to_du_na

New Member

Download Tiểu luận Con người và vấn đề phát triển nguồn nhân lực thời kỳ hậu khủng hoảng miễn phí





Một đặc điểm quan trọng của thị trường lao động tác động đến phát triển nguồn nhân lực nước ta hiện nay là cung cầu lao động bất cân đối. Tình trạng thất nghiệp còn khá cao, trong giai đoạn 2000-2008, bình quân mỗi năm có khoảng 900 nghìn người thất nghiệp. Năm 2008 tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 4,5%, nông thôn 1,45%. Tình trạng thừa nhân lực lao động phổ thông, lao động kỹ năng thấp và thiếu lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đang rất phổ biến. Giải quyết vấn đề quan hệ giữa nhân lực phổ thông và nhân lực chuyên môn kỹ thuật cao phụ thuộc vào trình độ phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo và tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, đặc biệt là sự tăng trưởng, phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sử dụng công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng tri thức cao, có đóng góp quan trọng trong thu nhập của quốc gia và thúc đẩy các ngành khác phát triển.
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

cầu ăn, mặc, ở; nhu cầu tái sản xuất xã hội; nhu cầu tình cảm; nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần.
Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Nhu cầu sinh học phải được "nhân hóa" để mang giá trị văn minh con người, và đến lượt nó, nhu cầu xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống nhất với nhau, hoà quyện vào nhau để tạo thành con người viết hoa, con người tự nhiên - xã hội.
Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội
Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người.
Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội".
Trên cơ sở vận dụng phép biện chứng duy vật Mác đã khảo sát bản chất con người bắt đầu từ hoạt động thực tiễn, từ trong hoàn cảnh xã hội lịch sử - cụ thể. Khi vạch ra bản chất con người Mác đặc biệt nhấn mạnh “trong tính hiện thực”, bởi vì luận điểm xuất phát của Mác là luận điểm cho rằng xét về thực chất, quá trình hình thành và phát triển đời sống con người là hoạt động sản xuất, hoạt động thực tiễn của con người. Còn các quá trình tư tưởng- tinh thần là sự thể hiện của đời sống thực tiễn mang tính khách quan của con người. Luận điểm này chỉ rõ bản chất con người là bản chất được xem xét “trong tính hiện thực” cụ thể, không phải là bản chất loài trừu tượng thoát ly tính lịch sử, tính xã hội. Để nhận thức đúng đắn về con người, về bản chất con người, mối quan hệ: Tự nhiên – Con người – Xã hội (lịch sử) thì phải xem xét con người với tư cách là con người hiện thực, con người với cuộc sống tộc loại, với đời sống xã hội hiện thực của nó, với sự phát triển lịch sử của nó, thông qua những hành động lịch sử và các mối quan hệ của nó. Do vậy, cá nhân được xem xét trong định nghĩa này là những cá nhân trong hiện thực, là những cá nhân đang hoạt động trong giới hạn, tiền đề và những điều kiện vật chất nhất định, tức là cá nhận trong hoạt động thực tiễn. Thực tiễn là đặc điểm cơ bản của con người hiện thực. Chỉ có nắm vững điều này mới giải thích đúng bản chất con người. Con người nói chung chung không tồn tại trong cuộc sống hiện thực.
“Bản chất con người là tổng hòa nhựng quan hệ xã hội” – Luận điểm này cho thấy con người là một thực thể có tính loài. Đặc tính “loài” của con người hiện thực tức là tính người. Tính người bao gồm toàn bộ các thuộc tính vốn có của con người, trong đó có ba thuộc tính cơ bản nhất đó là thuộc tính tự nhiên, thuộc tính xã hội và thuộc tính tư dưy, trong ba thuộc tính ấy thì thuộc tính nào là thuộc tính bản chất con người? Như chúng ta đã biết bản chất của mọi sự vật là sự tổng hợp những mặt, những yếu tố, những thuộc tính tất nhiên vốn có bên trong sự vật, quy định sự vận động phát triển của sự vật đó. Tổng họp không phải là tổng cộng giản đơn các thuộc tính của sự vật mà tổng hợp chính là thuộc tính đặc trưng giữ vai trò chi phối các thuộc tính cơ bản của sự vật đó. Trong ba thuộc tính cơ bản của con người thì thuộc tính tự nhiên của con người là cái đặc trưng và bản năng vốn có của sinh vật tự nhiên, là điều kiện sinh lý để loài người sinh tồn và phát triển, nó đóng vai trò là cơ sở vật chất của thuộc tính xã hội và thuộc tính tư duy, nhưng thuộc tính tự nhiên chỉ biểu thị mặt nguồn gốc và lien hệ giữa con người với các sinh vật khác, nó chưa nói lên được sự khác nhau căn bản giữa con người và con vật vì thế nó không phải là thuộc tính bản chất của con người. Còn thuộc tính tư vì thế nó không phải là thuộc tính bản chất của con người. Còn thuộc tính tư duy của con người (ngôn ngữ, tư duy, lý tính…,) là hiện tượng riêng có ở loài người, song nó cũng không phải là thựoc tính bản chất vì nó kông có ý nghĩa chi phối đối với các thuộc tính khác. Chỉ có thuộc tính xã hội là thuộc tính chế ước và quy định thuộc tư duy và thuộc tính tự nhiên của con người, khiến cho dấu ấn xã hội được in đậm, thấm sâu vào nội dung của các thuộc tính đó. Bởi so tác động của thuộc tính xã hội mà các nhu cầu tự nhiên ở con người đã bị xã hội hóa và ý thức, ngôn ngữ.v.v.. của con người là sản phẩm của xã hội, mang tính xã hội.
Theo quan điểm của triết học Mác, tồn tại con người là tồn tại mang tính tự nhiên, con ngưồi là bộ phận của tự nhiên, là sản phẩm cao nhất trong quá trình phát triển của tự nhiên. Cùng với đó, con người còn là một thực thể xã hội. Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội và do vậy yếu tố sinh học trong mỗi con người không phải tồn tại bên cạnh yếu tố xã hội mà chúng hòa quyện vào nhau tồn tại trong yếu tố xã hội. Do đó, bản tính tự nhiên của con người được chuyển vào bản tính xã hội và được cải biến trong đó.
Con người là một thực thể hiện thực, thực thể sinh học – xã hội và trong tính hiện thực ấy, “bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Quan hệ xã hội đây được hiểu là tổng thể những quan hệ mà con người đã có, đang có và trong chừng mực nào đó nó còn bao hàm cả những quan hệ trong tương lai. Các quan hệ xã hội của loài người bao gồm hai loại quan hệ: Quan hệ vật chất (quan hệ sản xuất) và quan hệ tư tưởng (quan hệ chính trị, pháp luật, đạo đưc…) trong đó quan hệ vật chất quy định quan hệ tư tưởng. Chỉ có đặt con người trong tổng hòa các quan hệ xã hội đó để tiến hành khảo sát, tổng hợp thì mới có thể năm bắt được toàn diện bản chất con người. Bản chất con người không phải là cái gì nhất thành bất biến mà luôn vận động, phát triển cùng với sự vận động phát triển, biến đổi của hoàn cảnh sống, với những biến đổi của thời đại, gắn liền với cách sản xuất ra của cải vật chất. Chính vì vậy mà thời đại nào thì sản sinh ra con người của thời đại ấy.
Bản chất con người vừa phản ánh cái chung của sự phát triển xã hội loài người, vừa phản ánh cái riêng của mỗi thời đại lịch sử, và vì vậy, con người có bản chất chung xuyên suốt mọi thời đại. Đặc tính chung này do bản năng s...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top