Download Tiểu luận Địa vị pháp lý, tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
MỤC LỤC
A/LỜI MỞ ĐẦU: 0
B/ NỘI DUNG 1
1. Địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân. 1
2. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân 1
2.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân 1
2.1.1. Thường trực Hội đồng nhân dân 2
2.1.2 Các ban của Hội đồng nhân dân 2
2.2. Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân 3
2.2.1.Kỳ họp của Hội đồng nhân dân. 3
2.2.2.Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân 5
2.2.3 Hoạt động của các ban của HĐND 6
2.2.4 Hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân. 6
3.Thực trạng: 7
4.Giải pháp: 8
C/ KẾT LUẬN: 8
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
A/LỜI MỞ ĐẦU:
Để thực hiện mục tiêu hoàn thiện nâng cao hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân thì vấn đề tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước được coi là một trong những nhân tố thúc đẩy nhanh hơn quá trình dân chủ hóa và đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong hệ thống chính trị nước ta thì Hội đồng nhân dân các cấp có vị trí rất quan trọng . Hội đồng nhân dân-cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, cơ đại biểu của nhân dân địa phương trong suốt quá trình hoạt động của mình đã từng bước hoàn thiện và trưởng thành góp phần quan trọng trong tổ chức bộ máy Nhà nước cũng như đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Bởi vậy việc nắm vững tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân là một việc làm cần thiết.
B/ NỘI DUNG
1. Địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân.
HĐND là thiết chế thực hiện quyền lực của nhân dân địa phương hay nói cách khác, trong chế độ dân chủ, quyền lực của nhân dân địa phương được tập trung trong một cơ quan thay mặt cho họ trong việc giải quyết tất cả các vấn đề quan trọng của đời sống xã hội ở địa phương – đó chính là HĐND. Điều 119 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương thay mặt cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”. Quy định trên cho thấy vai trò, vị trí, tính chất của HĐND nó vừa là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương vừa là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương thay mặt cho ý chí của nhân dân.
2. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân
Theo Điều 3 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “HĐND và UBND tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; HĐND và UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến Pháp, luật và các cơ quan Nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế XHCN, ngăn ngừa các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương”
2.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân
Điều 4, Luật tổ chức HDND và UBND năm 2003 thì HDND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau: tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Tuy nhiên, HĐND ở các cấp khác nhau thì được tổ chức khác nhau. Hiện nay, 10 tỉnh đang thí điểm về việc không tổ chức HĐND cấp huyện. Trong cơ cấu tổ chức của HĐND có Thường trực HĐND và các ban của HĐND.
2.1.1. Thường trực Hội đồng nhân dân
Thường trực HĐND mới được thành lập ra từ sau khi có Luật tổ chức HĐND và UBND 6 – 1989. Lúc đầu, Thường trực HĐND mới chỉ thành lập ở cấp tỉnh và huyện gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và thư kí; ở cấp xã không thành lập thường trực mà chỉ có ban thư kí. Đến hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 có một số thay đổi về tổ chức Thường trực HĐND. Lúc này Thường trực chỉ còn gồm có chủ tịch và phó chủ tịch mà không còn chức danh thư kí. Ở cấp xã bỏ Ban Thư kí mà thành lập HĐND (có phó chủ tịch). Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định tổ chức thường trực HĐND ở tất cả các cấp nhưng ở tỉnh và huyện có thêm Ủy viên thường trực, còn ở cấp xã vẫn chỉ có Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐND. Như vậy, theo Luật hiện hành thì thường trực HĐND có ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).
Thường trực HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra. Tại kì họp đầu tiên của mỗi khóa HĐND, Thường trực được chọn bầu ra trong số đại biểu, theo thể thức: bầu Chủ tịch HĐND theo sự giới thiệu của chủ tọa kì họp (chủ tọa kì họp này là Chủ tịch HĐND khóa trước, nếu khuyết thì do phó chủ tịch và nếu khuyết cả hai thì là triệu tập viên do Thường trực HĐND cấp trên trực tiếp chỉ định), bầu Phó chủ tịch và ủy viên thường trực theo sự giới thiệu của chủ tịch. Đại biểu HĐND có quyền giới thiệu và ứng cử vào các chức vụ đó. Thành viên của thường trực không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp. Kết quả bầu này phải được thường trực HĐND cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Trong khi chờ phê chuẩn, những người được bầu giữ các chức vụ trên được thực hiện ngay nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngay khi bầu theo khoản 3 Điều 51 Luật tổ chức HĐND và UBND.
Nhiệm kì của thường trực HĐND (cũng như của UBND, các ban của HĐND) và các chức vụ trong đó theo nhiệm kì của HDND hiện là 5 năm. Lần đầu tiên, tại Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, pháp luật quy định chủ tịch HĐND (và Chủ tịch UBND) ở một đơn vị hành chính không giữ quá hai nhiệm kì liên tục (Điều 6). Quy định này, cũng giống như quy định nhiệm kì của cơ quan thay mặt nói chung, là nhằm mục đích để giám sát đối với các thay mặt được bầu ra và tạo cơ hội để các nhân tố mới tham gia vào hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước.
2.1.2 Các ban của Hội đồng nhân dân
Các ban của HĐND là hình thức tham gia tập thể của các đại biểu HĐND vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND theo quy định của pháp luật. Các ban được HĐND thành lập theo nhu cầu công tác. Ban của HĐND được thành lập ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh và thị xã. Ở cấp xã, phường, thị trấn không có các Ban.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì HĐND cấp tỉnh được thành lập ba Ban: Ban kinh tế và ngân sách; Ban văn hóa – xã hội; Ban pháp chế. Ở những tỉnh có nhiều dân tộc có thể thành lập Ban dân tộc để giúp HĐND thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách dan tộc của Đảng và Nhà nước. Ở cấp huyện thành lập hai ban: Ban kinh tế - xã hội; Ban pháp chế.
Các Ban của HĐND được thành lập tại kì họp thứ nhất của mỗi khóa HĐND. Số lượng thành viên của mỗi Ban do HĐND cùng cấp quyết định và bầu chọn trong số đại biểu có năng lực kiến thức chuyên môn, phù hợp với nhiệm vụ của Ban, có điều kiện thực tế tham gia các hoạt động của Ban. Thành viên của các Ban không thể đồng thời là thành viên UBND cùng cấp. Trưởng Ban và các thành viên của Ban do HĐND bầu bằng cách bỏ phiếu kín theo danh sách từng ban do chủ tịch HĐND từng ban giới thiệu. Các đại biểu cũng có quyền giới thiệu và ứng cử vào các chức vụ trên.
2.2. Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân
Điều 8 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “hiệu quả hoạt động của HĐND được đảm bảo bằng hiệu quả của các kỳ họp HĐND,hiệu quả hoạt động của Thường trực HĐND,các ban của HĐND và của các đại biểu HĐND”.Như vậy, hoạt động của HĐND bao gồm hoạt động của HĐND thông qua kỳ họp, hoạt động của Thường trực HĐND, của các ban HĐND và hoạt động của đại biểu HĐND.
2.2.1.Kỳ họp của Hội đồng nhân dâ...
Download miễn phí Tiểu luận Địa vị pháp lý, tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
MỤC LỤC
A/LỜI MỞ ĐẦU: 0
B/ NỘI DUNG 1
1. Địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân. 1
2. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân 1
2.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân 1
2.1.1. Thường trực Hội đồng nhân dân 2
2.1.2 Các ban của Hội đồng nhân dân 2
2.2. Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân 3
2.2.1.Kỳ họp của Hội đồng nhân dân. 3
2.2.2.Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân 5
2.2.3 Hoạt động của các ban của HĐND 6
2.2.4 Hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân. 6
3.Thực trạng: 7
4.Giải pháp: 8
C/ KẾT LUẬN: 8
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
MỤC LỤCA/LỜI MỞ ĐẦU:
Để thực hiện mục tiêu hoàn thiện nâng cao hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân thì vấn đề tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước được coi là một trong những nhân tố thúc đẩy nhanh hơn quá trình dân chủ hóa và đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong hệ thống chính trị nước ta thì Hội đồng nhân dân các cấp có vị trí rất quan trọng . Hội đồng nhân dân-cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, cơ đại biểu của nhân dân địa phương trong suốt quá trình hoạt động của mình đã từng bước hoàn thiện và trưởng thành góp phần quan trọng trong tổ chức bộ máy Nhà nước cũng như đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Bởi vậy việc nắm vững tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân là một việc làm cần thiết.
B/ NỘI DUNG
1. Địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân.
HĐND là thiết chế thực hiện quyền lực của nhân dân địa phương hay nói cách khác, trong chế độ dân chủ, quyền lực của nhân dân địa phương được tập trung trong một cơ quan thay mặt cho họ trong việc giải quyết tất cả các vấn đề quan trọng của đời sống xã hội ở địa phương – đó chính là HĐND. Điều 119 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương thay mặt cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”. Quy định trên cho thấy vai trò, vị trí, tính chất của HĐND nó vừa là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương vừa là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương thay mặt cho ý chí của nhân dân.
2. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân
Theo Điều 3 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “HĐND và UBND tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; HĐND và UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến Pháp, luật và các cơ quan Nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế XHCN, ngăn ngừa các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương”
2.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân
Điều 4, Luật tổ chức HDND và UBND năm 2003 thì HDND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau: tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Tuy nhiên, HĐND ở các cấp khác nhau thì được tổ chức khác nhau. Hiện nay, 10 tỉnh đang thí điểm về việc không tổ chức HĐND cấp huyện. Trong cơ cấu tổ chức của HĐND có Thường trực HĐND và các ban của HĐND.
2.1.1. Thường trực Hội đồng nhân dân
Thường trực HĐND mới được thành lập ra từ sau khi có Luật tổ chức HĐND và UBND 6 – 1989. Lúc đầu, Thường trực HĐND mới chỉ thành lập ở cấp tỉnh và huyện gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và thư kí; ở cấp xã không thành lập thường trực mà chỉ có ban thư kí. Đến hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 có một số thay đổi về tổ chức Thường trực HĐND. Lúc này Thường trực chỉ còn gồm có chủ tịch và phó chủ tịch mà không còn chức danh thư kí. Ở cấp xã bỏ Ban Thư kí mà thành lập HĐND (có phó chủ tịch). Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định tổ chức thường trực HĐND ở tất cả các cấp nhưng ở tỉnh và huyện có thêm Ủy viên thường trực, còn ở cấp xã vẫn chỉ có Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐND. Như vậy, theo Luật hiện hành thì thường trực HĐND có ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).
Thường trực HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra. Tại kì họp đầu tiên của mỗi khóa HĐND, Thường trực được chọn bầu ra trong số đại biểu, theo thể thức: bầu Chủ tịch HĐND theo sự giới thiệu của chủ tọa kì họp (chủ tọa kì họp này là Chủ tịch HĐND khóa trước, nếu khuyết thì do phó chủ tịch và nếu khuyết cả hai thì là triệu tập viên do Thường trực HĐND cấp trên trực tiếp chỉ định), bầu Phó chủ tịch và ủy viên thường trực theo sự giới thiệu của chủ tịch. Đại biểu HĐND có quyền giới thiệu và ứng cử vào các chức vụ đó. Thành viên của thường trực không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp. Kết quả bầu này phải được thường trực HĐND cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Trong khi chờ phê chuẩn, những người được bầu giữ các chức vụ trên được thực hiện ngay nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngay khi bầu theo khoản 3 Điều 51 Luật tổ chức HĐND và UBND.
Nhiệm kì của thường trực HĐND (cũng như của UBND, các ban của HĐND) và các chức vụ trong đó theo nhiệm kì của HDND hiện là 5 năm. Lần đầu tiên, tại Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, pháp luật quy định chủ tịch HĐND (và Chủ tịch UBND) ở một đơn vị hành chính không giữ quá hai nhiệm kì liên tục (Điều 6). Quy định này, cũng giống như quy định nhiệm kì của cơ quan thay mặt nói chung, là nhằm mục đích để giám sát đối với các thay mặt được bầu ra và tạo cơ hội để các nhân tố mới tham gia vào hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước.
2.1.2 Các ban của Hội đồng nhân dân
Các ban của HĐND là hình thức tham gia tập thể của các đại biểu HĐND vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND theo quy định của pháp luật. Các ban được HĐND thành lập theo nhu cầu công tác. Ban của HĐND được thành lập ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh và thị xã. Ở cấp xã, phường, thị trấn không có các Ban.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì HĐND cấp tỉnh được thành lập ba Ban: Ban kinh tế và ngân sách; Ban văn hóa – xã hội; Ban pháp chế. Ở những tỉnh có nhiều dân tộc có thể thành lập Ban dân tộc để giúp HĐND thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách dan tộc của Đảng và Nhà nước. Ở cấp huyện thành lập hai ban: Ban kinh tế - xã hội; Ban pháp chế.
Các Ban của HĐND được thành lập tại kì họp thứ nhất của mỗi khóa HĐND. Số lượng thành viên của mỗi Ban do HĐND cùng cấp quyết định và bầu chọn trong số đại biểu có năng lực kiến thức chuyên môn, phù hợp với nhiệm vụ của Ban, có điều kiện thực tế tham gia các hoạt động của Ban. Thành viên của các Ban không thể đồng thời là thành viên UBND cùng cấp. Trưởng Ban và các thành viên của Ban do HĐND bầu bằng cách bỏ phiếu kín theo danh sách từng ban do chủ tịch HĐND từng ban giới thiệu. Các đại biểu cũng có quyền giới thiệu và ứng cử vào các chức vụ trên.
2.2. Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân
Điều 8 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “hiệu quả hoạt động của HĐND được đảm bảo bằng hiệu quả của các kỳ họp HĐND,hiệu quả hoạt động của Thường trực HĐND,các ban của HĐND và của các đại biểu HĐND”.Như vậy, hoạt động của HĐND bao gồm hoạt động của HĐND thông qua kỳ họp, hoạt động của Thường trực HĐND, của các ban HĐND và hoạt động của đại biểu HĐND.
2.2.1.Kỳ họp của Hội đồng nhân dâ...
Tags: địa vị pháp lý của hội đồng nhân dân nói chung, tiểu luận địa vị phapslis chính quyền địa phương, địa vị pháp lý của ubnd cấp xã phường, hãy trình bày địa vị pháp lý của chủ tịch nước, tiểu luận Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã theo quy định của pháp luật hiện hành, quan hệ pháp lý giữa HĐND và UBND theo quy định của pháp luật hiện hành, trình bày địa vị pháp lý của ubnd cấp huyện