Link tải luận văn miễn phí cho ae
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là biện pháp thường được áp dụng trong đấu tranh chống tội phạm. Mục đích là để ngăn chặn hành vi phạm tội và việc lẩn trốn pháp luật của bị can, bị cáo. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hay người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự. Như vậy, đối tượng bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo. Người chưa bị khởi tố với tư cách là bị can, hay người không bị Toà án đưa ra xét xử không thể bị bắt để tạm giam. Nếu người chưa bị khởi tố với tư cách là bị can, hay người không bị Toà án đưa ra xét xử mà vẫn bị bắt để tạm giam thì có nghĩa các cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện không đúng quy định pháp luật, quyền con người, quyền công dân của người bị bắt không được đảm bảo. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam không phải là biện pháp duy nhất để ngăn chặn, vì vậy không phải mọi bị can, bị cáo đều bị bắt để tạm giam. Khi bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nhân thân của người phạm tội và thái độ của họ khi và sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Chỉ được bắt người để tạm giam khi có đủ căn cứ để xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội và nếu xét thấy cần bắt để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, xử lý tội phạm. Khi có những điều kiện, dấu hiệu cho thấy người phạm tội không có ý trốn tránh pháp luật, không gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì không nên bắt (thậm chí không được bắt) mà có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác. Chẳng hạn, người phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng hay phạm tội do vô ý, không có hành động cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì không cần bắt để tạm giam.
Nhằm bảo đảm quyền con người, Hiến pháp 1992 của nước ta đã ghi nhận hai nguyên tắc quan trọng: (i) các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội phải được tôn trọng[3]; (ii) Nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân[4]. Từ hai nguyên tắc này và để đảm bảo thực hiện trên thực tế, Hiến pháp 1992 đã quy định cơ chế thực hiện như sau:- Quyền con người, quyền công dân được hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước đảm bảo thực hiện. Điều 6 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan thay mặt cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân cả nước bầu ra, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân bằng các cách sau: xây dựng Hiến pháp và pháp luật, ghi nhận ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thể chế hoá các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của các chủ thể, nhất là các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước; quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Hội đồng nhân dân thay mặt cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, thực hiện việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước địa phương.- Quyền con người, quyền công dân được đảm bảo thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành pháp. Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp là chủ thể có trách nhiệm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, làm cho quyền và nghĩa vụ của công dân trở thành hiện thực, là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; trong đó cơ quan công an (cơ quan điều tra) có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trật tự pháp luật và pháp chế- Quyền con người, quyền công dân còn được bảo đảm qua hệ thống cơ quan tư pháp. Toà án và Viện kiểm sát là các cơ quan bảo vệ pháp chế, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể và tính mạng, danh dự, nhân phẩm… của con người.2. Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam2.1. Bắt người, tạm giữ, tạm giam người là các biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế một số quyền của công dân, quyền con người của người bị bắt. Mục đích của các biện pháp này là để đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo trật tự pháp luật và pháp chế. Các biện pháp ngăn chặn nhằm bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhưng khi áp dụng chúng cũng rất dễ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bởi vì, một số hoạt động tố tụng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được thông tin… của người bị bắt. Nắm vững nội dung, thẩm quyền, thủ tục bắt, tạm giữ, tạm giam sẽ bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng đúng pháp luật, tránh vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân khi thực thi công vụ.Xuất phát từ tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hay phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. Điều 72 Hiến pháp 1992 cũng nhấn mạnh: “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh”. Những quy định trên của Hiến pháp nhằm ngăn ngừa sự vi phạm quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự của công dân từ phía các cơ quan, cán bộ nhà nước. Các quy định tại Điều 71 và Điều 72 cũng là cơ sở để xây dựng Luật Tố tụng Hình sự trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong thực tiễn.2.2. Bắt người, tạm giữ, tạm giam người là những biện pháp cưỡng chế cần thiết do các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo. Một số trường hợp, có thể áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố (như người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và trong trường hợp khẩn cấp) nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hay có hành động cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử hay thi hành án.Những năm gần đây bắt, giam, giữ là vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, và đông đảo quần chúng nhân dân. Việc bắt người tuỳ tiện, bắt oan người không có tội, tạm giữ, tạm giam người không có Lệnh đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Có trường hợp cơ quan cấp dưới giữ người nhưng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền, xử lý vụ việc tùy tiện, xâm hại nghiêm trọng đến quyền tự do, quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của con người. Trường hợp của hai chị em cô Hắc Thị Bạch Tuyết và cô Hắc Thị Bạch Thủy tại tỉnh Bình Thuận mà báo chí đã phản ánh là một trong những ví dụ vi phạm pháp luật không đáng xảy ra nếu người thi hành công vụ có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Thật khó tin khi chỉ mới nghi ngờ cô Hắc Thị Bạch Tuyết và em gái là Hắc Thị Bạch Thủy tráo vàng giả mà chủ tiệm vàng Mỹ Kim đã dẫn giải hai cô tới công an thị trấn Chợ Lầu; và tại đây, được công an thị trấn cho phép, chủ tiệm vàng đã tự tiện “giữ” chị em cô Tuyết từ 16 giờ ngày 21/1 đến 2 giờ ngày 22/1/2006, thậm chí còn cởi hết quần áo của các cô để khám xét [5].Một trường hợp khác xảy ra ngày 18/2/2006 tại quán bia trên đường Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP.HCM. Đông đảo thực khách tại đây đã rất bất bình trước hình ảnh gây phản cảm: Khoảng ba bốn người (báo chí phản ánh là công an) dẫn giải một người bị còng tay từ trên xe (biển số xanh) bước xuống và vào quán. Mọi người ngồi vào bàn ăn, người thanh niên ngồi bên cạnh, tay phải bị còng chặt vào chân ghế gỗ [6]… Đây là trường hợp do không tôn trọng quyền lợi hợp pháp của người bị dẫn giải, không giữ đúng lề lối, tác phong công an nhân dân nên một số cán bộ, chiến sĩ khi bắt, dẫn giải người vi phạm pháp luật đã xâm hại đến danh dự nhân phẩm của con người, coi thường dư luận xã hội.Một vụ việc thể hiện bắt ngườ...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là biện pháp thường được áp dụng trong đấu tranh chống tội phạm. Mục đích là để ngăn chặn hành vi phạm tội và việc lẩn trốn pháp luật của bị can, bị cáo. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hay người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự. Như vậy, đối tượng bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo. Người chưa bị khởi tố với tư cách là bị can, hay người không bị Toà án đưa ra xét xử không thể bị bắt để tạm giam. Nếu người chưa bị khởi tố với tư cách là bị can, hay người không bị Toà án đưa ra xét xử mà vẫn bị bắt để tạm giam thì có nghĩa các cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện không đúng quy định pháp luật, quyền con người, quyền công dân của người bị bắt không được đảm bảo. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam không phải là biện pháp duy nhất để ngăn chặn, vì vậy không phải mọi bị can, bị cáo đều bị bắt để tạm giam. Khi bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nhân thân của người phạm tội và thái độ của họ khi và sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Chỉ được bắt người để tạm giam khi có đủ căn cứ để xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội và nếu xét thấy cần bắt để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, xử lý tội phạm. Khi có những điều kiện, dấu hiệu cho thấy người phạm tội không có ý trốn tránh pháp luật, không gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì không nên bắt (thậm chí không được bắt) mà có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác. Chẳng hạn, người phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng hay phạm tội do vô ý, không có hành động cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì không cần bắt để tạm giam.
Nhằm bảo đảm quyền con người, Hiến pháp 1992 của nước ta đã ghi nhận hai nguyên tắc quan trọng: (i) các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội phải được tôn trọng[3]; (ii) Nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân[4]. Từ hai nguyên tắc này và để đảm bảo thực hiện trên thực tế, Hiến pháp 1992 đã quy định cơ chế thực hiện như sau:- Quyền con người, quyền công dân được hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước đảm bảo thực hiện. Điều 6 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan thay mặt cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân cả nước bầu ra, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân bằng các cách sau: xây dựng Hiến pháp và pháp luật, ghi nhận ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thể chế hoá các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của các chủ thể, nhất là các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước; quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Hội đồng nhân dân thay mặt cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, thực hiện việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước địa phương.- Quyền con người, quyền công dân được đảm bảo thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành pháp. Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp là chủ thể có trách nhiệm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, làm cho quyền và nghĩa vụ của công dân trở thành hiện thực, là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; trong đó cơ quan công an (cơ quan điều tra) có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trật tự pháp luật và pháp chế- Quyền con người, quyền công dân còn được bảo đảm qua hệ thống cơ quan tư pháp. Toà án và Viện kiểm sát là các cơ quan bảo vệ pháp chế, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể và tính mạng, danh dự, nhân phẩm… của con người.2. Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam2.1. Bắt người, tạm giữ, tạm giam người là các biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế một số quyền của công dân, quyền con người của người bị bắt. Mục đích của các biện pháp này là để đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo trật tự pháp luật và pháp chế. Các biện pháp ngăn chặn nhằm bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhưng khi áp dụng chúng cũng rất dễ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bởi vì, một số hoạt động tố tụng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được thông tin… của người bị bắt. Nắm vững nội dung, thẩm quyền, thủ tục bắt, tạm giữ, tạm giam sẽ bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng đúng pháp luật, tránh vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân khi thực thi công vụ.Xuất phát từ tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hay phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. Điều 72 Hiến pháp 1992 cũng nhấn mạnh: “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh”. Những quy định trên của Hiến pháp nhằm ngăn ngừa sự vi phạm quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự của công dân từ phía các cơ quan, cán bộ nhà nước. Các quy định tại Điều 71 và Điều 72 cũng là cơ sở để xây dựng Luật Tố tụng Hình sự trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong thực tiễn.2.2. Bắt người, tạm giữ, tạm giam người là những biện pháp cưỡng chế cần thiết do các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo. Một số trường hợp, có thể áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố (như người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và trong trường hợp khẩn cấp) nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hay có hành động cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử hay thi hành án.Những năm gần đây bắt, giam, giữ là vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, và đông đảo quần chúng nhân dân. Việc bắt người tuỳ tiện, bắt oan người không có tội, tạm giữ, tạm giam người không có Lệnh đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Có trường hợp cơ quan cấp dưới giữ người nhưng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền, xử lý vụ việc tùy tiện, xâm hại nghiêm trọng đến quyền tự do, quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của con người. Trường hợp của hai chị em cô Hắc Thị Bạch Tuyết và cô Hắc Thị Bạch Thủy tại tỉnh Bình Thuận mà báo chí đã phản ánh là một trong những ví dụ vi phạm pháp luật không đáng xảy ra nếu người thi hành công vụ có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Thật khó tin khi chỉ mới nghi ngờ cô Hắc Thị Bạch Tuyết và em gái là Hắc Thị Bạch Thủy tráo vàng giả mà chủ tiệm vàng Mỹ Kim đã dẫn giải hai cô tới công an thị trấn Chợ Lầu; và tại đây, được công an thị trấn cho phép, chủ tiệm vàng đã tự tiện “giữ” chị em cô Tuyết từ 16 giờ ngày 21/1 đến 2 giờ ngày 22/1/2006, thậm chí còn cởi hết quần áo của các cô để khám xét [5].Một trường hợp khác xảy ra ngày 18/2/2006 tại quán bia trên đường Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP.HCM. Đông đảo thực khách tại đây đã rất bất bình trước hình ảnh gây phản cảm: Khoảng ba bốn người (báo chí phản ánh là công an) dẫn giải một người bị còng tay từ trên xe (biển số xanh) bước xuống và vào quán. Mọi người ngồi vào bàn ăn, người thanh niên ngồi bên cạnh, tay phải bị còng chặt vào chân ghế gỗ [6]… Đây là trường hợp do không tôn trọng quyền lợi hợp pháp của người bị dẫn giải, không giữ đúng lề lối, tác phong công an nhân dân nên một số cán bộ, chiến sĩ khi bắt, dẫn giải người vi phạm pháp luật đã xâm hại đến danh dự nhân phẩm của con người, coi thường dư luận xã hội.Một vụ việc thể hiện bắt ngườ...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links