ngchihung138

New Member
Download Tiểu luận Cân đối ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Download Tiểu luận Cân đối ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam miễn phí





 
Mục lục
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6
1.1 Khái quát về NSNN 6
1.1.1 Khái niệm NSNN 6
1.1.2 Bản chất và chức năng của NSNN 6
1.1.3 Vai trò của NSNN 8
1.2 Khái quát về Cân đối NSNN 9
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của Cân đối NSNN 9
1.2.2 Vai trò của Cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường 10
1.3 Các chỉ tiêu cấu thành Cân đối NSNN 13
1.3.1 Thu NSNN 13
1.3.2 Chi NSNN 15
1.3.3 Tình trạng ngân sách Nhà nước - Bội chi ngân sách. 17
1.4 Các quan điểm về cân đối NSNN 19
1.4.1 Quan điểm ngân sách cân bằng 19
1.4.2 Quan điểm ngân sách chu kỳ 19
1.4.3 Quan điểm ngân sách thâm hụt 20
1.4.4 Quan điểm về ngân sách duy nhất và hai ngân sách 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 22
2.1 Thực trạng Cân đối NSNN của VN trong giai đoạn 2001-2010 22
2.1.1 Thực trạng thu 22
2.1.2 Thực trạng chi 30
2.1.3 Thực trạng Cân bằng ngân sách trong giai đoạn 2001-2010 38
2.2 Nhận xét về ưu nhược điểm của cân đối NSNN Việt Nam giai đoạn 2001-2010 43
2.2.1 Ưu điểm: 43
2.2.2 Nhược điểm: 44
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 46
3.1 Định hướng cân đối ngân sách giai đoạn 2011-2015 46
3.2 Kiến nghị về cân đối NSNN trong giai đoạn 2011 – 2015 51
3.3 Hoàn thiện cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 52
3.3.1 Trong điều kiện bình thường 52
3.3.2 Trong điều kiện lạm phát cao. 59
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

triển năm 2005 đạt 83,300 tỷ VNĐ, tăng 6.1% so với dự toán và 11.3% so với thực hiện năm 2004, chiếm 32.2% tổng chi NSNN, là tỷ trọng đầu tư cao nhất từ trước tới nay. Điều này phần nào thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2005.
Chi thường xuyên cho các hoạt động sự nghiệp đạt 145,595 tỷ VNĐ, tăng 23.5% so với năm 2004. Các khoản chi cho giáo dục, đào tạo, y tế, 20 văn hoá xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể và cải cách tiền lương đạt 134,595 tỷ VNĐ, tăng 10.3% so với dự toán. Chi giáo dục, đào tạo đạt 18%, chi khoa học công nghệ đạt 2% tổng chi NSNN, chi cải cách tiền lương vào khoảng 24,100 tỷ VNĐ, tăng 17.6% so với dự toán (thực hiện tăng lương tối thiểu 350,000 VNĐ/tháng từ tháng 10/2005). Chi trả nợ và viện trợ cả năm 2005 đạt 34,775 tỷ VNĐ, bằng dự toán, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết, góp phần thực hiện cơ cấu lại nợ nước ngoài.
Năm 2005, bội chi NSNN ước tính khoảng 40,750 tỷ VNĐ, tương đương 4.9% GDP của năm 2005, dưới mức Quốc hội cho phép (5%). Đây là mức bội chi tương đương mức bội chi trung bình trong giai đoạn 2001-2005. Bội chi NSNN được bù đắp bằng các khoản vay trong nước và nước ngoài. Năm 2005, các khoản vay trong nước tăng mạnh, bằng 5.8 lần so với năm 2004, chủ yếu thông qua việc phát hành công trái giáo dục, trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc.
Cân đối NSNN đã đảm bảo nguyên tắc cân đối bền vững, theo đó, tổng thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng chi thường xuyên, dành phần tích luỹ cho đầu tư phát triển và mức bội chi phải trong tầm kiểm soát được (thường là dưới 5% GDP). Năm 2005, tổng thu từ thuế, phí và lệ phí (189,920 tỷ VNĐ) lớn hơn tổng chi thường xuyên (134,595 tỷ VNĐ) và phần tích luỹ 44,325 tỷ VNĐ đã được dành cho đầu tư phát triển.
Trong nhiều năm qua, xét theo tỷ trọng giá trị tăng thêm trong GDP, cơ cấu kinh tế chủ yếu biến đổi theo sự chuyển dịch của hai nhóm ngành nông - lâm - thủy sản và công nghiệp - xây dựng. Từ năm 2000 đến năm 2005 tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản giảm 3.8 điểm phần trăm, còn tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 3.7 điểm phần trăm. Xét chung trong giai đoạn 2001-2005, sự chuyển dịch cơ cấu giữa 3 khu vực không mạnh như trong giai đoạn 5 năm 1996-2000. Mục tiêu đặt ra cho khu vực dịch vụ đến năm 2005 chiếm tỷ trọng khoảng 41-42% GDP đã không đạt được, trong khi đây là khu vực có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển.
Giai đoạn 2006-2010:
Bảng 2: Cơ cấu chi ngân sách giai đoạn 2006-2010
ĐVT: Tỷ đồng
Nội dung
2006
2007
2008
2009
2010
GDP
973,791
1,143,715
1,477,717
1,679,200
1,951,174
Tổng chi
385,666
469,606
590,714
584,695
642,200
Dự toán
294,400
357,400
398,980
491,300
582,200
- So với dự toán (%)
131.00%
131.40%
148.06%
119.01%
110.31%
- So với năm ngoái (%)
121.76%
125.79%
98.98%
109.84%
1. Chi Đầu tư Phát triển:
88,341
104,302
119,462
179,961
150,000
Dự toán
81,580
99,450
99,730
112,800
125,500
- So với GDP (%)
9.07%
9.12%
8.08%
10.72%
7.69%
- So với dự toán (%)
108%
105%
120%
160%
120%
- So với năm ngoái (%)
118%
115%
151%
83%
2. Chi trả nợ và viện trợ:
48,192
57,711
58,390
40,120
53,990
Dự toán
40,800
49,160
51,200
58,800
70,250
- So với dự toán (%)
118%
117%
114%
68%
77%
3. Chi thường xuyên:
161,852
204,746
252,375
347,381
428,210
Dự toán
160,670
199,650
237,250
305,900
371,050
- So với dự toán (%)
101%
103%
106%
114%
115%
- So với năm ngoái (%)
127%
123%
138%
123%
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
135
192
159
-
-
5. Chi bù lỗ giá xăng dầu:
9,539
13,334
22,380
-
-
6. Chi chuyển nguồn
77,608
88,821
137,948
17,233
10,000
7. Chi khác
500
Chi cân đối ngân sách (Bội chi)
48,613
64,567
67,677
115,900
113,100
- So với GDP (%)
4.99
5.65
4.58
6.90
5.80
Nguồn: Bộ tài chính
Năm 2006: Tổng chi NSNN cả năm đạt 385,666 tỷ đồng, tăng 31% so với dự toán, đạt được các kết quả sau:
Bội chi NSNN năm 2006 thực hiện là 48,613 tỷ đồng, bằng 4.99% GDP, được bù đắp bằng nguồn vay trong nước 35,864 tỷ đồng và nguồn vay ngoài nước 12,749 tỷ đồng.
Nhiệm vụ NSNN năm 2006 đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo đà thuận lợi để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 theo Nghị quyết của Quốc hội: cơ cấu thu có chuyển biến theo hướng tích cực, chi NSNN được điều hành chắc chắn, cơ cấu chi ngân sách được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn; trên cơ sở dự toán, dự phòng và tăng thu NSNN trong năm đã bố trí tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển, bổ sung kinh phí thực hiện những nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, tăng kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo kinh phí thực hiện cải cách tiền lương và chế độ đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách; tiếp tục thực hiện bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu góp phần ổn định giá cả sản xuất và tiêu dùng trong nước. Bội chi NSNN bằng 4.99% GDP, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; dành nguồn gối đầu cho dự toán NSNN năm 2007 thực hiện chi cải cách tiền lương theo Nghị quyết Quốc hội.
Năm 2007: Tổng chi NSNN cả năm đạt 469,606 tỷ đồng, tăng 31.4% so với dự toán, tăng 21.76% so với thực hiện năm 2006. Bội chi NSNN năm 2007 thực hiện là 64,567 tỷ đồng, bằng 5.65% GDP.
Dù kinh tế năm 2007 tăng trưởng ở mức cao nhưng bên cạnh đó bội chi ngân sách cũng ở mức cao (lên đến 5.65% GDP). Điều này dẫn tới việc chính phủ phải bù đắp bội chi mạnh bằng nguồn nợ vay, đặc biệt là nợ vay trong nước (nợ vay trong nước tăng tới 43.8% so với 2006). Như vậy, nhìn vào con số bội chi năm 2007 cho thấy Việt Nam đã phải đánh đổi giữa 2 yếu tố: chấp nhận bội chi ở mức cao so với kế hoạch đề ra (5%) để đạt mức tăng trưởng kinh tế cao.
Năm 2008: Tổng chi NSNN cả năm đạt 590,714 tỷ đồng, tăng 48.06% so với dự toán, tăng 25.79% so với thực hiện năm 2007. Bội chi NSNN năm 2008 là 67,677 tỷ đồng, bằng 4.58% GDP. Đến 31/12/2008, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ Trái phiếu Chính phủ) bằng 33.5% GDP, dư nợ ngoài nước của Quốc gia bằng 27.2% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
Để kịp thời triển khai các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện điều hành chi NSNN năm 2008 theo đúng dự toán đã được Quốc hội quyết định, đồng thời thực hiện nghiêm ngặt chủ trương thắt chặt chi tiêu, rà soát, sắp xếp giảm chi đầu tư các dự án chưa thực sự cấp bách để tập trung vốn cho các dự án cần thiết, cấp bách, các dự án có khả năng hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2008; thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; sử dụng dự phòng ngân sách các cấp và nguồn tăng thu NSNN năm 2008 thực hiện các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc, người lao đ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top