in242ni

New Member
Download Tiểu luận Bàn về tiểu thuyết hiện nay

Download miễn phí Tiểu luận Bàn về tiểu thuyết hiện nay





Tiểu thuyết Việt Nam những năm đổi mới không chỉ đi sâu vào thân phận con người mà còn đề cập tới khát vọng sống, về hạnh phúc cá nhân, về tình yêu đôi lứa. Các tác giả đã khai thác con người tự nhiên trước nhu cầu của hạnh phúc đời thường, của cuộc sống riêng tư. Khi con người trở về với cuộc sống đời thường, trong hàng loạt tác phẩm của Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng đã thể hiện được sự gắn bó giữa sự nghiệp chung với hạnh phúc riêng, giữa con người cá nhân và con người xã hội.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
---------------
ĐỀ TÀI
BÀN VỀ TIỂU THUYẾT HIỆN NAY
Bàn về tiểu thuyết hiện nay
Bộ môn : Tiểu thuyết Léptônxtôi
Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Trường Lịch
Học viên thực hiện : Khổng Thị Huyền
Lớp : Cao học Văn K51
Hà Nội -2007
Tiểu thuyết là cái máy của văn học- Nhận xét ấy không cũ khi vận vào để soi rọi tình hình tiểu thuyết hôm nay, sẽ là không đầy đủ trong công việc nhận diện văn học nếu không nói đến tiểu thuyết. Ở thể loại này bao giờ cũng vậy, khúc xạ rõ nhất bộ mặt đời sống tinh thần và những thăng trầm xã hội đang diễn ra trong thực tế một sự biến động phức tạp, dữ dội và nhiều khi khó nắm bắt tâm hồn con người thời đại. Theo phép biện chứng, có thể nói đến một sự khủng hoảng - phát triển của đời sống xã hội, hay đời sống tinh thần. Sự khủng hoảng này là tất yếu không thể làm ngơ hay né tránh khi bàn về tiểu thuyết hôm nay. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trước hết và quan trọng hơn là tác động của thay đổi thiết chế xã hội về tinh thần tạo nên tiểu thuyết thế kỷ thứ XIX phát triển đến đỉnh cao, nhưng sự vận động của xã hội không mãnh liệt lắm. Đến thế kỷ thứ XX với bão táp của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tiểu thuyết. Đây là thời đại của nguyên tử, điện tử, đặc biệt từ năm 80 trở đi với sự nối mạng toàn cầu truyền hình và điện ảnh phát triển khá mạnh. Chính điều này đã gây một sự khủng hoảng về phía người đọc, văn hóa đọc hiện nay bị giảm sút nghiêm trọng.
Ở nước ta những năm gần đây chúng ta đã dịch nhiều công trình của các tác phẩm nước ngoài về tiểu thuyết và nghề viết tiểu thuyết khá bổ ích như: Số phận của tiểu thuyết (nhiều tác giả), Vì một nền tiểu thuyết mới của A.Grillet, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (M.Bakhơtin) v.v…. Dường như các nhà tiểu thuyết của ta ít đọc sách lí luận kể cả về nghề văn và tiểu thuyết, dường như người viết cứ viết với ý văn mình là hơn hết. Nhìn chung các cây bút trẻ ít chịu khó trau dồi và tích lũy vốn tiếng Việt khi sáng tác, thậm chí xảy ra tình trạng vay mượn tiếng nước ngoài làm cho câu văn rối loạn không phù hợp với người đọc Việt Nam (Cơ hội của Chúa). Sự khủng hoảng tiểu thuyết là nhân tố khách quan có thật do cuộc sống chi phối.
Vậy tiểu thuyết của chúng ta sẽ đi về đâu? Thật vậy nhịp điệu cuộc sống thay đổi kéo theo tâm lý của con người cũng thay đổi và thị hiếu thẩm mĩ của con người cũng không đứng yên mà vận động thay đổi. Nhưng tại sao lại có sự thay đổi trong quá trình phát triển của tiểu thuyết? Có rất nhiều tác giả đã bàn luận đánh giá về vấn đề này. Theo Sôlôkhốp “Câu hỏi còn hay không tiểu thuyết đối với các nhà văn Xô Viết cũng đơn giản như câu hỏi gieo hay không gieo lúa mì với người nông dân”. Hay theo R.Merleur: “Những bàn luận về tiểu thuyết mới là sự ngốc nghếch và sự khẳng định rằng tiểu thuyết truyền thống vẫn giữ vai trò hàng đầu như là một nhân tố của sự giao tiếp của con người”. Theo đánh giá của Hêghen (Nếu tiểu thuyết là một nghệ thuật chứ không phải một thể loại văn học thì chính bởi sự khám phá ra tính thông tục của cuộc sống là sứ mệnh có tính bản thân của nó mà không một thể loại nào khác có thể đảm đương được trọn vẹn). Và “tiểu thuyết khảo sát không phải hiện thực mà khảo sát cuộc sống - cuộc sống không phải là cái gì diễn ra mà đời sống là vùng các khả năng của con người tất cả những gì con người có thể trở nên, tất cả những gì cũng có thể … (nghệ thuật tiểu thuyết). Còn theo Carpeudour “tiểu thuyết tạo nên một vùng tiếp xúc tối đa với hiện tại trong một dạng giang dở chưa hoàn chỉnh. Tiểu thuyết là một dạng duy nhất đang hình thành, và còn chưa sẵn. Các lực lượng tạo thành thế lực ấy đang hoạt động trước mắt ta. Sự nẩy sinh và tiểu thuyết đang phát sinh dưới ánh sáng của lịch sử. Bộ xương còn chưa cứng cáp và chúng ta chưa có thể quyết định đúng hết mọi khả năng tạo dựng của nó”. Từ những nhận định trên về tiểu thuyết ta có thể khẳng định tiểu thuyết có tồn tại hay không? luôn có hai quan điểm trái ngược nhau: Quan điểm một cho rằng tiểu thuyết không chết, nó chỉ bị chôn, tiểu thuyết đang làm độc giả phải chạy dài. Theo quan điểm thứ hai tiểu thuyết đã chết, điều đó muốn ám chỉ rằng các nhà văn chuyên nghiệp hiện nay đều giống khuôn đúc sẵn về nhân vật và sự kiện, khuôn vào đó một số ngôn ngữ rẻ tiền.
Từ sau 1975 và nhất là sau 1986, đã có sự khởi sắc của văn xuôi, trong đó tiểu thuyết vẫn là thể loại chủ đạo, bộc lộ ưu thế của mình trong cách “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thất”, bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người trong sự vận động và phát triển, đáp ứng sự đòi hỏi bức xúc của công chúng đương đại: Thời xa Vắng (Lê Lựu), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Ngược dòng nước lũ (Ma Văn kháng), Gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải) …
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới đã đứng trước nhu cầu “đổi mới tư duy tiểu thuyết”. Điều này chứng tỏ sự nghiêm khắc nghề nghiệp và sự tâm đắc với thể loại của đội ngũ các nhà văn, các tiểu thuyết gia đương đại. Tiểu thuyết từ sau 1975 được đánh giá bằng hai mốc thời gian. Những năm tiền đổi mới (1975-1985), tiểu thuyết thường nghiêng về sự kiện, bao quát hiện thực trong một diện rộng, cảm hứng sử thi vẫn chiếm vị trí đáng kể trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Chỉ khi bước vào thời kì đổi mới, trong không khí dân chủ của đời sống văn học, tiểu thuyết mới bùng phát, thăng hoa, mới thực sự đổi mới ở tư duy nghệ thuật. Sự đổi mới ở tư duy nghệ thuật trong sáng tạo tiểu thuyết sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là thay đổi các yếu tố thuộc về cơ cấu của tiểu thuyết như: cấu trúc đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ. Trong những năm đổi mới, tiểu thuyết Việt Nam đã có một số thành tựu đáng ghi nhận nhìn từ thi pháp thể loại.
Về cấu trúc: Nếu quan niệm tiểu thuyết là máy cái của văn học thì chính cấu trúc của nó là phản ánh của cấu trúc xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tìm ra được những nét mới trong cấu trúc từ sau 1980 là cơ sở để tìm thấy đặc trưng của các hiện tượng mới trong những mối liên hệ ngày càng trở nên phức tạp hơn của đời sống xã hội.
Dưới dạng tổng quát nhất, giả định một sơ đồ biến đổi cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam từ 1945-1975 và từ sau 1975 là từ mô hình cấu trúc lịch sử - sự kiện đến cấu trúc lịch sử - tâm hồn. Nếu trước 1975 hình thức vĩ mô của cấu trúc tiểu thuyết nói tầm rộng của lịch sử - sự kiện đã tạo nên tính chất hoành tráng - sử thi của tác phẩm thì sau 1975 hình thức vi mô lại chú ý hướng tới cái thế giới bên trong phong phú và phức tạp của tâm hồn con người. Thế giới tinh thần của con người vốn lin...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top