ngoài, phải thật sự quan tâm tới khách hàng, tới cổ đông và các nhân viên của mình. Đó là đặc điểm quan trọng trong việc tạo ra văn hoá có tính thích nghi và linh hoạt. Thứ hai “Đề cao và khuyến khích óc sáng tạo và khả năng lãnh đạo ở mọi cấp trong tổ chức”. Không chỉ ở cấp tối cao mà là ở cấp giữa và ngay cả cấp thấp hơn trong tổ chức.
Theo ông cả hai kiểu văn hoá kinh doanh trên mang lại một năng lực phi thường để vượt lên môi trường đầy biến động, họ nhìn ra ngoài nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh để có cái nhìn sâu sắc các vấn đề, hay cơ hội thuận lợi thì họ sẽ có các biện pháp giải quyết tốt hơn, bởi vì họ làm việc có tập thể, có nhiều cặp mắt để quan sát bên ngoài, họ sẽ nắm được lượng thông tin nhiều hơn, đồng thời có nhiều nguồn sáng kiến trong nội bộ để ứng phó với sự thay đổi trong kinh doanh.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như ý thức khẩn trường thường xuyên, ý thức hợp tác ở mọi cấp trong tổ chức, sẵn sàng phân b trách nhiệm quản lý cho cấp dưới, bộ máy của doanh nghiệp phải có sự đơn giản hoá, những quy định của doanh nghiệp không được rườm ra, quan liêu…
Hewlett - Packard - Công ty Công nghiệp vi tính đã thành công lớn vì đã duy trì, nuôi dưỡng hai kiểu văn hoá kinh doanh trên .
Ví dụ tổ h
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top