luungoclong_2

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I. Giai cấp là gì? 2
II. Nguồn gốc và kết cấu giai cấp. 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5
I. Lí luận chung 5
II. Vấn đề giai cấp ở Việt Nam 11
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 24



A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Giai cấp là gì?
Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ ra rằng, các giai cấp xã hội hình thành một cách khách quan gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất. Trong tác phẩm "Sáng kiến vĩ đại", Lê Nin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp như sau:
"Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.
II. Nguồn gốc và kết cấu giai cấp.
Nguồn gốc giai cấp.
Trong xã hội có nhiều nhóm người, tập đoàn người được phân biệt bằng những đặc trưng khác nhau: tuổi tác, giới tính, dân tộc, chưng tộc, quốc gia, nghề nghiệp… Trong những sự khác nhau đó, có một số là do nguyên nhân tự nhiên, một số khác là do nguyên nhân xã hội. Những sự khác biệt đó tự nó không sản sinh ra sự đối lập về xã hội. Chỉ trong những điều kiện xã hội nhất định mới dẫn đến sự phân chia xã hội thành những giai cấp khác nhau. Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định sự phân chia xã hội thành giai cấp là do nguyên nhân kinh tế.
Sản xuất xã hội dần dần phát triển, việc sử dụng công cụ bằng kim loại làm cho năng suất lao động tăng lên đã dẫn tới sự phân công lại lao động trong xã hội: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, sản xuất thủ công cũng dần dần trở thành một ngành tương đối độc lập với nông nghiệp, lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay. Với lực lượng sản xuất mới, chế độ làm chung, ăn chung nguyên thủy không còn thích hợp nữa, sản xuất gia đình cá thể trở thành hình thức sản xuất có hiệu quả hơn. Tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra trở thành tài sản riêng của từng gia đình. Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện và dần dần thay thế sở hữu cộng đồng nguyên thuỷ. Chế độ tư hữu ra đời dẫn tới sự bất bình đẳng về t ài sản trong nội bộ công xã. Xã hội phân hoá thành những giai cấp khác nhau, giai cấp bóc lột thống trị và giai cấp bị bóc lột, bị thống trị. Như vậy, sự phân chia xã hội thành giai cấp là kết quả tất nhiên của chế độ kinh tế dựa trên sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Sự hình thành giai cấp diễn ra theo hai con đường:
- Thứ nhất, sự phân hoá bên trong nội bộ công xã thành kẻ bóc lột và người bị bóc lột.
- Thứ hai, những tù binh bị bắt trong chiến tranh giữa các bộ lạc không bị giết như trước mà bị biến thành nô lệ.
Chế độ có giai cấp đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người là chế độ chiếm hữu nô lệ, tiếp theo là chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa là bước phát triển cuối cùng và cao nhất của xã hội có giai cấp.

Kết cấu giai cấp.
Trong xã hội có giai cấp, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kết cấu giai cấp nhất định. Khi hình thái kinh tế - xã hội này thay thế hình thái kinh tế - xã hội khác, kết cấu giai cấp cũng thay đổi.
Mỗi kết cấu giai cấp trong xã hội có giai cấp đều có các giai cấp cơ bản và không cơ bản. Những giai cấp cơ bản là những giai cấp xuất hiện và tồn tại gắn liền với cách sản xuất thống trị của xã hội. Sự đối kháng và cuộc đấu tranh của các giai cấp đó biểu hiện mâu thẫun cơ bản của cách sản xuất đã sinh ra chúng.
Bên cạnh những giai cấp cơ bản, trong kết cấu giai cấp còn có giai cấp không cơ bản. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, đó là những nông trị do có ít ruộng đất. Trong xã hội phong kiến, đó có thể là giai cấp nô lệ và chủ nô với tư cách tàn dư của xã hội củ; là giai cấp tư sản ra đời trong lòng xã hội phong kiến. Trong xã hội tư bản, những giai cấp không cơ bản là giai cấp địa chủ với tư cách là tàn dư, giai cấp nông dân.
Cùng với sự phát triển sản xuất, mỗi giai cấp trong một kết cấu giai cấp - xã hội cũng có những biến đổi nhất định. Những sự biến đổi ấy dẫn đến sự thay đổi địa vị của các giai cấp đó trong hệ thống sản xuất xã hội.
Trong kết cấu của xã hội có giai cấp, ngoài các giai cấp đối kháng còn có tầng lớp trí thức làm công việc chủ yếu bằng trí óc. Tầng lớp trí thức không phải là một giai cấp. Nó được hình thành từ những giai cấp khác nhau và cũng phục vụ những giai cấp khác nhau.
Phân tích kết cấu giai cấp và sự biến đổi của nó giúp ta hiểu địa vị, vai trò và thái độ chính trị của mỗi giai cấp đối với mỗi cuộc vận động lịch sử, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh của thời đại ngày nay.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Lí luận chung
Các quan điểm trước Mác về vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp.
.Một số quan điểm của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng
Cơlêdơ Xanh Ximông (1760-1825)
- Là người đầu tiên đề cập, luận giải cho lí thuyết về giai cấp.Ông tự tuyên bố là người phát ngôn của giai cấp cần lao và giải phóng giai cấp ấy là mục đÝch cuối cïng của những nỗ lực mà «ng thực hiện trong cuộc đời.
Sáclơ Phuriê (1772-1837)
- Phát hiện ra tình trạng vô chính phủ của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Ông đoán văn minh tư bản nhất định sẽ được thay thế bằng chế độ xã hội mới mà ông gọi là " chế độ xã hội được đảm bảo" hay " xã hội hài hòa".
Rôbớt Ôoen (1771-1858)
- Chủ trương xo¸ bỏ tư hữu, vốn là nguyên nhân của những bất công và tệ nạn xã hội trong xã hội tư bản.
- Khng thể không chịu ảnh hưởng sâu sắc quan niệm của chủ nghĩa duy lý và chân lý vĩnh cửu của triết học thời kỳ cận đại.
- Hầu hết đều có khuynh hướng đi theo con đường ôn hòa.
- Không thể phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Nguyên nhân.
- cách sản xuất TBCN chưa phát triển đầy đủ, chưa bộc lộ hết những mâu thuẫn nội tại và những mặt trái cơ bản của nã.
- Giai cấp công nhân hiện đại chưa đủ trưởng thành để trở thành giai cấp tiên phong.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Các hình thức cộng đồng người trong lịch sử
Thị tộc:
+ Định nghĩa: Cộng đồng người cã cïng một huyết thống; là một đơn vị sản xuất.
+ Đặc điểm: - Kinh tế: quyền sở hữu chung về TLSX và tài sản cùng lao động, sản phẩm được chia đều.
- Chính trị : lãnh đạo là hội đồng thị tộc. Đứng đầu là tộc trưởng.
- Xã hội : vai trò của người phụ nữ có một vị trí đặc biệt, lực lượng sản xuất phát triển, hình thức thị tộc phụ quyền thay thế mẫu quyền.
Bộ Lạc:
+ Định nghĩa : Tập hợp dân cư tạo thành từ nhiều thị tộc, do các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân.
+ Đặc điểm : - Kinh tế: xuất hiện thêm những hình thức sở hữu khác so với thị tộc.
Đặc trưng : - Kinh tế: sở hữu tư nhân và chế độ tư hữu ra đời.
Dân tộc
Các nhà tư tưởng chống cộng đã xuyên tạc, cắt xén thô bạo, bác bỏ vô lý những luận điểm căn bản nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin. Họ ra sức tô son, trét phấn cho CNTB, nào là CNTB đã thay đổi bản chất, với lại hàm hồ nói rằng, CNXH có hàng trăm thứ khuyết tật, không dân chủ, không dân quyền.
Gần đây, một số người ra vẻ lên tiếng đòi Mỹ quan hệ bang giao tốt với Việt Nam nhưng kỳ thực với dụng ý là để làm biến đổi dần dần chế độ chính trị của Việt Nam. Họ cho rằng: “Căn bản là kinh tế,kinh tế kéo theo chính trị, thay đổi kinh tế sẽ kéo theo thay đổi thể chế chính trị,.., Mỹ vào Việt Nam mặc nhiên sẽ dần dần áp dụng những định chế kinh tế thị trường làm thay đổi căn bản thể chế chính trị. Và với chiến lược diễn biến hòa bình, chúng muốn đánh bại CNXH và mà không cần dùng đến súng khói. Tóm lại, “vượt trên ngăn chặn”, mở rộng và dính líu nhằm xóa bỏ triệt để CNXH là mục tiêu chiến lược bất biến của các thế lực tư bản đế quốc. Khi thấy được tính chất nguy hiểm của chiến lược “diễn biến hoà bình” thì ta mới thấy được tầm quan trọng cũng như là vai trò của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ hiện nay – thời kỳ mở cửa hội nhập. Đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc và CNXH.
Kết luận:
Như vậy, từ những gì ở trên đã nói, ta có thể khẳng định rằng, nội dung chủ yếu của cuộc đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh là thất bại mọi âm mưu và hành động và hành động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành nước XHCN phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
Tất cả những nội dung trên là biểu hiện cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra dưới nhiều hình thức muôn màu muôn vẻ, đồng thời cũng mang tính chất của cuộc đấu tranh dân tộc. Vì vậy mà cần hiểu chúng, vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay cần đổi mới nhận thức, không lặp lại những sai lầm ấu trĩ như trước đây; nhưng không vì thế mà cho rằng ngày nay không còn đấu tranh giai cấp. Chúng ta phải thấy được rằng đấu tranh giai cấp chưa chấm dứt được nếu trong xã hội vẫn còn tồn tại giai cấp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay của đất nước thì nội dung, tính chất và mức độ của cuộc đấu tranh trên là hoàn toàn khác trước nên cần có sự nhận thức đúng đắn và khoa học. Chúng ta không nên lặp lại quan điểm sai lầm cho rằng khi đã có độc lập dân tộc hoàn toàn rồi thì chỉ cần tập trung vào một việc là nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn giai cấp, nhanh chóng giải quyết vấn đề ai thắng ai

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN GIỮA
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong cuộc cách mạng XHCN là vấn đề thuộc về nguyên tắc, liên quan trực tiếp đến đường lối, chính sách của Đảng nên không được sai lầm về nguyên tắc nhưng cũng không thể áp dụng một cách cứng nhắc, rơi vào tả khuynh hay hữu khuynh, như thế sẽ gây tổn thất lớn cho cách mạng. Muốn vậy, cần quán triệt sâu sắc phép biện chứng mac-xít, có phương pháp nhận thức, xử lý các vấn đề thực tiễn một cách linh hoạt, mềm dẻo, biến hóa trong sách lược trên cơ sở giữ vững nguyên tắc. Mặt khác không ngừng vận dụng sáng tạo lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong tình hình mới. Vấn đề còn là ở chỗ chúng ta phải nhận thức đầy đủ đặc điểm kinh tế – xã hội của nước ta thì mới có thể vận dụng được, nhưng ta cần lấy lợi ích độc lập dân tộc và CNXH làm cơ sở xác định mục tiêu, đối tượng, biện pháp và hình thức đấu tranh chống giáo điều, rập khuôn.
Đấu tranh giai cấp trong điều kiện “phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN” cần trả qua một loạt các biện pháp trung gian, quá độ, thậm chí có cả sự “nhượng bộ có nguyên tắc” và phải có “những đường lối, thể thức, thủ đoạn và phương sách trung gian cần thiết để chuyển từ quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa lên CNXH. Đó là mấu chốt của vấn đề.
Để giải quyết vấn đề về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ hiện nay, đòi hỏi phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy cao độ tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân và đặc biệt là phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi giai tầng trong xã hội.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top