kilac_master

New Member
Download Tiểu luận Đặc điểm phát triển phê bình và nghiên cứu lý học trên mạng

Download miễn phí Tiểu luận Đặc điểm phát triển phê bình và nghiên cứu lý học trên mạng





 
MỤC LỤC
TRANG
LỜI NÓI ĐẦU
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC MẠNG .
I. Các tác giả trên văn học mạng .
II. Khái quát nội dung văn học mạng
Phần 2: SỰ PHÁT TRIỂN PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC MẠNG
I. Nhà phê bình văn học mạng .
1. Họ là ai .
2. Nguyên nhân họ có sự quan tâm đến văn học mạng .
II. Nội dung chính của sự nghiên cứu, lí luận văn học mạng
1. Nhận xét về những cây bút trẻ hiện nay trên văn học mạng
2. Các nhà phê bình chuyên nghiệp .
3. Các nhà phê bình không chuyên .
4. Xu hướng phát triển của phê bình văn học mạng .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử (Trang Hạ) chính là những trải nghiệm quý báu của cô về những năm tháng sống ở Đài Loan học tập và tiếp xúc, mới được độc giả coi như “tạm chấp nhận”.
Về mảng đề tài cuối cùng, đó là một đề tài nghe có vẻ như đã thu hút được một lượng độc giả nhất định đó là trinh thám và kinh dị. Năm 2009, sự xuất hiện tiểu thuyết trinh thám - kinh dị “Trại Hoa Đỏ” dày hơn 500 trang của Di Li được chú ý. Rất nhiều ý kiến đánh giá cao khả năng viết nhanh, lao vào một dòng văn sắp có nguy cơ “tiệt chủng” ở Việt Nam. Di Li được coi là nhà văn Việt Nam đầu tiên đặt bút viết về thể loại tiểu thuyết trinh thám kết hợp kinh dị. Hay có nhà văn trẻ Phan Hồn Nhiên rất “được lòng” các độc giả tuổi teen khi xuất bản một series truyện theo thể loại fantasy (một thể loại truyện kì ảo tưởng tượng) như Những đôi mắt lạnh, The Joker, Chuỗi hạt Azoth…Nội dung đi sâu vào vấn đề tình bạn, tình yêu ẩn đằng sau mỗi con chữ qua những trang văn vừa rùng mình lại thoáng chút hồi hộp.
Phần 2: SỰ PHÁT TRIỂN PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC MẠNG
šª›
NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC MẠNG
Họ là ai:
Khi nói đến cụm từ “nhà phê bình văn học”, người ta sẽ thường nghĩ đến đó là những người chuyên đi bình luận, bình phẩm các tác phẩm văn học trong nước và nước ngoài thông qua trang viết thường niên, và đó là những người có cái nhìn tổng thể rất rộng và lời văn sắc bén. Nhưng đối với văn chương trên mạng, các nhà phê bình văn học bỗng trở thành mới mẻ bởi sự phát triển của dòng văn học này chứ đủ lâu để tồn tại các chức danh riêng cho “nhà phê bình”. Nhưng ta hãy cứ định nghĩa “nhà phê bình văn học” rồi từ đó sẽ hiểu về “nhà phê bình văn học mạng”, tuy rằng có thể chưa được đầy đủ cho lắm. Bằng cách thông qua câu chuyện hài hước về một câu hỏi tưởng chừng như ngây ngô của đứa trẻ khi hỏi bố nó về định nghĩa một nhà phê bình văn học, ta chợt giật mình : “Ừ nhỉ, một cách đơn giản như vậy thôi sao, thật trẻ con!”. Đây là câu chuyện đã từng gây nhiều tranh cãi trong giới phê bình về nội dung lạ thường của nó…
dáng tác giả của câu chuyện biếm gây dư luận một thời
Bé Chích Chòe (*) học lớp hai. Ba của Bé Chích Chòe đang đọc báo. Bé sà vào ôm cổ Ba và ghé mắt đọc ké. Mới lẩm bẩm vài chữ, Bé hỏi Ba:  
+ NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC là gì hở Ba ?  
- Ờ ờ … 
+ Là… Ờ Ờ hả Ba ? 
- Không. Ba đang tìm cách trả lời cho con dễ hiểu. Ba kể chuyện này xong, con sẽ hiểu Nhà Phê Bình Văn học là gì. Chuyện vui ở quê mình thời đánh Mỹ.  
Các chú bộ đội đóng quân trong một nhà dân. Các chú đang ăn cơm chiều. Một bạn bằng tuổi con đang chơi với em còn nhỏ. Bổng nhiên bạn ấy gọi: 
+ Mạ ơi em ẻ !  
- Đừng ỏm để mấy chú ăn con ! Mẹ bạn ấy trả lời. 
Nghĩa là Mẹ của bạn ấy muốn nói: “Suỵt ! Các chú đang ăn cơm. Đừng gọi ầm lên như rứa mà làm các chú ăn cơm mất ngon”.  
Chỉ đơn giản thế thôi. Nhưng một chú trong bàn ăn nghe thế thì làm toáng lên. Chú ấy nghĩ là Mẹ của bạn nhỏ ấy “chơi xỏ” các chú ấy bằng câu nói “đừng ỏm để mấy chú ăn”. Rồi chú ấy nói là Mẹ của bạn ấy thiếu văn hóa, mất lịch sự, quê mùa. Chú ấy nói “trời đánh còn tránh bữa ăn” là. Vân vân và vân vân. Đó, “Nhà Phê bình văn học” là thế con ạ.  
+ A ! Con hiểu rồi. Hôm qua con nghe Ba nói với Mẹ: “chuyện bé xé ra to”. Nhà Phê bình văn học là người hay “xé chuyện nhỏ thành chuyện to”. Đúng không Ba ?  
- Ừ. Gần đúng như thế !  
+ Sao lại “gần đúng” hở Ba ? Ba vừa kể sự tích ra đời của Nhà Phê bình văn học mà ? Thế, sau đó Mẹ bạn ấy có giải thích cho chú ấy hiểu không?  
- Không. “Gần đúng” là không hoàn toàn đúng y như rứa. Cô ấy không để ý vì còn bận công việc.  
Mà chú ấy cũng chỉ nói trong mâm cơm thôi. Cũng có chú hiểu ý của Mẹ bạn đó và giải thích cho chú ấy. Chú khác thì bênh ý kiến chú kia. Rồi có chú bảo vệ ý kiến chú này. Thế là các chú cãi nhau ỏm tỏi cho đến hết buổi tối.   
+ Sao thế nhỉ ? Các chú ấy phức tạp nhỉ? Như vậy,… chuyện bé tí mà xé ra to thế thì gọi là gì hở Ba?  
- Gọi là “diễn đàn văn học” con ạ!  
+ A ! Con hiểu rồi. Chuyện không có gì mà “cãi nhau ỏm tỏi” gọi là DIỄN ĐÀN VĂN HỌC.  
-Thế,… giờ ra chơi thỉnh thoảng con và các bạn chia hai phe cãi nhau ỏm tỏi, có gọi là “diễn đàn văn học” được không ạ ?  
- Có thể. Nhưng tụi con còn nhỏ nên người ta gọi là “diễn đàn chí chóe” của con nít. Hôm sau ngủ dậy quên hết chuyện cũ và đến lớp lại chơi với nhau. Nhà Phê bình văn học họ không như tụi con. Họ học nhiều, đọc nhiều nên họ nhớ dai và không chịu thua nên cứ cãi nhau hoài. Họ cãi nhau các hội nghị chưa xong họ đưa lên báo, lên mạng cãi tiếp.  
….. + Sao người lớn phức tạp thế hở Ba ?  
- Không phức tạp không phải là người lớn con ạ. Người lớn sợ gọi nhau là “đứa con nít nhiều tuổi”.  
…. + Thế ngày nào các bạn con cũng cãi nhau thì sau này có trở thành “Nhà Phê bình văn học”, không Ba ? 
- Không chắc. Nhưng có thể trở thành… thầy cãi. Là Luật sư đó. Thôi, con đi chơi đi. Ba không muốn con trở thành Nhà Triết học sớm quá !  + Luật sư là thầy cãi. Thế Nhà triết học là gì ạ ?  
- Thôi ! Thôi để Ba đọc đã. Hôm sau ba trả lời. OK? Đi chơi đi…  
Chú thích (*): Bé Chích Chòe là tên biếm họa, không phải là nhân vật thật
Đọc xong câu chuyện này, chắc hẳn ai cũng phải phì cười vì độ hài hước của nó. Một nhà phê bình văn học lại đem so sánh với thầy…cãi (luật sư) và là một người chuyên đem “chuyện bé xé ra to”. Thế nhưng khi nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, ta có thể tổng kết rằng: những nhà phê bình văn học là những người đang ngồi trên một bàn tròn văn học để cùng bình luận, phân tích các khía cạnh khác nhau của một tác phẩm hay nhiều tác phẩm văn học. Mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau, một nhận định khác nhau, có thể đôi lúc gây ra những bất đồng quan điểm hay đồng thuận thì nó cũng trở thành một DIỄN ĐÀN VĂN HỌC. Các nhà phê bình văn học mạng cũng vậy. Họ cũng bình luận, bình bàn các tác phẩm, mổ xẻ các con chữ, các tầng ý nghĩa mà nhà văn muốn nhắn gửi. Họ khác các nhà phê bình giấy ở chỗ là họ sử dụng Internet làm công cụ trực tiếp cho các bài bình luận của mình. Họ thường là những người còn rất trẻ (Trần Ngọc Hiếu, Cao Việt Dũng, Trang Hạ, Nhà văn Ngô Thảo, Inrasara, các nhà xuất bản…) nhưng những lời bình của họ về văn học mạng vẫn có những ý kiến khá sắc nét.
Nguyên nhân họ có sự quan tâm đến văn học mạng:
Văn học mạng mang đến hơi thở của cuộc sống hiện đại. Đó có thể là những vấn đề khá mới mẻ mà các tác phẩm trước đây của nền văn học viết chưa đề cập tới nhiều. Đôi khi đơn giản chỉ là những cảm xúc rất riêng của cá nhân tác giả. Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới Internet đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của văn học mạng trong những năm gần đây. Các tác phẩm trên mạng được đăng tải trên các diễn đàn văn học hay những blog cá nhân, thu hút s
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tiểu luận:Đô thị Việt Nam có đặc điểm gì khác đô thị phương Tây? Và làm gì để các đô thị Việt Nam là đầu tàu của sự phát triển đất nước? Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Phân tích đặc điểm một chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: So sánh quy chế pháp lý của thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Luận văn Kinh tế 0
L Tiểu luận: Vì sao Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới vấn đề đảm bảo ASXH Văn hóa, Xã hội 0
J Tiểu luận: Cảm nhận của bản thân về phương ngữ nơi mình sống. So sánh với đặc điểm tiếng toàn dân Văn hóa, Xã hội 0
K Tiểu luận: Các đặc điểm Dịch vụ và Thương Mại Dịch Vụ của Dịch Vụ Logistics ở nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
S Tiểu luận: Trái phiếu chuyển đổi: Đặc điểm, định giá và rủi ro trong đầu tư trái phiếu chuyển đổi Luận văn Kinh tế 0
E Tiểu luận: THẮNG CỐ NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA NGƯỜI H’MÔNG Văn hóa, Xã hội 0
T Nét đặc trưng văn hóa việt nam Tiểu luận Văn hóa, Xã hội 0
A Tiểu luận Đặc điểm tâm lý lứa tuổi tiểu học Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top