Download Tiểu luận Biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh miễn phí
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó hữu cơ giữa hai quá trình đấu tranh cách mạng: giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản, không phải chỉ là sự chứng minh cho tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, mà còn là sự phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh mang giá trị định huớng sâu sắc. Qua thực tiễn đấu tranh và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, luôn bám sát đặc điểm thực tiễn cách mạng Việt Nam và tham khảo cách mạng các nước khác, Hồ Chí Minh đã có những giải pháp đúng đắn, sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của lịch sử, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Phân tích sự kết hợp hữu cơ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, ta có thể thấy Hồ Chí Minh đã vạch ra hướng đi vô cùng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, đó là chìa khoá đi đến thành công của cách mạng Việt Nam, vì những lí do sau đây:
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
hĩa Mac – Lênin khẳng định: chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, khi tình trạng áp bức giai cấp bị thủ tiêu thì tình trạng áp bức dân tộc mới bị xoá bỏ. Với thắng lợi của cách mạng vô sản, giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền, mở ra quá trình hình thành và phát triển của dân tộc xã hội chủ nghĩa. Cùng với vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc luôn là một nội dung quan trọng có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của những vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Do đó giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt khi xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân.Trên cơ sở tư tưởng của C.Mac và Ph.Ănghen về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng với sự phân tích hai xu hướng của vấn đề dân tộc, Lênin đã nêu ra “Cương lĩnh dân tộc” với ba nội dung cơ bản: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Trong đó, nội dung thứ ba là nội dung, tư tưỏng cơ bản. Tư tưởng liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là sự thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và đặc biệt phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đến đây ta có thể thấy mối quan hệ biện chứng giữa vấn để dân tộc và vấn đề giai cấp, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quan hệ giai cấp xét đến cùng cũng qui định sự hình thành dân tộc, quyết định bản chất, xu hướng phát triển của dân tộc, xác định tính chất các mối quan hệ dân tộc. Áp bức giai cấp là cơ sở, là nguyên nhân của áp bức dân tộc. Ngược lại, áp bức dân tộc tác động mạnh mẽ tới áp bức giai cấp, nuôi dưỡng áp bức giai cấp, làm sâu sắc thêm áp bức giai cấp. Vấn đề dân tộc là vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản. Nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản trong phong trào giải phóng dân tộc. Đấu tranh giải phóng dân tộc tạo cơ sở sức mạnh cho giải phóng giai cấp. Như vậy vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ mật thiết, gắn bó khăng khít. Vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề giai cấp. Nguyên nhân của mâu thuẫn dân tộc là do mâu thuẫn giai cấp qui định. Mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc đều cần có một giai cấp tiến bộ đại biểu cho dân tộc ở giai đoạn đó.Những cơ sở lí luận trên đây của chủ nghĩa Mac – Lênin về dân tộc và giai cấp đã được Hồ Chí Minh thấm nhuần sâu sắc. Người luôn trung thành với quan điểm, tư duy của Quốc tế Cộng sản và Chủ nghĩa Mac – Lênin và vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong hoàn cảnh cách mạng Việt Nam.
Trước khi học thuyết Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam, lịch sử đã chứng kiến những phong trào yêu nước của người dân Việt Nam chống thực dân Pháp nổ ra rầm rộ: các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, các phong trào Duy Tân, Đông Du, khởi nghĩa Yên Bái…, nhưng tất cả đều thất bại, bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Nguyên nhân cơ bản của sự thất bại này là sự bế tắc về đường lối. Tuy tràn đầy nhiệt huyết và khí phách nhưng các vị lãnh tụ các phong trào ấy đã không nhận thức được bối cảnh thời đại, không xác định được giai cấp trung tâm của thời đại này là giai cấp công nhân – giai cấp tiến bộ của xã hội với cách sản xuất mới. Những nhà nho, sĩ tu yêu nước tuy mang trong mình tấm lòng yêu nước, thương dân, mang tinh thần dân tộc lớn lao, nhưng lại thiếu một yếu tố quan trọng đó là lập trường, tư tưởng đúng đắn. Họ không xác định được nền tảng tư tưởng cho cuộc đấu tranh mà họ lãnh đạo trong thời đại mới. Chỉ cho đến khi Nguyễn Ái Quốc quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911, sự bế tắc ấy mới có lời giải. Người ra đi mang theo chủ nghĩa yêu nước bên mình, Người tiếp xúc với ánh hào quang chân lí của chủ nghĩa Mác – Lênin, để rồi từ đó mở ra con đường sáng chói cho dân tộc Việt Nam. Trong tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Điều đó thể hiện sự thấm nhuần sâu sắc, sự kế thừa trung thành của Hồ Chí Minh đối với hệ tư tưởng của Mác – Lênin về vấn đề này cũng như mọi vấn đề khác về chủ nghĩa xã hội. Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiên ở các điểm sau: Một là, Người khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam; Hai là, chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng; Ba là, sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù; Bốn là, thiết lập chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân; Năm là, gắn mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Đi lên từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh một mặt đi theo lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, một mặt vẫn luôn nhấn mạnh đến vấn đề dân tộc. Người cho rằng: giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết và trước hết, nhưng giải phóng để giành lại độc lập dân tộc thì độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh khác với con đường cứu nước của ông cha ta – gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa phong kiến (cuối thế kỉ XIX ), với chủ nghĩa tư bản ( đầu thế kỉ XX ). Độc lập dân tộc theo ý thức hệ phong kiến và ý thức hệ tư bản không tránh khỏi những hạn chế và mâu thuẫn bắt nguồn từ bản chất kinh tế - chính trị của các chế độ ấy – những hình thái kinh tế-xã hội dựa trên quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và các quan hệ đối kháng giai cấp.Vượt qua hạn chế đó chỉ có thể là con đường gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo lập trường của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Giải phóng dân tộc dẫn tới độc lập dân tộc là phạm trù thuộc về vấn đề dân tộc. Nhưng chủ nghĩa xã hội là phạm trù thuộc về vấn đề giai cấp. Năm 1960, Người nói: “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất…”. Trong xã hội chủ nghĩa không còn mâu thuẫn giai cấp nữa, vấn đề giai cấp được giải quyết triệt để. Chỉ có xoá bỏ tận gốc tình trạng áp bức, bóc lột, xoá bỏ