tranghp83

New Member

Download Tiểu luận Bài cảm nhận sau chuyến tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh miễn phí





Ngoài chất độc da cam, trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ còn sử dụng đến bm napan và bm lân tinh, đây là hai loại bm cháy có sức hủy diệt lớn, gây bỏng nặng ngay cả khi ở dưới nước và có thể khiến người bỏng rất đau đớn và tử vong nhanh chóng. Không thể tưởng tượng được sự đau đớn mà các nạn nhân của bm napan đã phải chịu đựng là như thế nào, nhưng tôi biết đó là sự đau đớn tột cùng và nhiều người trong số họ đã chết vì quá đau đớn hay vì bỏng nặng.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

BÀI CẢM NHẬN SAU CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Họ tên sinh viên: Trần Vinh Kính
MSSV: 0812252
Lớp 2A Họ tên sinh viên: Trần Vinh Kính MSSV: 0812252 Lớp 2A
BÀI CẢM NHẬN SAU CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
Tọa lạc gần trung tâm thành phố Hồ Chí Minh tại địa chỉ 28 Võ Văn Tần Q.3 với diện tích khoảng 7.300m2, Bảo tàng chứng tích chiến tranh có thể dễ dàng được tìm thấy bởi các phương tiện chiến tranh như máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu, xe tăng, xe thiết giáp, v.v… được trưng bày ở sân trước của bảo tàng.
Bảo tàng ra đời năm 1975 để lưu giữ những vật chứng của chiến tranh nhân dân Việt Nam, thông qua những gì trưng bày, du khách tham quan có thể phần nào thấy được sự ác liệt của chiến tranh cũng như sự can trường và anh dũng của người dân Việt Nam. Lần đầu tiên đến tham quan bảo tàng, cảm nhận đầu tiên là sự choáng ngợp trước các phương tiện và vũ khí chiến tranh. Gần cổng vào bảo tàng là chiếc trực thăng CH-47 (hay còn gọi là Chinook) hạng nặng đã từng được dùng để chuyên chở vũ khí và binh lính, giờ đây chiếc trực thăng này được sửa chữa lại để làm một phòng chiếu phim nhỏ. Kề chiếc Chinook là các chiếc xe tăng từng được quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa sử dụng trong các trận chiến. Xa hơn một chút là chiếc trực thăng UH1 được sử dụng rất phổ biến trong các cuộc hành quân của quân đội Mỹ cũng như trong các cuộc càn quét. Gắn trên chiếc trực thăng này là khẩu súng M134 với 6 nòng xoay đã từng gây bao đau thương chết chóc cho những người dân vô tội. Ngoài ra, trong sân bảo tàng còn trưng bày chiếc máy bay L-19 (còn được mệnh danh là “Bà Đầm Già”) từng được sử dụng để do thám và rải truyền đơn kêu gọi người dân quy thuận Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ với diện tích nhỏ, phần sân trước bảo tàng như một “doanh trại” thu nhỏ tập hợp gần như đầy đủ các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất thời bấy giờ.
Bước vào bên trong bảo tàng, chúng ta còn được xem tận mắt những vũ khí đã từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam như đạn, súng, đạn pháo, và đặc biệt là những quả mìn được chế tạo với nhiều mảnh kim loại bên trong nhằm gây sát thương nặng cho người dẫm phải nó. Kế đó là hiện vật trưng bày các loại bm được sử dụng trong các cuộc rải bm ở miền Bắc và các tuyến đường huyết mạch Bắc Nam. Khi đem so sánh tổng khối lượng bm mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam với các cuộc chiến trước đó, ta không khỏi giật mình: Trong cuộc chiến tranh thế giới II là 5.000.000 tấn, ở chiến tranh Triều Tiên là 2.600.000 tấn, và ở Việt Nam là con số khổng lồ: 14.300.000 tấn. Theo thống kê sơ bộ, khối lượng bm mà Mỹ đã ném xuống trong thời kì phá hoại như sau: Miền Bắc: 937.300 tấn miền Nam: 4.444.700 tấn, tổng cộng: 5.381.700 tấn. Qua bảng thống kê số bm Mĩ thả xuống Việt Nam, quá khứ cùng với số người đã hi sinh để có được bình yên hôm nay lại hiện về. Vẫn biết rằng đó là sự thật nhưng dường như không ai trong nhóm sinh viên chúng tui tin những con số kinh hoàng ấy.
Chúng tui tạm dừng bước để ngồi nghe cô hướng dẫn viên kể lại các giai đoạn của chiến tranh Việt Nam và được nghe kể về những tội ác chiến tranh mà Mỹ đã gây ra cho người dân Việt Nam thời bấy giờ. Tấm hình đâu tiên mà chúng tui được giới thiệu là cảnh Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập để khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào ngày 2/9/1945. Không lâu sau ngày độc lập, Pháp lại tiến vào xâm lược Việt Nam, và sau 9 năm kháng chiến anh dũng, ta đã buộc Pháp phải kí vào hiệp định Giơvenơ sau chiến thắng Điện Phủ ngày 7/5/1954. Sau hiệp định Giơnevơ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bị ngăn cách với miền Nam bởi vĩ tuyến 17 thuộc tỉnh Quảng trị. Ở miền Nam, Mỹ âm mưu xâm lược Việt Nam bằng cách lập ra chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Tại miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thằng tay đàn áp những người Cách mạng và những người bị tình nghi là theo Cách mạng một cách dã man, đặc biệt là bộ luật 10/59 ban hành tháng 10/1959 với việc xử dụng máy chém để xử tử các chiến sĩ Cách mạng. Chính quyền Ngô Đình Diệm được sử hậu thuẫn của đế quốc Mỹ với tổng thống lúc bấy giờ là John F.Kenedy đã thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt, dồn người dân ở nông thôn vào các ấp chiến lược. Đồng thời, Ngô Đình Diệm còn kì thị tôn giáo, đặc biệt là đối với Phật Giáo, gây nên nhiều bất bình trong dân chúng. Đỉnh cao là sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Dưới sự đàn áp dã man đó, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời nhằm lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Ngày 1/11/1963, Ngô Đình Diệm bị áp sát. Theo sau sự kiện đó, chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ cũng phá sản. Năm 1965, Nguyễn Văn Thiệu cùng cố vấn Nguyễn Cao Kỳ lên nắm chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, cùng lúc đó, tổng thống Mỹ Lyndon B.Johnson thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ, chiến lược này đánh dấu sự tham chiến đầu tiên của lực lượng bộ binh Mỹ trên chiến trường Việt Nam. Trong chiến lược này, ở miền Bắc, Mỹ sử dụng chủ yếu là không quân và hải quân, còn miền Nam, Mỹ ào ạt đưa binh lính Mỹ với số lượng lớn, đồng thời đưa thêm lính đánh thuê từ các nước đồng minh khác, trong đó lực lượng đánh thuê đông nhất là quân Nam Triều Tiên. Nhìn những hình ảnh chiến tranh trong giai đoạn này, không ai là không cảm giác ghê sợ trước những hành động vô nhân đạo của một số lính Mỹ. Hình ảnh người tù binh đang bị người lính Mỹ ném xuống từ trực thăng đang bay thể hiện cách xử tử tù nhân một cách man rợ chưa từng thấy, hình ảnh người lính Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh số 25 xách mảnh xác của một chiến sĩ giải phóng bị trúng đạn pháo, hình ảnh lính Mỹ cầm đầu của một người Việt cộng mà lại cười hớn hở cho thấy sự vô nhân đạo trong cuộc chiến này. Trong giai đoạn này, Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đã mở nhiều chiến dịch tìm diệt hòng đẩy lùi lực lượng giải phóng khỏi miền nam Việt Nam. Các cuộc tìm diệt này đã trở thành nỗi kinh hoàng của những người dân vô tội, bất kể già trẻ lớn bé hễ bị nghi là cộng sản đều bị tiêu diệt.
Một người phụ nữ bị nghi là cộng sản đang bị lính Việt Nam Cộng Hòa tra hỏi ở đồng bằng sông Mekông
Người lính Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh 25 đang xách mảnh xác của một chiến sĩ giải phóng
Hình ảnh người tù binh bị kéo lê sau xe tăng cho đến chết
Trong cuộc chiến này, mặc dù quân và dân ta phải đối mặt với lực lượng quân sự Mỹ, họ được trang bị vũ khí hiện đại, tối tân nhất bấy giờ, nhưng tinh thần dũng cảm yêu nước không ngại hi sinh đã giúp chúng ta vượt qua và đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ. Bằng chứng là ở miền Bắc, ta đã bắn rơi rất nhiều các loại máy bay chiến đấu của Mỹ như F4, máy bay Thần Sấm F105,… chứng tỏ chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ đã thất bại hoàn toàn.
Tuy lại thất bại trong chiến lược chiến tranh cục bộ, n...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top