quaypha_dangyeu

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

A.LỜI MỞ ĐẦU 2
B. NỘI DUNG 3
I. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI 3
1. Khái niệm định kiến giới 3
2. Đặc điểm của định kiến giới 4
II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH KIẾN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ GIẢI PHÁP XÓA BỎ ĐỊNH KIẾN GIỚI 5
1. Ảnh hưởng của định kiến giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới 5
1.1. Trong lĩnh vực chính trị 6
1.2. Trong lĩnh vực tuyển dụng lao động 7
1.3. Định kiến giới trong các thông điệp quảng cảo của truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay: 8
1.4. Định kiến giới trong giáo dục gia đình 11
2. Giải pháp xóa bỏ định kiến giới 13
C. KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 17

A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi vấn đề bình đẳng giới và khuyến khích sự tiến bộ của phụ nữ là một mục tiêu quan trọng của phát triển quốc gia. Việt Nam cũng đồng thời được ghi nhận là một quốc gia Đông Nam Á thành công nhất trong việc xoá bỏ khoảng cách giới trong suốt 20 năm qua. Bình đẳng giới của Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là điểm sáng trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, là một trong những nước có thành tựu về bình đẳng giới cao.
Tuy nhiên, trên thực tế những sự khác biệt trên cơ sở giới vẫn còn phổ biến trên nhiều lĩnh vực. Phụ nữ vẫn còn kém hơn nam giới nhiều ở bậc học vấn cao, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tham gia quản lý và ra quyết định. Cơ hội có việc làm và thu nhập của phụ nữ so với nam giới còn hạn chế, phụ nữ gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm việc làm. Bạo lực gia đình, tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức. Tỷ lệ cán bộ nữ trong lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ còn quá thấp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giữa phụ nữ và nam giới không có sự khác biệt về mặt xã hội, mà chỉ có sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, trong thực tế, cho đến bây giờ các định kiến giới vẫn còn tồn tại và có thể gặp ở nhiều nhóm xã hội: cả phụ nữ và nam giới, cả trong cán bộ lãnh đạo - những người có vai trò quyết định đối với việc hoạch định và thực hiện chính sách đối với phụ nữ và người dân.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bất bình đẳng giới, song một vấn đề bức xúc nhưng không dễ gì thay đổi ngày một ngày hai, đó là định kiến giới. Định kiến giới - “ rào cản” đối với sự phát triển của bình đẳng giới.

B. NỘI DUNG
I. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI
1. Khái niệm định kiến giới
Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn Ngữ học - NXB Đà Nẵng – 2003), định kiến chính là những ý nghĩ riêng đã có sẵn, khó có thể thay đổi được.
Với xu hướng ngày nay, với mục tiêu bình đẳng giới, việc có được hiểu biết chung về khái niệm định kiến giới là cần thiết.
Định kiến giới là gì? Hiện nay có rất nhiều quan niệm về định kiến giới. Có quan niệm cho rằng: Định kiến giới là sự khái quát mang tính tuyệt đối hóa về đặc điểm, tính chất và vai trò của phụ nữ và nam giới. Quan niệm khác: Định kiến giới là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán đánh giá là thuộc tính của nam giới hay phụ nữ. Quan niệm khác lại cho rằng: Định kiến giới là những nhận thức, quan niệm sẵn có, có tính chất khuôn mẫu, một chiều của của xã hội về các đặc điểm, vị thế, vai trò của nam hay của nữ.
Theo khoản 4 Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006, định kiến giới (Gender prejudice) là nhận thức, thái độ và sự đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm vị trí, vai trò và năng lực của nam hay nữ. Mặc dù trong thời đại hiện nay, định kiến giới đã có phần tiến bộ hơn, song vẫn chưa thoát khỏi xu hướng đã tồn tại từ thời phong kiến, đó là mang lại đặc quyền đặc lợi cho nam giới và làm cho người phụ nữ bị yếu thế. Đây chính là lý do gây áp lực cho cả hai giới trong việc thực hiện vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong cuộc sống, đồng thời là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới.
Ví dụ: Với chuẩn mực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là “tứ đức” (Công, dung, ngôn, hạnh) thì hình ảnh một người phụ nữ theo đúng nghĩa thường phải là một người: Khéo léo, đảm đang trong việc nhà, đẹp theo hướng nhẹ nhàng, đoan trang, lời nói nhỏ nhẹ, từ tốn, và luôn giữ tiết hạnh, phục tùng người đàn ông. Theo đó, nếu một người phụ nữ không khéo léo trong công việc nội trợ nhưng năng động hoạt bát, làm kinh tế giỏi, có vẻ bề ngoài cá tính và ăn nói sắc sảo, và có thể thảo luận, “tranh cãi” cùng ngừơi khác giới thì không được đánh giá cao vì so sánh với mẫu hình người phụ nữ đã được định khuôn thì rõ ràng một cô gái như vậy là không “nữ tính”.
Cách nhìn nhận đó cho thấy rõ sự định kiến với người phụ nữ. Bởi không phải cứ là phụ nữ thì phải lo toan hết công việc nhà, còn người đàn ông phải thụ động và phục tùng nam giới. Thực tế có nhiều phụ nữ rất năng động hoạt bát, quyết đoán, đảm nhiệm được những vị trí vai trò quan trọng trong xã hội. Tuy nhiên, do định kiến về giới nên không phải bao giờ họ cũng được gia đình và xã hội tạo điều kiện để phát huy hết tài năng của mình
Như vậy, dựa trên các quan niệm về định kiến giới, nhóm chúng em xin đưa ra khái niệm về định kiến giới. Định kiến giới là những nhận thức, thái độ, quan niệm sẵn có, có tính chất khuôn mẫu mà một nhóm người, một cộng đồng người nào đó gán cho thuộc tính về đặc điểm, vị trí, vai trò, năng lực của nam giới hay phụ nữ.
2. Đặc điểm của định kiến giới
- Định kiến giới thể hiện hệ thống hóa thái độ đối với nam giới và nữ giới về vị thế, vai trò, năng lực, đặc điểm, tính chất của nam và nữ, gắn liền với sự khác biệt.
- Định kiến giới được hình thành một cách lâu dài từ đời này qua đời khác, có tính chất cố hữu bảo thủ, ăn sâu, bám rễ trong đời sống xã hội do đó việc xóa bỏ định kiến giới là rất khó khăn. Nó đã được hình từ rất lâu và để lại dấu ấn khá đậm nét trong ca dao tục ngữ (ví dụ: nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô)... và đến tận bây giờ vẫn còn tồn tại, định kiến giới có ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như trong gia đình, trong lao động, trong học tập…
- Định kiến giới dẫn tới sự đánh giá một cách tiêu cực, thiên lệch về vị trí, vai trò, năng lực của nam và nữ, do đó đã cản trở việc thực hiện các quyền của nam và nữ dẫn tới sự bất lợi đối với nam và nữ dẫn tới việc cản trở mục tiêu bình đẳng giới. Ví dụ, người ta hay cho rằng: Phụ nữ không đủ mạnh để làm lãnh đạo, hay nam giới không có khả năng chăm sóc con cái... Các quan niệm này thường sai lệch, trong thực tế, những đặc điểm tính cách trên không chỉ của riêng nam giới hay phụ nữ, mà cả nam giới và phụ nữ đều có thể có. Tuy nhiên, những đặc tính đó lại thường bị gán cho nam hay nữ dưới góc độ phê phán và làm cho họ bị thiệt thòi xét theo một khía cạnh nào đó. Chính định kiến đó đã hạn chế phụ nữ hay nam giới tham gia vào những công việc mà họ có khả năng hoàn thành một cách dễ dàng.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH KIẾN GIỚI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ GIẢI PHÁP XÓA BỎ ĐỊNH KIẾN GIỚI
1. Ảnh hưởng của định kiến giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới
Nói đến ảnh hưởng của định kiến giới là cũng có nghĩa là nói đến những ảnh hưởng tiêu cực của định kiến giới. Các định kiến giới là một tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho nam giới hay phụ nữ. Ví dụ, người ta hay cho rằng: Phụ nữ không đủ mạnh để làm lãnh đạo, hay nam giới không có khả năng chăm sóc con cái…
Định kiến giới gây bất lợi cho cả nam và nữ, nhưng phụ nữ ở vị thế bất lợi nhiều hơn, thể hiện trên nhiều khía cạnh. Một trong những định kiến giới biểu hiện khá rõ là gắn phụ nữ với vai trò gia đình, coi việc nội trợ, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái là của phụ nữ. Đáng chú ý là, hiện nay nhiều người đang cổ súy cho tư tưởng đưa phụ nữ quay trở về với gia đình. Từ suy nghĩ đó nhiều phụ nữ đã bị hạn chế trên con đường học tập, lao động, phấn đấu và vươn lên trong sự nghiệp, giảm khả năng đóng góp nhiều hơn về sức lực và trí tuệ cho xã hội.
Trong tư tưởng của nam giới, với tư cách là người chồng, có lẽ cũng khá nhiều người ủng hộ vợ tham gia hoạt động xã hội. Nhưng không ít nam giới cho phép vợ "thoải mái" tham gia công việc xã hội nhưng vẫn phải làm tốt việc nhà. Đàn ông Việt Nam có định kiến giới gì đâu! Nhưng vấn đề là họ muốn vợ của họ vừa là người xuất sắc ở cơ quan, vừa là người bà, người mẹ chăm chỉ trong gia đình.
Trong tình hình hiện nay, do yêu cầu công việc, nhiều phụ nữ phải đầu tư nhiều thời gian mới nâng cao được chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu chỉ cần có thêm một ít thời gian trong ngày, công việc của họ sẽ tốt hơn, đem lại lợi ích cho nhiều người. Nếu vừa làm tốt bổn phận trong gia đình, vừa làm tốt công việc xã hội thì như vậy, nhiều phụ nữ phải gánh vác gấp đôi trách nhiệm, bởi họ không những làm việc để kiếm thu nhập, mà còn là người chủ yếu đảm đương các vai trò làm mẹ, làm vợ trong gia đình. Nếu xét tương quan thời gian lao động trong một ngày giữa phụ nữ và nam giới cho thấy, thời gian lao động của phụ nữ nhiều hơn, bởi họ phải làm các công việc gia đình nhiều hơn (thời gian làm việc trung bình của phụ nữ là 13 giờ/ngày trong khi của nam giới chỉ khoảng 9 giờ). Do vậy, phụ nữ ít có thời gian để học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tham gia hoạt động xã hội so với nam giới.
Gánh nặng công việc gia đình đã làm cho nhiều phụ nữ không thể vươn xa trong sự nghiệp. Chúng ta đều biết ở thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như nam giới, phụ nữ cần có kiến thức chiều sâu, trình độ ngoại ngữ, tin học, sự nhạy bén và lăn lộn thực tế cuộc sống… Trong khi đó, công việc gia đình vẫn là trách nhiệm nặng nề của người phụ nữ. Chính vì vậy, nhiều người phụ nữ giỏi giang, được học hành tử tế đã phải nhường bước cho chồng và lui về chăm sóc gia đình, chỉ cốt để giữ tròn hạnh phúc.
Vì những lý do gia đình mà nhiều phụ nữ chấp nhận tụt hậu, hay phấn đấu có chừng mực, chỉ ở mức độ hoàn thành công việc. Đó cũng là lý do cùng được đào tạo như nhau mà nam giới phát triển tốt hơn, có vị trí cao hơn, được học hành đào tạo chuyên môn cao hơn. Đó cũng là nguyên nhân tụt hậu của giới nữ trong giáo dục, đào tạo, trong khoa học, công nghệ và cả trong lãnh đạo và quản lý.
1.1. Trong lĩnh vực chính trị
Tại không ít tổ chức, cơ quan, một số phụ nữ không được đề bạt làm lãnh đạo (ngay cả khi người phụ nữ này có trình độ và kinh nghiệm phù hợp), bởi mọi người vẫn cho rằng, chỉ có nam giới mới nên làm việc "đại sự", phụ nữ thì chỉ nên làm công việc nhẹ nhàng để có thời gian dành cho gia đình. Tư tưởng này không chỉ ở người dân, mà cả trong lãnh đạo, đặc biệt ngay cả trong một bộ phận phụ nữ cũng có định kiến với chính giới mình. Ngoài hiện tượng "níu kéo áo nhau" thấy ở một số phụ nữ, thì vấn đề ở đây vẫn là do định kiến giới, coi nam giới ở vị trí lãnh đạo tốt hơn là phụ nữ. Vì vậy, trong các kỳ bầu cử, những người gạt phụ nữ khỏi danh sách bầu cử có khi không phải là nam, mà lại là nữ. Không ủng hộ phụ nữ làm công tác xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý còn thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ. Phụ nữ chiếm tỷ lệ không thua kém trong nhiều ngành nghề và học tập trong các trường, lớp đào tạo (đại học: 36,24%; cao đẳng: 50,01%), nhưng số nữ tham gia lãnh đạo, quản lý đạt tỷ lệ thấp. Nữ lãnh đạo, quản lý ở cấp Trung ương, cấp vụ trở lên và cán bộ nữ chủ chốt cấp tỉnh hiện nay hầu hết ở độ tuổi trên 50; tỷ lệ cán bộ nữ cấp phòng ở huyện, quận giảm; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XII thấp hơn tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XI (khóa XI là 27,31%, khóa XII là 25,76%).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giữa phụ nữ và nam giới không có sự khác biệt về mặt xã hội, mà chỉ có sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, trong thực tế, các định kiến giới vẫn còn tồn tại và có thể gặp ở nhiều nhóm xã hội: cả phụ nữ và nam giới, cả trong cán bộ lãnh đạo – những người có vai trò quyết định đối với việc hoạch định và thực hiện chính sách đối với phụ nữ – và người dân.
1.2. Trong lĩnh vực tuyển dụng lao động
Cơ cấu ngành nghề mang tính định kiến giới đã tạo bất lợi cho phụ nữ. Họ thường làm các công việc đơn giản, có thu nhập thấp do định kiến từ trong gia đình, nhà trường, tổ chức và xã hội. Phụ nữ chỉ mới chiếm trên 5% tổng số giáo sư, phó giáo sư trong nghề dạy học và nghiên cứu. Mức lương trung bình theo giờ của phụ nữ Việt Nam chỉ bằng 80% so với nam giới.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, phụ nữ ít được tiếp cận và sử dụng các nguồn lực hơn so với nam giới, cụ thể là trong giáo dục, tín dụng, đất đai, thông tin, công nghệ, y tế… Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển năng lực nghề nghiệp của phụ nữ. Chẳng hạn, đào tạo đầu vào của lao động nữ thường thấp hơn nam giới. Trong quá trình làm việc, họ cũng ít được tham gia các khoá bồi dưỡng nghề nghiệp. Có số liệu cho thấy lao động nữ qua đào tạo chỉ bằng 30% so với lao động nam. Bồi dưỡng chức nghiệp công chức đối với nữ cũng chỉ chiếm tỷ lệ 30%. Chương trình khuyến nông của nhà nước cũng có ít nữ nông dân tham gia mặc dù họ chiếm số đông trong các ngành chăn nuôi và trồng trọt. Điều đó đã ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của nữ nông dân.
Công việc gia đình và thiên chức làm mẹ cũng gây bất lợi cho phụ nữ trong tuyển dụng lao động. Theo Sở Lao động – Thương và Xã hội Thành phố Hà Nội, cho biết, từ đầu năm đến nay, chỉ có 4 trong số hàng trăm doanh nghiệp ở địa bàn đăng ký sử dụng nhiều lao động nữ. Đó mới chỉ là đăng ký. Vì nhận một phụ nữ vào làm, sự đóng góp của phụ nữ cho lợi nhuận của doanh nghiệp chưa thấy đâu đã thấy phải chi rất nhiều khoản như: chế độ thai sản, giờ cho con bú, xây nhà vệ sinh kinh nguyệt… Vì điều này mà ngay cả chủ doanh nghiệp là nữ cũng rất ngại khi nhận lao động nữ. Mặc dù ở những xí nghiệp đông lao động nữ, doanh nghiệp đó được miễn giảm thuế thu nhập và được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Nhưng vấn đề miễn, giảm thuế và tiếp cận vốn ưu đãi không phải doanh nghiệp nào cũng biết được thủ tục để tiếp cận. Trong mục tuyển dụng lao động đăng trên các báo cho thấy, nhiều công ty chỉ tuyển lao động nam mặc dù công việc đó cũng phù hợp với phụ nữ, hay có những thông báo tuyển dụng cùng một công việc như nhau, ngành học như nhau, nhưng yêu cầu đối với nữ phải có bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi, còn nam chỉ cần tốt nghiệp loại trung bình.
Vấn đề bất bình đẳng giới trong việc làm, trong tiếp cận nguồn lực để phát triển năng lực nghề nghiệp của số đông phụ nữ rõ ràng cần được giải quyết khi Việt Nam muốn cạnh tranh thắng lợi trong hội nhập kinh tế.
1.3. Định kiến giới trong các thông điệp quảng cảo của truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay:
Liên quan đến vai trò giới trong thông điệp quảng cáo, có nhà nghiên cứu nhận định: “Điều quan trọng của vấn đề giới gồm thông tin, hình ảnh, âm thanh về phụ nữ và nam giới.”
Do vậy, trong các thông điệp quảng cáo của truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay phụ nữ xuất hiện chiếm ưu thế (82%). Ví dụ, quảng cáo dầu gội đầu có số lượng sử dụng phụ nữ làm nhân vật đóng quảng cáo nhiều nhất - 100% (một mình hay cùng nhân vật nam). Đây là một bằng chứng cho thấy sự định
Ba là, phụ nữ cần được giảm bớt gánh nặng gia đình. Muốn vậy, không chỉ chia sẻ, nam giới cần tham gia vào công việc gia đình cùng với phụ nữ. Tuy nhiên, trong khi bình đẳng giới đang là một quá trình thì việc nam giới chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ cũng có một ý nghĩa to lớn. Chính sự chia sẻ và cảm thông của người chồng đã làm cho nhiều người phụ nữ đạt được thành công trong sự nghiệp.
Bốn là, lãnh đạo ở những cơ quan, đơn vị có nhiều phụ nữ cần được nâng cao nhận thức giới để từ đó có được công bằng giới trong tuyển dụng, đào tạo, đề bạt. Đặc biệt, trên phạm vi toàn xã hội, cần tạo điều kiện để người phụ nữ có thời gian làm công việc gia đình, không nên coi phụ nữ cũng như nam giới trong việc phân công, đòi hỏi, yêu cầu mà không tính đến việc người phụ nữ phải thực hiện thiên chức làm mẹ.
Năm là, đối với bản thân phụ nữ, cũng cần có sự kết hợp hài hòa chức năng xã hội và gia đình. Bởi đây là nét đặc trưng của phụ nữ nước ta. Là phụ nữ thường phải có gia đình, phải sinh con và nuôi dạy con. Đối với phụ nữ, dung hòa giữa gia đình và công việc xã hội là điều không mấy dễ dàng. Tuy nhiên đã có nhiều phụ nữ biết cách giải quyết tốt hai chức năng này và đã trở thành người mẹ hiền, vợ đảm, lại là nhà quản lý giỏi, nhà khoa học thành đạt. Kinh nghiệm của họ mà nhiều phụ nữ cần học tập là, cố gắng thu xếp một cách khoa học để vừa có thời gian cho gia đình, vừa hoàn thành tốt công việc xã hội.
Các giải pháp trên đây tưởng chừng không khó lắm khi thực hiện, nhưng thực sự đây là cả một vấn đề đòi hỏi phải có sự thống nhất cao trong tư tưởng và hành động của các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo, quản lý, của người dân, đặc biệt của cả nam và nữ. Bởi vì, như Bác Hồ đã từng nói, trọng trai, khinh gái là thói quen mấy ngàn năm để lại, nó ăn sâu trong nếp nghĩ việc làm của người dân…, giải phóng phụ nữ đó là cuộc cách mạng to và khó.


C.KẾT LUẬN
Suy nghĩ và hành động của mỗi chúng ta trong cuộc sống luôn bị chi phối bởi những nếp nghĩ cũ, những thói quen cũ, đặc biệt là những định kiến của một cộng đồng, một địa phương, một nhóm về một vấn đề nào đó, chẳng hạn như vấn đề dân tộc có định kiến dân tộc, vấn đề nghề nghiệp có định kiến nghề nghiệp, vấn đề vị trí, vai trò của phụ nữ và nam giới trong xã hội có định kiến giới.
Trong số này, định kiến giới được thể hiện dưới nhiều hình thức trong cuộc sống. Ví dụ, trong ca dao: “Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng”; trong ngôn ngữ hàng ngày “Nam là vàng, nữ là vải”; trong phân công lao động gia đình phụ nữ là nội trợ, nam giới là trụ cột gia đình, lo kiếm tiền; trong việc đầu tư vào giáo dục con cái: con trai sẽ được động viên, khuyến khích học lên cao, con gái học để biết đọc, biết viết sau đó ở nhà giúp việc gia đình một vài năm rồi đi lấy chồng. Như vậy, định kiến giới là sự nhìn nhận không đúng về khả năng của nam giới và nữ giới, về phẩm chất nhân cách mà nam hay nữ nên có, về loại hình hoạt động và nghề nghiệp mà nam hay nữ có thể làm được hay không thể làm được. Các định kiến giới thường không phản ánh đúng khả năng thực của mỗi giới và thường giới hạn trong những gì mà xã hội cho phép hay mong đợi các cá nhân thực hiện.
Định kiến giới là một hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến, điều đáng nói là những định kiến giới này có ở mọi thành phần xã hội, kể cả trí thức chúng gây nên những hậu quả tiêu cực cho cả nam giới và phụ nữ. Do vậy, xóa bỏ định kiến giới là một việc làm rất cần thiết và cấp bách, là để đạt được mục tiêu bình đẳng giới – một mục tiêu quan trọng trong các văn kiện quốc tế về quyền con người, đặc biệt là Công ước Liên Hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC), các mục tiên Thiên niên kỷ...Việt Nam đã Ký, tham gia các công ước quốc tế trên. Việc Việt Nam ban hành Luật Bình đẳng giới thể hiện quyết tâm trong việc xóa bỏ hình thức phân biệt đối xử với nam, nữ, là câu trả lời đầy đủ nhất về các khuyến nghị của Ủy ban CEDAW với Việt Nam trong việc thực hiện Công ước CEDAW.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: tiểu kuận định kiến giới, TAP HUAN NHUNG THAO GO VE GIOI CHUAN MUC XA HOI DANG CAN TRO VIEC TIEP CAN CONG BANG DAC BIET TRE KHUYET TAT VA TRE E BI COVID 19, bằng chứng định kiến giới là gì, ca dao tục ngữ về định kiến giới, tiểu luận giới và phát triển, Ca dao, tục ngữ về định kiến giới, phân tích ví dụ về định kiến xã hội, truyền thông về định kiến giới, Chồng chia sẻ những định kiến của gia đình vấn đề sinh toàn nữ với vợ, ĐÓNG kỊP bẢN truyỀN thÔng vỀ xÓA bỎ ĐỊnh kiẾN giớI, định kiến giới and nghề nghiệp, tiêu chuẩn, mong đợi đối với nam giới và nữ giới, Các ảnh hưởng của định kiến giới đối với thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam?, bao cao nhung dinh kien ve gioi va chuan muc xa hoi, tiểu luận về vị trí phụ nữ hiện nay, Sự bình đẳng của nam và nữ trongca dao, ca dao, tục nghữ định kiến về giới, sách nói về định kiến giới, 1. Thực trạng tác động của các định kiến giới và chuẩn mực xã hội đối với tiếp cận giáo dục công bằng, đặc biệt đối với trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật., báo cáo tháo gỡ những định kiến về giới và chuẩn mực xã hội đang cản trở việc tiếp cận giáo dục công bằng, đặc biệt đối với trẻ em DTTS và trẻ em khuyết tật, BÁO CÁO Tháo gỡ những định kiến về giới và chuẩn mực xã hội đang cản trở việc tiếp cận giáo dục công bằng, đặc biệt đối với trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật, báo cáo tháo gỡ những định kiến về giới và chuẩn mực xã hội đang cản trở việc tiếp cận giáo dục công bằng, đặc biệt đối với trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật.- violet, BÁO CÁO Thực trạng tác động của các định kiến về giới và chuẩn mực xã hội đối với việc tiếp cận giáo dục công bằng, đặc biệt đối với trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật, định kiến xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của giới trẻ, giải pháp xóa bỏ định kiến giới, vai trò gd về định kiến giới, những định kiến làm nữ giới và nam giới bị áp lực về xã hội, các loại định kiến giới hiện nay, tiểu luận về định kiến giới
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Đ Tiểu luận thiết lập và thẩm định dự án đầu tư dự án cà phê gia đình Sinh viên chia sẻ 1
P Tiểu luận: pháp luật về giám định sở hữu trí tuệ Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI XÂM PHẠM MÔI TRƯỜNG Tài liệu chưa phân loại 0
P Tiểu luận: Về hàng thừa kế qui định tại điều 676 BLDS- một số vấn đề lý luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Xác định nghĩa vụ của cha mẹ trước những tai nạn, thương tích đối với trẻ em Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: tạm giam được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP (2005) VỀ CÔNG TY HỢP DANH Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: quy định và trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong BLDS Tài liệu chưa phân loại 0
V Tiểu luận: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN EXXON MOBIL VÀO QUÝ 1 NĂM 2009 Tài liệu chưa phân loại 0
J Tiểu luận: PHÂN TÍCH MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẦU TƯ 2005 Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top