[email protected]
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chất lượng giáo dục Đại học của Việt Nam hiện nay: Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
Chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay: Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
Tiểu luận:
KINH TẾ VIỆT NAM
Chủ đề:
Chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay:
Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
A. Lời nói đầu
Cùng với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì sự nghiệp trồng người là một vấn đề cần được quan tâm, chú trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Như vậy, muốn đất nước phát triển giàu mạnh thì cần có thật nhiều những người có tài, có đức, có tri thức. Đó chính là mục tiêu của giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học.
Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước của chúng ta hiện nay thì giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng mở rộng, phát triển, trong đó phải kể đến giáo dục đại học. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, ta vẫn thấy hệ thống giáo dục đại học của nước nhà còn nhiều bất cập. Có thể thấy đó là những bất cập trong công tác giảng dạy, quản lý,và kể cả đầu ra cho sinh viên...Làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đang là vấn đề quan tâm của toàn Đảng, toàn dân ta. Do đó, em chọn đề tài “Chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình. Với đề tài này, em tập trung đi tìm hiểu về thực trạng: thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hệ thống giáo dục đại học của nước nhà, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
B. Nội dung
Chương I: Tổng quan về chất lượng giáo dục ở Việt Nam hiện nay
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm giáo dục
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hay biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.
Hệ thống giáo dục Việt Nam chia thành các cấp: Mầm non, tiểu học, trung học (THCS và THPT), sau trung học (trung cấp, cao đẳng, đại học), và sau đại học. Như vậy đại học là một cấp học sau trung học phổ thông, muốn vào học đại học cần có những yêu cầu nhất định như tốt nghiệp THPT hay bổ túc và tham gia kỳ thi đầu vào đại học đạt đủ số điểm nhất định.
1.1.2. Khái niệm chất lượng giáo dục
Thuật ngữ “chất lượng” mang một ý nghĩa tương đối. Ở mỗi vị trí, người ta nhìn nhận chất lượng dưới nhứng khía cạnh, quan điểm khác nhau. Có thể hiểu chất lượng là sự hoàn thiện, phù hợp với những mục tiêu, những tiêu chuẩn đã được đặt ra.
Như vậy nếu hiểu theo nghĩa này, chất lượng giáo dục đại học là các mục tiêu, chuẩn mực cần đạt được trong giáo dục đại học. Tuy nhiên, các chuẩn mực này đang bị thay đổi và khác nhau giữa các trường, do chất lượng tuyển sinh đầu vào bị hạ thấp, cùng với các yếu tố tác động không tốt tới hoạt động dạy và học...Trong quá trình giáo dục đang chuyển dần từ theo định hướng của nhà nước sang nền giáo dục đại học theo thị trường thì chất lượng giáo dục đại học đang là mối quan tâm rất lớn.
1.2. Cơ sở lý luận
Có thể thấy giáo dục là niềm hy vọng lớn cho đất nước, giáo dục giúp đào tạo ra những người hiền tài, là trụ cột chính cho công cuộc đổi mới, đất nước. Trong đó, chất lượng giáo dục luôn đi liền với các mối quan hệ, các vai trò nhất định, đó là:
1.2.1. Vai trò của Nhà nước và cơ quan quản lý giáo dục
Trước hết phải nói đến vai trò của Nhà nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn đóng vai trò là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Đảng, Nhà nước xây dựng những chính sách về giáo dục phù hợp với mục tiêu chung xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Những quan điểm, chính sách về giáo dục - đào tạo đã được đưa vào Hiến pháp năm 1992 và Luật Giáo dục năm 1998. Biện pháp cơ bản thực thi các chính sách giáo dục - đào tạo ở Việt Nam trong thời gian qua là kế hoạch hóa công tác giáo dục - đào tạo trong phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương theo các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng chiến lược các quy hoạch dài hạn 10-20 năm với các mục tiêu phát triển chủ yếu về quy mô giáo dục các bậc học, nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu chủ yếu khác. Trên cơ sở đó, Nhà nước xây dựng và tổ chức thực thi các mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo theo các chương trình quốc gia trong từng giai đoạn.
Nhà nước cũng quyết định tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục đào tạo. Nhìn chung, ngân sách cho giáo dục ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi ngân sách Nhà nước, chứng tỏ giáo dục ngày càng được quan tâm, coi trọng.
Bên cạnh đó Nhà nước còn có các chính sách ưu đãi dành cho sinh viên. Đó là các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên có thành tích học tập tốt..
1.2.2. Vai trò của các trường
Các trường ĐH-CĐ là nơi trưc tiếp tiến hành đào tạo, giảng dạy. Để thu hút sinh viên, các trường đã liên tục đổi mới trang thiết bị, thay đổi phương pháp dạy và học, thuê giảng viên nước ngoài giỏi về giảng dạy, tuyển chọn đội ngũ giáo viên có năng lực...
Đồng thời các trường cũng có các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, liên kết với các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện học hỏi tốt nhất cho sinh viên và đảm bảo đầu ra cho sinh viên.
Chất lượng giáo dục ở các trường ĐH cũng là một vấn đề đáng được quan tâm. Để cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục, các trường đang tích cực tìm kiếm và xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, đưa đi bồi dưỡng...để nâng cao chất lượng giảng dạy.
1.2.3. Vai trò của gia đình và xã hội
Gia đình và xã hội cũng là những tác nhân quan trọng đối với chất lượng giáo dục. Sự quan tâm hay không của gia đình và xã hội đên nền giáo dục sẽ là động lực để giáo dục đại học phát triển.
1.2.4. Vai trò của sinh viên
Sinh viên chính là đối tượng chính của giáo dục đại học, và bản thân họ cũng chính là chủ thể của chính họ. Ý thức học tập, rèn luyện, mong mỏi đạt được tri thức là những động lực chính để tăng chất lượng giáo dục.
Giáo dục Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn cải cách giáo dục, đặc biệt là sau cải cách kinh tế - xã hội toàn diện năm 1986, nền giáo dục nước nhà đã và đang dần được hoàn thiện. Trong đó, một trong những mục tiêu quan trọng của việc đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam là tăng cường khả năng cung ứng của các cơ sở giáo dục, mở rộng tố đa cơ hội tiếp cận cho người học. Để đạt những mục tiêu trên, rất nhiều biện páp đã được đưa ra, kết quả là số lượng các trường đại học-cao đẳng và lượng sinh viên đều tăng đột biến
1.3. Các tiêu chí đánh giá
Để đánh giá về hệ thống giáo dục đại học, người ta có thể dựa trên một số tiêu chí sau:
1.3.1. Tiêu chuẩn đầu vào
Để vào học tại các trường ĐH-CĐ thì bắt buộc phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định, như:
- Tốt nghiệp THPT, bổ túc
- Tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ đạt đủ điểm chuẩn đầu vào do các trường quy định.
Trừ một số trường hợp khác như đạt giải cao học sinh giỏi quốc gia, quốc tế..
Chuẩn điểm đầu vào đã được áp dụng trong các kỳ thi ĐH-CĐ từ trước đến nay. Nó cho ta biết trình độ đầu vào của các sinh viên tại các trường.
1.3.2. Số lượng trường, số giảng viên, sinh viên của trường
Chỉ tiêu này giúp đánh giá sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học về số lượng. Tuy nhiên, nó không giúp đánh giá về chất lượng nhiều lắm, và thường thì số lượng cao tỷ lệ nghịch với chất lượng
1.3.3. Chuẩn đầu ra của sinh viên
Mô hình này mới được áp dụng tại nước ta. Đó là quy định khối lượng kiến thức cần thiết nhất định sinh viên phải tích lũy đẻ có thể ra trường (tín chỉ). Hình thức đào tạo theo tín chỉ đang được áp dụng tại nhiều trường ĐH-CĐ trên toàn quốc.
1.3.4. Chất lượng giảng dạy của giảng viên
1.3.5. Số lượng và chất lượng sinh viên nghiên cứu khoa học, tham gia olympic môn học...
1.3.6. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm
1.3.7. Cơ sở vật chất, hệ thống thông tin... của trường.
Chương II. Thực trạng chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục tại Việt Nam
Ngay từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/09/1945), Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, luôn coi giáo dục là một công cụ quan trọng trong tiến trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Kể từ năm 1945 đến nay, nền giáo dục mới ở nước ta đã trải ba cuộc cải cách giáo dục.
2.1.1. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất - 1950
Tháng 07/1950, bản đề án cải cách giáo dục đã được Hội đồng Chính phủ thông qua. Bản đề án đã nêu rõ: Nền giáo dục mới phải là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, được thiết kế trên nguyên tắc “Dân tộc, khoa học, đại chúng”. Mục tiêu của hệ thống giáo dục là giáo dục thế hệ trẻ thành những người công dân trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có phẩm chất, nghị lực phục vụ kháng chiến, phục vụ đất nước. Cơ cấu nhà trường cải cách gồm hệ thống phổ thông 9 năm và hệ thống giáo dục bình dân, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục cao đẳng và đại học.
2.1.2. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai - 1956
Sau ngày giải phóng (1954), miền Bắc có hai hệ thống giáo dục phổ thông cùng tồn tại: hệ thống giáo dục 9 năm (ở vùng kháng chiến do ta xây dựng) và hệ thống giáo dục 12 năm (ở vùng mới giải phóng do Pháp để lại). Vì vậy, tháng 03/1956, Chính phủ đã thông qua đề án cải cách giáo dục lần thứ hai. Mục tiêu của cải cách giáo dục lần này là: đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, cán bộ tốt, trung thành vớ nước nhà. Về hệ thống giáo dục, hình thành hệ giáo dục phổ thông 10 năm (gồm ba cấp: cấp một từ lớp 1 đến lớp 4, cấp hai từ lớp 5 đến lớp 7, cấp ba từ lớp 8 đến lớp 10), giáo dục đào tạo và chuyên nghiệp.
2.1.3. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba - 1979
Trong điều kiện đất nước đã thống nhất, cùng đi lên xã hội chủ nghĩa, với nhận thức giáo dục là “nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, là cơ sở ban đầu rất trọng yếu trong sự phát triển con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa,” ngày 11/01/1979, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 14/NQ-TW về cải cách giáo dục lần thứ ba, trong đó tập trung cải cách cả cơ cấu hệ thống giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục. Cuộc cải cách này nhằm mục đích thống nhất hai hệ thống giáo dục tồn tại ở hai miền Bắc - Nam (hệ thống giáo dục 10 năm của miền Bắc và hệ 12 năm của miền Nam) trong thời kỳ 1954-1975 và từng bước phổ cập giáo dục trong toàn dân (thông qua chương trình giáo dục liên tục cho trẻ em và bổ túc văn hóa cho người lớn).
Để thực hiện cuộc cải cách này, trước hết đòi hỏi nỗ lực xây dựng trường sở, giáo trình, phương tiện sư phạm cần thiết để kéo dài cấp tiểu học thêm 1 năm và cấp THCS thêm 1 năm đối với hàng triệu học sinh miền Bắc. Trong điều kiện thiếu thốn chung của nền kinh tế đất nước, việc đầu tư thực hiện cuộc cải cách hệ thống giáo dục đã khiến chất lượng giáo dục giảm sút trong suốt thập niên 80 của thế kỷ XX, những dấu hiệu khủng hoảng giáo dục xuất hiện với tình trạng bỏ học gia tăng, vị thế xã hội và kinh tế của người giáo viên sa sút…
2.1.4. Nền giáo dục nước nhà sau cải cách kinh tế - xã hội 1986
Sau cải cách kinh tế, hệ thống giáo dục nước nhà cũng theo đó phát triển và dần có những tay đổi đáng kể:
2.1.4.1. Thay đổi trong cách nhìn nhận vai trò của giáo dục - đào tạo.
Quan niệm “giáo dục như một bộ phận của cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa” đã được thay thế bởi cách hiểu “đầu tư cho giáo dục là nguồn đầu tư cho phát triển”. Trong Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” (Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tháng 01/1993), Đảng và Nhà nước đã khẳng định quan điểm: “Giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu. Coi đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển”.
2.1.4.2. Chính sách xã hội hóa giáo dục
Khi nền kinh tế nhiều thành phần ra đời và chế độ “bao cấp” dần bị xóa bỏ, thì vai trò độc quyền của nhà nước trong cung cấp các dịch vụ y tế và giáo dục dần dần giảm bớt, đồng thời các dịch vụ này không còn miễn phí. Quyết định số 44/HĐBT ngày 24/04/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thu một phần học phí trong giáo dục phổ thông đã đánh dấu tiến trình xã hội hóa giáo dục và thực hiện chia sẻ chi phí giáo dục giữa người dân và nhà nước.
Chính sách xã hội hóa giáo dục ngày càng được triển khai rộng rãi trên cả nước, thu hút sự đóng góp của tất cả các thành viên, thành phần của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển giáo dục. Thông qua Nghị quyết số 90/CP ngày 21/08/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, Nhà nước khuyến khích mở rộng nhiều hình thức giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại trường, lớp bán công, dân lập, tư thục tại thành phố, thị xã, thị trấn và những vùng có kinh tế thuận lợi. Chính sách đã thành công, thể hiện ở việc ra đời ngày càng nhiều trường tư thục, dân lập, từ mầm non đến đại học, làm giảm sức ép cho giáo dục công lập trong khi ngân sách nhà nước còn rất eo hẹp.
2.1.4.3. Phổ cập giáo dục
Giáo dục cơ bản được tập trung chú ý cải thiện và mở rộng, bắt đầu từ việc xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến tới phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên cả nước. Chỉ thị Xóa nạn mù chữ có hiệu lực từ tháng 01/1990 và Luật Phổ cập giáo dục năm 1991 là sự thể chế hóa việc phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc cho trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, góp phần quan trọng vào ngăn chặn nạn mù chữ và nâng cao dân trí.
2.1.4.4. Ngân sách dành cho giáo dục - đào tạo
Nhờ tình hình kinh tế được cải thiện, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục tăng, lại có thêm sự đóng góp sâu rộng của nhân dân, nên các dịch vụ giáo dục ngày càng đa dạng hóa, chất lượng dịch vụ giáo dục ngày càng được nâng cao. Từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục - đào tạo đã tăng đáng kể, từ 5% tổng chi ngân sách năm 1985 lên 10% năm 1995, 15% năm 2000. Đến năm 2005, tỷ lệ chi cho giáo dục - đào tạo của ngân sách nhà nước lên tới 18% (tương đương 40 nghìn tỷ đồng), trong đó chi thường xuyên chiếm 80-85%, chi chương trình mục tiêu chiếm 4-6% và chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm 15-17%.
Sự tăng chi cho chương trình mục tiêu từ 600 tỷ đồng/năm lên gần 1300 tỷ đồng năm 2004 và 2500 tỷ đồng năm 2005 đã góp phần giải quyết kinh phí thực hiện các mục tiêu ưu tiên của ngành giáo dục như: đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thay sách giáo khoa, hỗ trợ giáo dục miền núi và dân tộc, xây dựng cơ sở vật chất trường sư phạm và bồi dưỡng giáo viên, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin và đưa công nghệ thông tin vào nhà trường, tăng cường cơ sở vật chất trường học và xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm, tăng cường năng lực đào tạo nghề…
2.1.4.5. Hệ thống giáo dục quốc dân
Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ là văn bản đầu tiên thể chế hóa các quy định về hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống bằng cấp và chứng chỉ cho giáo dục - đào tạo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, Luật Giáo dục đã được Quốc hội thông qua ngày 11/12/1998, trở thành bộ luật đầu tiên quy định cụ thể về hoạt động giáo dục của Việt Nam, tạo ra khung khổ pháp lý cho hoạt động giáo dục của Việt Nam.
Hiện nay, hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo Luật Giáo dục quy định tại điều 6 như sau:
+ Giáo dục mầm non: bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo
+ Giáo dục phổ thông: bao gồm hai bậc học: bậc tiểu học và bậc trung học. Bậc trung học có hai cấp là trung học cơ sở và trung học phổ thông
+ Giáo dục nghề nghiệp: có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Chất lượng giáo dục Đại học của Việt Nam hiện nay: Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
Chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay: Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
Tiểu luận:
KINH TẾ VIỆT NAM
Chủ đề:
Chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay:
Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
A. Lời nói đầu
Cùng với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì sự nghiệp trồng người là một vấn đề cần được quan tâm, chú trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Như vậy, muốn đất nước phát triển giàu mạnh thì cần có thật nhiều những người có tài, có đức, có tri thức. Đó chính là mục tiêu của giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học.
Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước của chúng ta hiện nay thì giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng mở rộng, phát triển, trong đó phải kể đến giáo dục đại học. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, ta vẫn thấy hệ thống giáo dục đại học của nước nhà còn nhiều bất cập. Có thể thấy đó là những bất cập trong công tác giảng dạy, quản lý,và kể cả đầu ra cho sinh viên...Làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đang là vấn đề quan tâm của toàn Đảng, toàn dân ta. Do đó, em chọn đề tài “Chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình. Với đề tài này, em tập trung đi tìm hiểu về thực trạng: thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hệ thống giáo dục đại học của nước nhà, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
B. Nội dung
Chương I: Tổng quan về chất lượng giáo dục ở Việt Nam hiện nay
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm giáo dục
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hay biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.
Hệ thống giáo dục Việt Nam chia thành các cấp: Mầm non, tiểu học, trung học (THCS và THPT), sau trung học (trung cấp, cao đẳng, đại học), và sau đại học. Như vậy đại học là một cấp học sau trung học phổ thông, muốn vào học đại học cần có những yêu cầu nhất định như tốt nghiệp THPT hay bổ túc và tham gia kỳ thi đầu vào đại học đạt đủ số điểm nhất định.
1.1.2. Khái niệm chất lượng giáo dục
Thuật ngữ “chất lượng” mang một ý nghĩa tương đối. Ở mỗi vị trí, người ta nhìn nhận chất lượng dưới nhứng khía cạnh, quan điểm khác nhau. Có thể hiểu chất lượng là sự hoàn thiện, phù hợp với những mục tiêu, những tiêu chuẩn đã được đặt ra.
Như vậy nếu hiểu theo nghĩa này, chất lượng giáo dục đại học là các mục tiêu, chuẩn mực cần đạt được trong giáo dục đại học. Tuy nhiên, các chuẩn mực này đang bị thay đổi và khác nhau giữa các trường, do chất lượng tuyển sinh đầu vào bị hạ thấp, cùng với các yếu tố tác động không tốt tới hoạt động dạy và học...Trong quá trình giáo dục đang chuyển dần từ theo định hướng của nhà nước sang nền giáo dục đại học theo thị trường thì chất lượng giáo dục đại học đang là mối quan tâm rất lớn.
1.2. Cơ sở lý luận
Có thể thấy giáo dục là niềm hy vọng lớn cho đất nước, giáo dục giúp đào tạo ra những người hiền tài, là trụ cột chính cho công cuộc đổi mới, đất nước. Trong đó, chất lượng giáo dục luôn đi liền với các mối quan hệ, các vai trò nhất định, đó là:
1.2.1. Vai trò của Nhà nước và cơ quan quản lý giáo dục
Trước hết phải nói đến vai trò của Nhà nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn đóng vai trò là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Đảng, Nhà nước xây dựng những chính sách về giáo dục phù hợp với mục tiêu chung xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Những quan điểm, chính sách về giáo dục - đào tạo đã được đưa vào Hiến pháp năm 1992 và Luật Giáo dục năm 1998. Biện pháp cơ bản thực thi các chính sách giáo dục - đào tạo ở Việt Nam trong thời gian qua là kế hoạch hóa công tác giáo dục - đào tạo trong phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương theo các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng chiến lược các quy hoạch dài hạn 10-20 năm với các mục tiêu phát triển chủ yếu về quy mô giáo dục các bậc học, nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu chủ yếu khác. Trên cơ sở đó, Nhà nước xây dựng và tổ chức thực thi các mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo theo các chương trình quốc gia trong từng giai đoạn.
Nhà nước cũng quyết định tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục đào tạo. Nhìn chung, ngân sách cho giáo dục ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi ngân sách Nhà nước, chứng tỏ giáo dục ngày càng được quan tâm, coi trọng.
Bên cạnh đó Nhà nước còn có các chính sách ưu đãi dành cho sinh viên. Đó là các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên có thành tích học tập tốt..
1.2.2. Vai trò của các trường
Các trường ĐH-CĐ là nơi trưc tiếp tiến hành đào tạo, giảng dạy. Để thu hút sinh viên, các trường đã liên tục đổi mới trang thiết bị, thay đổi phương pháp dạy và học, thuê giảng viên nước ngoài giỏi về giảng dạy, tuyển chọn đội ngũ giáo viên có năng lực...
Đồng thời các trường cũng có các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, liên kết với các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện học hỏi tốt nhất cho sinh viên và đảm bảo đầu ra cho sinh viên.
Chất lượng giáo dục ở các trường ĐH cũng là một vấn đề đáng được quan tâm. Để cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục, các trường đang tích cực tìm kiếm và xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, đưa đi bồi dưỡng...để nâng cao chất lượng giảng dạy.
1.2.3. Vai trò của gia đình và xã hội
Gia đình và xã hội cũng là những tác nhân quan trọng đối với chất lượng giáo dục. Sự quan tâm hay không của gia đình và xã hội đên nền giáo dục sẽ là động lực để giáo dục đại học phát triển.
1.2.4. Vai trò của sinh viên
Sinh viên chính là đối tượng chính của giáo dục đại học, và bản thân họ cũng chính là chủ thể của chính họ. Ý thức học tập, rèn luyện, mong mỏi đạt được tri thức là những động lực chính để tăng chất lượng giáo dục.
Giáo dục Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn cải cách giáo dục, đặc biệt là sau cải cách kinh tế - xã hội toàn diện năm 1986, nền giáo dục nước nhà đã và đang dần được hoàn thiện. Trong đó, một trong những mục tiêu quan trọng của việc đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam là tăng cường khả năng cung ứng của các cơ sở giáo dục, mở rộng tố đa cơ hội tiếp cận cho người học. Để đạt những mục tiêu trên, rất nhiều biện páp đã được đưa ra, kết quả là số lượng các trường đại học-cao đẳng và lượng sinh viên đều tăng đột biến
1.3. Các tiêu chí đánh giá
Để đánh giá về hệ thống giáo dục đại học, người ta có thể dựa trên một số tiêu chí sau:
1.3.1. Tiêu chuẩn đầu vào
Để vào học tại các trường ĐH-CĐ thì bắt buộc phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định, như:
- Tốt nghiệp THPT, bổ túc
- Tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ đạt đủ điểm chuẩn đầu vào do các trường quy định.
Trừ một số trường hợp khác như đạt giải cao học sinh giỏi quốc gia, quốc tế..
Chuẩn điểm đầu vào đã được áp dụng trong các kỳ thi ĐH-CĐ từ trước đến nay. Nó cho ta biết trình độ đầu vào của các sinh viên tại các trường.
1.3.2. Số lượng trường, số giảng viên, sinh viên của trường
Chỉ tiêu này giúp đánh giá sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học về số lượng. Tuy nhiên, nó không giúp đánh giá về chất lượng nhiều lắm, và thường thì số lượng cao tỷ lệ nghịch với chất lượng
1.3.3. Chuẩn đầu ra của sinh viên
Mô hình này mới được áp dụng tại nước ta. Đó là quy định khối lượng kiến thức cần thiết nhất định sinh viên phải tích lũy đẻ có thể ra trường (tín chỉ). Hình thức đào tạo theo tín chỉ đang được áp dụng tại nhiều trường ĐH-CĐ trên toàn quốc.
1.3.4. Chất lượng giảng dạy của giảng viên
1.3.5. Số lượng và chất lượng sinh viên nghiên cứu khoa học, tham gia olympic môn học...
1.3.6. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm
1.3.7. Cơ sở vật chất, hệ thống thông tin... của trường.
Chương II. Thực trạng chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục tại Việt Nam
Ngay từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/09/1945), Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, luôn coi giáo dục là một công cụ quan trọng trong tiến trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Kể từ năm 1945 đến nay, nền giáo dục mới ở nước ta đã trải ba cuộc cải cách giáo dục.
2.1.1. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất - 1950
Tháng 07/1950, bản đề án cải cách giáo dục đã được Hội đồng Chính phủ thông qua. Bản đề án đã nêu rõ: Nền giáo dục mới phải là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, được thiết kế trên nguyên tắc “Dân tộc, khoa học, đại chúng”. Mục tiêu của hệ thống giáo dục là giáo dục thế hệ trẻ thành những người công dân trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có phẩm chất, nghị lực phục vụ kháng chiến, phục vụ đất nước. Cơ cấu nhà trường cải cách gồm hệ thống phổ thông 9 năm và hệ thống giáo dục bình dân, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục cao đẳng và đại học.
2.1.2. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai - 1956
Sau ngày giải phóng (1954), miền Bắc có hai hệ thống giáo dục phổ thông cùng tồn tại: hệ thống giáo dục 9 năm (ở vùng kháng chiến do ta xây dựng) và hệ thống giáo dục 12 năm (ở vùng mới giải phóng do Pháp để lại). Vì vậy, tháng 03/1956, Chính phủ đã thông qua đề án cải cách giáo dục lần thứ hai. Mục tiêu của cải cách giáo dục lần này là: đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, cán bộ tốt, trung thành vớ nước nhà. Về hệ thống giáo dục, hình thành hệ giáo dục phổ thông 10 năm (gồm ba cấp: cấp một từ lớp 1 đến lớp 4, cấp hai từ lớp 5 đến lớp 7, cấp ba từ lớp 8 đến lớp 10), giáo dục đào tạo và chuyên nghiệp.
2.1.3. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba - 1979
Trong điều kiện đất nước đã thống nhất, cùng đi lên xã hội chủ nghĩa, với nhận thức giáo dục là “nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, là cơ sở ban đầu rất trọng yếu trong sự phát triển con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa,” ngày 11/01/1979, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 14/NQ-TW về cải cách giáo dục lần thứ ba, trong đó tập trung cải cách cả cơ cấu hệ thống giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục. Cuộc cải cách này nhằm mục đích thống nhất hai hệ thống giáo dục tồn tại ở hai miền Bắc - Nam (hệ thống giáo dục 10 năm của miền Bắc và hệ 12 năm của miền Nam) trong thời kỳ 1954-1975 và từng bước phổ cập giáo dục trong toàn dân (thông qua chương trình giáo dục liên tục cho trẻ em và bổ túc văn hóa cho người lớn).
Để thực hiện cuộc cải cách này, trước hết đòi hỏi nỗ lực xây dựng trường sở, giáo trình, phương tiện sư phạm cần thiết để kéo dài cấp tiểu học thêm 1 năm và cấp THCS thêm 1 năm đối với hàng triệu học sinh miền Bắc. Trong điều kiện thiếu thốn chung của nền kinh tế đất nước, việc đầu tư thực hiện cuộc cải cách hệ thống giáo dục đã khiến chất lượng giáo dục giảm sút trong suốt thập niên 80 của thế kỷ XX, những dấu hiệu khủng hoảng giáo dục xuất hiện với tình trạng bỏ học gia tăng, vị thế xã hội và kinh tế của người giáo viên sa sút…
2.1.4. Nền giáo dục nước nhà sau cải cách kinh tế - xã hội 1986
Sau cải cách kinh tế, hệ thống giáo dục nước nhà cũng theo đó phát triển và dần có những tay đổi đáng kể:
2.1.4.1. Thay đổi trong cách nhìn nhận vai trò của giáo dục - đào tạo.
Quan niệm “giáo dục như một bộ phận của cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa” đã được thay thế bởi cách hiểu “đầu tư cho giáo dục là nguồn đầu tư cho phát triển”. Trong Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” (Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tháng 01/1993), Đảng và Nhà nước đã khẳng định quan điểm: “Giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu. Coi đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển”.
2.1.4.2. Chính sách xã hội hóa giáo dục
Khi nền kinh tế nhiều thành phần ra đời và chế độ “bao cấp” dần bị xóa bỏ, thì vai trò độc quyền của nhà nước trong cung cấp các dịch vụ y tế và giáo dục dần dần giảm bớt, đồng thời các dịch vụ này không còn miễn phí. Quyết định số 44/HĐBT ngày 24/04/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thu một phần học phí trong giáo dục phổ thông đã đánh dấu tiến trình xã hội hóa giáo dục và thực hiện chia sẻ chi phí giáo dục giữa người dân và nhà nước.
Chính sách xã hội hóa giáo dục ngày càng được triển khai rộng rãi trên cả nước, thu hút sự đóng góp của tất cả các thành viên, thành phần của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển giáo dục. Thông qua Nghị quyết số 90/CP ngày 21/08/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, Nhà nước khuyến khích mở rộng nhiều hình thức giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại trường, lớp bán công, dân lập, tư thục tại thành phố, thị xã, thị trấn và những vùng có kinh tế thuận lợi. Chính sách đã thành công, thể hiện ở việc ra đời ngày càng nhiều trường tư thục, dân lập, từ mầm non đến đại học, làm giảm sức ép cho giáo dục công lập trong khi ngân sách nhà nước còn rất eo hẹp.
2.1.4.3. Phổ cập giáo dục
Giáo dục cơ bản được tập trung chú ý cải thiện và mở rộng, bắt đầu từ việc xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến tới phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên cả nước. Chỉ thị Xóa nạn mù chữ có hiệu lực từ tháng 01/1990 và Luật Phổ cập giáo dục năm 1991 là sự thể chế hóa việc phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc cho trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, góp phần quan trọng vào ngăn chặn nạn mù chữ và nâng cao dân trí.
2.1.4.4. Ngân sách dành cho giáo dục - đào tạo
Nhờ tình hình kinh tế được cải thiện, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục tăng, lại có thêm sự đóng góp sâu rộng của nhân dân, nên các dịch vụ giáo dục ngày càng đa dạng hóa, chất lượng dịch vụ giáo dục ngày càng được nâng cao. Từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục - đào tạo đã tăng đáng kể, từ 5% tổng chi ngân sách năm 1985 lên 10% năm 1995, 15% năm 2000. Đến năm 2005, tỷ lệ chi cho giáo dục - đào tạo của ngân sách nhà nước lên tới 18% (tương đương 40 nghìn tỷ đồng), trong đó chi thường xuyên chiếm 80-85%, chi chương trình mục tiêu chiếm 4-6% và chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm 15-17%.
Sự tăng chi cho chương trình mục tiêu từ 600 tỷ đồng/năm lên gần 1300 tỷ đồng năm 2004 và 2500 tỷ đồng năm 2005 đã góp phần giải quyết kinh phí thực hiện các mục tiêu ưu tiên của ngành giáo dục như: đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thay sách giáo khoa, hỗ trợ giáo dục miền núi và dân tộc, xây dựng cơ sở vật chất trường sư phạm và bồi dưỡng giáo viên, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin và đưa công nghệ thông tin vào nhà trường, tăng cường cơ sở vật chất trường học và xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm, tăng cường năng lực đào tạo nghề…
2.1.4.5. Hệ thống giáo dục quốc dân
Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ là văn bản đầu tiên thể chế hóa các quy định về hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống bằng cấp và chứng chỉ cho giáo dục - đào tạo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, Luật Giáo dục đã được Quốc hội thông qua ngày 11/12/1998, trở thành bộ luật đầu tiên quy định cụ thể về hoạt động giáo dục của Việt Nam, tạo ra khung khổ pháp lý cho hoạt động giáo dục của Việt Nam.
Hiện nay, hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo Luật Giáo dục quy định tại điều 6 như sau:
+ Giáo dục mầm non: bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo
+ Giáo dục phổ thông: bao gồm hai bậc học: bậc tiểu học và bậc trung học. Bậc trung học có hai cấp là trung học cơ sở và trung học phổ thông
+ Giáo dục nghề nghiệp: có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: các thành tựu và hạn chế trong giáo dục việt nam ở trường tiểu học, phân tích một số bất cập và hạn chế của nền giáo dục việt nam hiện nay, đánh giá chất lượng giáo dục đại học của việt nam hiện nay, nêu 3 hạn chế cơ bản của giáo dục Đại học Việt Nam, thành tựu chất lượng giáo dục đại học việt nam hiện nay, nguyên nhân những thành tựu và hạn chế của giáo dục và đào tạo, tiểu luận đổi mới giáo dục đại học ở việt nam, nhung thành tựu, hạn chế của giáo dục đại học Việt Nam, thành tựu và hạn chế của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, chất lượng giáo dục đại học việt nam hiện nay
Last edited by a moderator: