vy_tony201rox

New Member
Download Tiểu luận Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự và ý nghĩa

Download miễn phí Tiểu luận Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự và ý nghĩa





* Các chủ thể trong quan hệ thay mặt theo ủy quyền:
- Người thay mặt theo ủy quyền có các loại:
+ Đại diện theo ủy quyền của cá nhân: thay mặt theo ủy quyền của cá nhân có thể là cá nhân, ví dụ: A ủy quyền cho B đứng ra kí kết hợp đồng thuê nhà; thay mặt theo ủy quyền của cá nhân cũng có thể là pháp nhân, ví dụ: A ủy quyền cho công ty luật X đứng ra kí kết hợp đồng thuê nhà.
+ Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân: là người thay mặt theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền cho người khác xác lập thực hiện giao dịch dân sự. Ví dụ: A là tổng giám đốc của công ty Y, đồng thời là người thay mặt theo pháp luật của công ty này. A ủy quyền cho B là nhân viên công ty thay mình kí kết hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng với công ty Z. Trong trường hợp này B là người thay mặt theo ủy quyền của công ty Y.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n, phản ánh đúng bản chất của người đại diện, từ đó có cơ sở pháp lý để giải quyết những trường hợp thay mặt xác lập, thực hiện các quan hệ dân sự không xuất phát từ lợi ích của người được đại diện.
1.2 Đặc điểm của quan hệ đại diện
Ngoài các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự nói chung, quan hệ thay mặt còn có các đặc điểm riêng sau đây:
* Đại diện làm phát sinh hai mối quan hệ cùng tồn tại song song là quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài.
Quan hệ bên trong là quan hệ được hình thành giữa người thay mặt và người được đại diện. Quan hệ này có thể được hình thành từ hợp đồng hay theo quy định của pháp luật. Ví dụ: theo quy định tại Điều 21 BLDS thì mọi giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi đều phải do người thay mặt theo pháp luật xác lập, thực hiện. Điều này có nghĩa là quan hệ giữa người thay mặt và người được thay mặt (6 tuổi) trong trường hợp này được xác lập theo pháp luật chứ không phải theo hợp đồng.
Quan hệ bên ngoài là quan hệ giữa người thay mặt với người thứ ba.
Quan hệ bên trong là tiền đề là cơ sở cho sự xuất hiện và tồn tại của quan hệ bên ngoài. Quan hệ bên ngoài thực hiện bởi quan hệ bên trong.
Tuy nhiên trên thực tế vẫn tồn tại mối quan hệ gián tiếp giữa người được thay mặt và người thứ ba về trách nhiệm và lợi ích.
* Trong quan hệ đại diện, người thay mặt nhân danh người được thay mặt để xác lập và thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba
Người thay mặt xác lập quan hệ với người thứ ba là nhân danh người được thay mặt chứ không phải nhân danh bản thân họ, vì vậy các quyền và nghĩa vụ do người thay mặt thực hiện trong phạm vi thẩm quyền thay mặt với người thứ ba đều thuộc về người được đại diện. Người thay mặt có thể được hưởng những lợi ích nhất định từ người được thay mặt do thực hiện hành vi thay mặt với người thứ ba, chứ không được hưởng bất ký lợi ích gì từ người thứ ba.
Trong giao dịch do người thay mặt nhân danh người được thay mặt xác lập thực hiện phát sinh với người thứ ba chứ không phải người được thay mặt là người trực tiếp xác lập và thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba, trong trường hợp người thay mặt hoạt động với danh nghĩa riêng thì không có quan hệ đại diện.
* Người thay mặt tuy nhân danh cho người được thay mặt nhưng vẫn có sự chủ động trong việc xác lập thực hiện giao dịch dân sự
Người thay mặt tuy nhân danh cho người được thay mặt và thẩm quyền của họ bị giới hạn trong phạm vi thay mặt theo thỏa thuận hay theo qui định của pháp luật nhưng họ vẫn có sự chủ động trong khi tiến hành các công việc cần thiết để đạt được mục đích là vì lợi ích của người được đại diện.
Ví dụ: A thay mặt theo ủy quyền mua nhà cho B thì A vẫn được thể hiện ý chí của mình qua việc thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng với người thứ ba nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho A.
* Trong quan hệ đaị diện, người được thay mặt trực tiếp thu nhận các kết quả pháp lý do hoạt động của người thay mặt thực hiện trong phạm vi thẩm quyền thay mặt mang lại
Các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người thay mặt xác lập thực hiện với người thứ ba đều thuộc về người được đại diện, điều này có nghĩa là quan hệ pháp luật dân sự phát sinh giữa người được thay mặt và người thứ ba, chứ không phải giữa người trực tiến hành xác lập giao dịch dân sự - người thay mặt với người thứ ba.
2.Các hình thức đại diện
Đại diện được chia thành hai loại là thay mặt theo pháp luật và thay mặt theo ủy quyền. Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng phù hợp với tính chất của các mối quan hệ.
2.1 Đại diện theo pháp luật
* Điều 140 BLDS 2005 đưa ra khái niệm thay mặt theo pháp luật như sau: “ thay mặt theo pháp luật là thay mặt do pháp luật qui định hay do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”. Căn cứ vào qui định này ta thấy thay mặt theo pháp luật cũng được chia làm hai loại, đó là:
- Đại diện theo pháp luật qui đinh là thay mặt đương nhiên, ổn định về người đại diện, về thẩm quyền đại diện. Đó là các trường hợp: cha mẹ thay mặt cho con chưa thành niên, người giám hộ đương nhiên thay mặt cho người giám hộ, người đứng đầu pháp nhân thay mặt cho pháp nhân, chủ hộ thay mặt cho hộ gia đình, tổ trưởng tổ hợp tác thay mặt cho tổ hợp tác.
- Đại diện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là thay mặt chỉ định, không có tính ổn định về người thay mặt cũng như thẩm quyền đại diện. Đó là các trường hợp: người giám hộ cử với người được giám hộ, người được tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, trong môt số trường hợp người đứng đầu pháp nhân có thể được xác định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ để hình thành quan hệ này là ý chí của nhà nước, pháp luật qui định mối quan hệ theo pháp luật được xác lập dựa trên các mối quan hệ đã tồn tại sẵn chứ không theo ý chí hay sự tỏa thuận, định đoạt của các chủ thể.
* Các chủ thể trong quan hệ thay mặt theo pháp luật:
- Người được đại diện:
+ Nếu người được thay mặt là cá nhân, thì phải là người không có khả năng trực tiếp tham gia vào bất cứ giao dịch dân sự nào nên pháp luật qui định phải có những chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi cho họ trong việc xác lập thực hiện các giao dịch dân sự. Đó là người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mắc các bệnh tâm thần hay bệnh khác mà không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, người bị tòa án ra quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Nếu người được thay mặt là pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình khi tham gia vào các giao dịch dân sự bắt buộc phải thông qua người đại diện
- Người đại diện: phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người thay mặt theo pháp luật là người có mối quan hệ đặc biệt với người được đại diện: quan hệ huyết thống (ví dụ: cha, mẹ với con cái … ), quan hệ pháp lý ( ví dụ: quan hệ giám hộ … ).
* Các căn cứ để nhận biết các quan hệ thay mặt theo pháp luật đang tồn tại là:
- Căn cứ vào giấy khai sinh của con chưa thành niên để biết ai là người thay mặt theo pháp luật.
- Căn cứ vào xác nhận của UBND xã, phường nơi người giám hộ cư trú để biết ai là người thay mặt theo pháp luật của người được giám hộ.
- Căn cứ vào quyết định của tòa án khi tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự để biết ai là người thay mặt cho người này.
- Căn cứ vào sổ hộ khẩu của gia đình để biết ai là người thay mặt theo pháp luật cho hộ gia đình.
- Căn cứ vào hợp đồng hợp tác có xác nhận của UBND xã, phường để biết ai là người thay mặt cho tổ hợp tác.
- Căn cứ vào Đăng kí kinh doanh, Điều lệ hay Quyết định thành lập pháp nhân để biết ai là người đại diệ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Tiểu luận: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: Hoạt động của Đại biểu Quốc hội – Thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: Một số vấn đề của gia đình Việt Nam hiện đại -thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: Tác động tiêu cực của QC trên các phương tiện truyền thông đại chúng Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Văn hóa, Xã hội 0
L Tiểu luận: Máy móc đại công nghiệp, vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận:Quan điểm cơ bản Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong lĩnh vực văn học VN Văn hóa, Xã hội 0
G Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc Văn hóa, Xã hội 3
D Tiểu luận: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý thư viện trường Đại học Thương Mại Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top