Download Tiểu luận Các quy định về công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp 2005
Theo quy định tại khoản 2 Điều 130 Luật doanh nghiệp 2005 thì: “Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh”.
Đặc điểm này thể hiện điểm mới của Luật doanh nghiệp (2005) so với Luật doanh nghiệp (1999). Luật doanh nghiệp (1999) không công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh.
Tuy nhiên, việc thừa nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, trong khi vẫn quy định loại hình công ty này có ít nhất hai thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty là không nhất quán với quy định của Bộ luật dân sự (2005) về pháp nhân.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Luật doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam gộp hai loại hình công ty hợp danh thông thường (hợp danh tuyệt đối ) và công ty hợp danh hữu hạn làm một với tên gọi chung là công ty hợp danh.
Như vậy, có thể thấy khái niệm công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam có nội hàm của khái niệm công ty đối nhân theo pháp luật các nước. Với quy định về công ty hợp danh, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã ghi nhận sự tồn tại của các công ty đối nhân ở Việt Nam.
Quy chế thành viên
Thành viên hợp danh:
Điều kiện để trở thành thành viên hợp danh
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 Luật doanh nghiệp thì công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh.
Như vậy, thành viên hợp danh của công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam chỉ có thể là cá nhân. Điều này khác với quy định của một số nước như Anh, Pháp, Mĩ thì thành viên hợp danh có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
Theo Nghị định số 03/NĐ- CP ngày 3/2/2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp (1999) thì thành viên hợp danh không những phải là cá nhân mà còn phải có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp.
Nhưng hiện nay, theo Luật doanh nghiệp (2005) chỉ đòi hỏi thành viên hợp danh là cá nhân, không nhất thiết phải có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp. Tuy nhiên đối với một số ngành nghề nhất định thì pháp luật cũng đòi hỏi thành viên hợp danh phải có chứng chỉ, có bằng cấp và uy tín nhất định mới được quyền thành lập công ty hợp danh, như: lĩnh vực tư vấn pháp lí, khám chữa bệnh…
Xuất phát từ vai trò quan trọng của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh cùng với chế độ trách nhiệm vô hạn của loại thành viên này, Điều 133 Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định một số hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh:
“1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”
Về chế độ chịu trách nhiệm
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005, thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Chủ nợ có quyền yêu cầu bất kì thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ. Mặt khác, các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.
Ngay cả khi đã chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh thì trong thời hạn hai năm, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên ( khoản 5 Điều 138 Luật doanh nghiệp năm 2005). Tư cách thành viên công ty của thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Thành viên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Tự nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty. Khi tự nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty. Trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty đã phát sinh trước khi đăng kí việc chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quan đăng kí kinh doanh.
Theo Điều 139 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh có quyền tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. Việc tiếp nhận thêm thành viên phải được hội đồng thành viên chấp thuận. Thành viên hợp danh mới được tiếp nhận vào công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh được hưởng những quyền cơ bản, quan trọng của công ty đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ tương xứng để bảo vệ quyền lợi của công ty và những người liên quan. Theo Điều 134 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh. Theo đó, thành viên hợp danh có quyền cơ bản của một chủ sở hữu, là người đại diện theo pháp luật của công ty, có thể nhân danh công ty kí kết, thực hiện các hợp đồng mà không cần thông báo trước với các thành viên khác. Như vậy, thành viên hợp danh có quyền độc lập trong khả năng tiến hành kinh doanh.
Đồng thời thành viên hợp danh phải thực hiện nghĩa vụ và chịu các ràng buộc pháp lý nhất định. Các thành viên hợp danh không được nhân danh chính mình, tổ chức, cá nhân khác kí những hợp đồng liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của công ty. Thành viên hợp danh muốn chuyển phần vốn góp của mình ra ngoài phải được sự đồng ý của các thành viên khác vì công ty hợp danh là công ty đố...
Download miễn phí Tiểu luận Các quy định về công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp 2005
Theo quy định tại khoản 2 Điều 130 Luật doanh nghiệp 2005 thì: “Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh”.
Đặc điểm này thể hiện điểm mới của Luật doanh nghiệp (2005) so với Luật doanh nghiệp (1999). Luật doanh nghiệp (1999) không công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh.
Tuy nhiên, việc thừa nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, trong khi vẫn quy định loại hình công ty này có ít nhất hai thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty là không nhất quán với quy định của Bộ luật dân sự (2005) về pháp nhân.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
p danh có thể bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, trường hợp này pháp luật cũng chỉ quy định số lượng thành viên hợp danh tối thiểu là hai thành viên mà không quy định số lượng thành viên góp vốn. Đặc điểm này cho thấy sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới. Một số nước, công ty hợp danh chỉ được hiểu là hợp danh thông thường (hợp danh tuyệt đối), tức là loại hình công ty mà chỉ có một loại thành viên là thành viên hợp danh và các thành viên hợp danh này đều chịu chung một chế độ trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty. Ngay một số nước Đông Nam Á, công ty hợp danh được chia rõ ràng làm hai loại: một là, công ty hợp danh trong đó tất cả các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn (hợp danh thông thường ); hai là, công ty hợp danh hữu hạn- công ty bao gồm những thành viên chịu trách nhiệm vô hạn, có quyền quản lý, điều hành công ty và thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn, không có quyền quản lý, điều hành công ty.Luật doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam gộp hai loại hình công ty hợp danh thông thường (hợp danh tuyệt đối ) và công ty hợp danh hữu hạn làm một với tên gọi chung là công ty hợp danh.
Như vậy, có thể thấy khái niệm công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam có nội hàm của khái niệm công ty đối nhân theo pháp luật các nước. Với quy định về công ty hợp danh, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã ghi nhận sự tồn tại của các công ty đối nhân ở Việt Nam.
Quy chế thành viên
Thành viên hợp danh:
Điều kiện để trở thành thành viên hợp danh
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 Luật doanh nghiệp thì công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh.
Như vậy, thành viên hợp danh của công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam chỉ có thể là cá nhân. Điều này khác với quy định của một số nước như Anh, Pháp, Mĩ thì thành viên hợp danh có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
Theo Nghị định số 03/NĐ- CP ngày 3/2/2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp (1999) thì thành viên hợp danh không những phải là cá nhân mà còn phải có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp.
Nhưng hiện nay, theo Luật doanh nghiệp (2005) chỉ đòi hỏi thành viên hợp danh là cá nhân, không nhất thiết phải có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp. Tuy nhiên đối với một số ngành nghề nhất định thì pháp luật cũng đòi hỏi thành viên hợp danh phải có chứng chỉ, có bằng cấp và uy tín nhất định mới được quyền thành lập công ty hợp danh, như: lĩnh vực tư vấn pháp lí, khám chữa bệnh…
Xuất phát từ vai trò quan trọng của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh cùng với chế độ trách nhiệm vô hạn của loại thành viên này, Điều 133 Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định một số hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh:
“1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”
Về chế độ chịu trách nhiệm
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005, thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Chủ nợ có quyền yêu cầu bất kì thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ. Mặt khác, các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.
Ngay cả khi đã chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh thì trong thời hạn hai năm, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên ( khoản 5 Điều 138 Luật doanh nghiệp năm 2005). Tư cách thành viên công ty của thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Thành viên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Tự nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty. Khi tự nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty. Trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty đã phát sinh trước khi đăng kí việc chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quan đăng kí kinh doanh.
Theo Điều 139 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh có quyền tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. Việc tiếp nhận thêm thành viên phải được hội đồng thành viên chấp thuận. Thành viên hợp danh mới được tiếp nhận vào công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh được hưởng những quyền cơ bản, quan trọng của công ty đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ tương xứng để bảo vệ quyền lợi của công ty và những người liên quan. Theo Điều 134 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh. Theo đó, thành viên hợp danh có quyền cơ bản của một chủ sở hữu, là người đại diện theo pháp luật của công ty, có thể nhân danh công ty kí kết, thực hiện các hợp đồng mà không cần thông báo trước với các thành viên khác. Như vậy, thành viên hợp danh có quyền độc lập trong khả năng tiến hành kinh doanh.
Đồng thời thành viên hợp danh phải thực hiện nghĩa vụ và chịu các ràng buộc pháp lý nhất định. Các thành viên hợp danh không được nhân danh chính mình, tổ chức, cá nhân khác kí những hợp đồng liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của công ty. Thành viên hợp danh muốn chuyển phần vốn góp của mình ra ngoài phải được sự đồng ý của các thành viên khác vì công ty hợp danh là công ty đố...