Download Tiểu luận Đào tạo nghề du lịch trong quá trình hội nhập

Download miễn phí Tiểu luận Đào tạo nghề du lịch trong quá trình hội nhập





MỤC LỤC
PHẦN 1: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DU LỊCH HIỆN NAY 2
PHẦN II. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÊN CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ. 13
1. Xây dựng hệ thống chính sách, thể chế, quản lý trong phát triển nguồn nhân lực du lịch 14
2. Phát triển cơ sở vật chất của hệ thống đào tạo du lịch 14
3. Đào tạo giáo viên cho các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch 15
4. Chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch 15
5. Xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp và trình độ đào tạo nguồn nhân lực du lịch 15
6. Bồi dưỡng và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch 15
7. Ứng dụng công nghệ và hệ thống hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch 16
8. Hợp tác và hội nhập quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch 16
9. Nâng cao nhận thức toàn dân, xã hội hoá về hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch 16
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Trường đại học khoa học xã hội & nhân văn
Khoa Du lịch học
---˜à™---
tiểu luận môn học:
toàn cầu hoá về Du lịch
tên đề tài: Đào tạo nghề du lịch trong quá trình hội nhập
Phần 1: thực trạng đào tạo nhân lực Du lịch hiện nay
Trong những năm gần đây, nhu cầu đào tạo các ngành nghề phục vụ cho sự phát triển toàn diện của xã hội đang được chú trọng trong đó có ngành du lịch, một trong những nghề mang tính nóng của xã hội. Việc đào tạo nghề du lịch tuy không còn mới mẻ song thực tế cho thấy còn có rất nhiều vấn đề đặt ra trong công tác quản lý đào tạo cũng như chất lượng đào tạo của nghề. Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, ở đó sản phẩm là dịch vụ do con người lao động cung cấp, phục vụ khách du lịch. Do vậy, nhân lực là yếu tố chính trong quá trình kinh doanh và phục vụ. Khác với một số ngành kinh tế khác, hoạt động du lịch khó có thể cơ khí hoá, tự động hoá mà phần lớn lao động được thực hiện thông qua lao động trực tiếp của người phục vụ du lịch.
Mặt khác, do tính đặc thù của hoạt động kinh doanh du lịch - dịch vụ du lịch do người phục vụ cung cấp trực tiếp cho khách du lịch. Hoạt động du lịch là quá trình dịch vụ nên quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời và chất lượng dịch vụ đó phục thuộc trực tiếp vào trình độ, kỹ năng tay nghề và thái độ phục vụ. Như vậy, yếu tố nhân lực trong du lịch là tác nhân chính đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch. Do vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý đào tạo nghề du lịch trong các trường đại học nói chung và các trường trung cấp nói riêng đặc biệt được chú trọng.
Thực trạng việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay chưa có tính chuyên nghiệp cao, thiếu lao động có tay nghề, yếu về trình độ quản lý... là một trong những rào cản cơ bản đối với quá trình thúc đẩy phát triển du lịch như mục tiêu đề ra. Thêm vào đó, yêu cầu về nhân lực trong ngành du lịch ngày càng cao, đặc biệt yêu cầu về chất lượng, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ quản lý, ngoại ngữ, cũng như cơ cấu lao động hợp lý.
Thực tiễn cho thấy, đào tạo nghề du lịch không chỉ dừng lại trong các trường Đại học và cao đẳng mà đang ngày càng mở rộng ra các trường dạy nghề, các trung tâm đào tạo ngắn hạn, dạy nghề ngắn hạn nhằm cung cấp lượng nhân lực lớn theo yêu cầu của ngành. Hiện nay, có rất nhiều các cơ sở đào tạo bao gồm cả công lập và dân lập. Tuy nhiên, việc đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề du lịch đặc biệt trong các trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được một số các kết quả đáng lưu ý. Mặc dù vậy, vẫn còn có rất nhiều những tồn tại và bất cập trong công tác quản lý đào tạo, đặc biệt là chất lượng đào tạo trong cấc trường trung cấp. Việc quản lý đào tạo nghề du lịch thực tế chưa trở thành một hệ thống đào tạo quản lý mang tính chất chuyên nghiệp,
Ngành du lịch là một ngành kinh tế mới phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong khoảng hơn 10 trở lại đây nhưng đã có những đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội như xoá đói giảm cùng kiệt và tạo thêm việc làm cho xã hội. Cùng với sự phát triển chung của ngành, lực lượng lao động du lịch cũng ngày càng phát triển, thể hiện ở việc số lượng lao động của ngành du lịch ngày càng tăng tỷ lệ thuận theo nhịp độ tăng trưởng
(người)
Biểu 1: Tình hình nguồn nhân lực du lịch ở Việt nam
Đến nay, cả nước đã có 30 cơ sở đào tạo du lịch hệ nghề và trung cấp, với số lượng học sinh được đào tạo nghề hàng năm từ 15 đến 16 nghìn người; 38 cơ sở đào tạo du lịch hệ đại học, cao đẳng, với số lượng học sinh được đào tạo hàng năm là trên dưới 3 nghìn người. Các ngành nghề chủ yếu được đào tạo ở bậc nghề và trung cấp là là kỹ thuật nấu ăn, kỹ thuật phục vụ buồng, bàn, bar và lễ tân; ở bậc đạo học, cao đẳng, chủ yếu được đào tạo về các chuyên ngành như quản trị kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên du lịch, marketing du lịch, văn hoá du lịch…..
Tại địa bàn Hà Nội có tổng số 12 cơ sở đào tạo nghề du lịch ở trình độ trung cấp nhưng thực tế chỉ có 2 cơ sở trung học chuyên nghiệp đào tạo học sinh đạt chất lượng tương đối tốt, học sinh có thể đáp ứng ngay được yêu cầu công việc khi ra trường đó là trường Trung học Thương mại Du lịch và Trường Nghiệp vụ Khách sạn Hà nội. So với các địa bàn khác trên cả nước thì số cơ sở đào tạo về nghề Du lịch tại Hà Nội chiếm tỉ lệ cao nhất.
Đến nay, cả nước đã có 30 cơ sở đào tạo du lịch hệ nghề và trung cấp, với số lượng học sinh được đào tạo nghề hàng năm từ 15 đến 16 nghìn người; 38 cơ sở đào tạo du lịch hệ đại học, cao đẳng, với số lượng học sinh được đào tạo hàng năm là trên dưới 3 nghìn người. Các ngành nghề chủ yếu được đào tạo ở bậc nghề và trung cấp là là kỹ thuật nấu ăn, kỹ thuật phục vụ buồng, bàn, bar và lễ tân; ở bậc đạo học, cao đẳng, chủ yếu được đào tạo về các chuyên ngành như quản trị kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên du lịch, marketing du lịch, văn hoá du lịch…..
Tuy nhiên, nói chung quy mô đào tạo của các cơ sở còn nhỏ, đặc biệt là các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch. Đồng thời, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo tại hầu hết các cơ sở đào tạo hiện có còn thiếu thốn, lạc hậu. Nội dung giáo dục hiện tại còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chắp vá. Đa số giáo viên giảng dạy ở bậc trung học và dạy nghề đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức thực tế phong phú, thích hợp trong thời kỳ kinh tế bao cấp. Bước sang cơ chế kinh tế thị trường, phần lớn đã tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, cả chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp sư phạm và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của cơ chế kinh tế mới.
Đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng mới phát triển ở nước ta trong vài năm trở lại đây, đội ngũ giáo viên giảng dạy về du lịch phần lớn là từ chuyên ngành khác chuyển sang. Số được đào tạo chính quy về du lịch chiếm tỷ lệ rất thấp. Qua điều tra thực tế, nhiều cơ sở đào tạo du lịch hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào đội ngũ giảng viên kiêm giảng.
Chương trình đào tạo hiện nay đang áp dụng tại các cơ sở đào tạo nói chung và cơ sở đào tạo du lịch nói riêng rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo cũng như cơ quan quản lý chuyên ngành chưa xây dựng những tiêu chí cụ thể về chuyên môn làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình dẫn đến một số nội dung đào tạo của các cơ sở không thống nhất, không có quy chuẩn tối thiểu về nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành du lịch cho từng bậc học, từng ngành học. Một thực tế nữa cho thấy, lực lượng cán bộ giáo viên tham gia đào tạo ở các trường du lịch còn có một số mặt hạn chế, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ.
Trong khi hoàn thiện hệ thống đào tạo du lịch, cần chú ý hoàn thiện đồng bộ cả về số lượng, chất lượng; cơ chế ch
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top