hoang_minh_hanh
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu
MỤC LỤC
Phần I: Lời mở đầu.1
Phần II: Phần nội dung.2
A/ Khái niệm xuất khẩu.2
B/ Vai trò của nghành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu .2
C/ Giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu ở một số ngành cụ thể .4
1. Giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu ngành nông sản .4
2. Giải pháp đẩu mạnh phát triển công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu ở ngành dệt may.7
3. Giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu ở ngành da giầy.11
KẾT LUẬN .14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.15
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-30-tieu_luan_giai_phap_day_manh_phat_trien_cong_nghie.XoOieZClmn.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-47966/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
kim ngạch xuất khẩu hàng năm đem về cho đất nước một lượng ngoại tệ không nhỏ đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước.Chúng ta luôn tự hào rằng nước ta có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu như: gạo, cà phê, hạt tiêu, xuất khẩu ra thị trường thế giới với kim ngạch ngày một lớn, chất lượng được thế giới chấp nhận. Có thể nói rằng, đây là kết quả của sự cố gắng không mệt mỏi của các nhà xản xuất, các nhà kinh doanh và sự chỉ đạo đúng đắn của Nhà nước.
Phần II: Nội dung
A/ Khái niệm xuất khẩu :
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ sang một quốc gia khác, được thực hiện qua biên giới của quốc gia bằng nhiều con đường như: đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không, trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện so sánh. Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện từ rất sớm do hoạt động sản xuất phát triển. Điều này có ý nghĩa là khi hoạt động sản xuất trong nước phát triển lượng hàng hoá dư thừa. Để tiêu thụ số hàng này các nước phải mở rộng thị trường sang các nước khác. Vì vậy hoạt động xuất khẩu xuất hiện. Hiện nay hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế và nó hướng vào mục tiêu cuối cùng là đem lại lợi ích co các quốc gia cùng tham gia xuất khẩu.
B/ Vai trò của ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu:
Ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu nước ta đã trở thành một ngành kinh tế có đóng góp vô cùng quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Song cũng như các ngành kinh tế khác ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu phải chịu sự lãnh đạo về đường lối, chủ trương của Đảng thông qua các văn kiện chính sách của Đảng. Các văn kiện của Đảng có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định các phương hướng và mục tiêu phát triển của ngành. Tuy nó thường không đề ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể cho từng ngành kinh tế nhưng các chủ trương, nguyên tắc của nó lại là một căn cứ lý luận và định hướng trung hạn và dài hạn cho sự phát triển của ngành. Do vậy để phát triển công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu một cách đúng đắn, chúng ta nhất thiết phải nhận thức được các chủ trương, đường lối của Đảng.
Về cơ bản chính sách ngoại thương hiện nay của chúng ta đang thực hiện là chính sách hướng ngoại tổng hợp, tức là tận dụng lợi thế so sánh để sản xuất sản phẩm xuất khẩu đồng thời khuyến khích sản xuất các sản phẩm để thoả mãn nhu cầu trong nước và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo nguồn tích luỹ cho đất nước.
Đại hội VIII của Đảng tháng 6 năm 1996 là một mốc quan trọng đánh dấu 10 năm của chặng đường đổi mới. Trong văn kiện đã nêu: "Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nâng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường. Giảm tỷ trọng phần giá trị gia tăng trong giá trị hàng xuất khẩu. Giảm dần nhập siêu, ưu tiên việc nhập khẩu để phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng chưa thiết yếu. Có chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước..." Như vậy hoạt động xuất khẩu được coi là yếu tố quyết định của hoạt động ngoại thương, là nhân tố quan trọng trong kinh tế đối ngoại.
Nội dung chính sách xuất khẩu của nước ta bao gồm những điểm sau đây:
- Một là: đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu hàng hoá cần thiết cho nền kinh tế quốc dân. Thông qua nhập khẩu tranh thủ các thiết bị kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực trong nước.
- Hai là: phấn đấu tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, mở rộng quy mô xuất khẩu, đa doanh nghiệp hoá các mặt hàng xuất khẩu, đa phương hoá thị trường xuất khẩu. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, thu hẹp chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
- Ba là: khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất sản phẩm hướng về xuất khẩu.
- Bốn là: xoá bỏ bao cấp và bù lỗ trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải hoạt động có hiệu quả, đồng thời phải thực hiện trách nhiệm xã hội do pháp luật quy định. Khi phục vụ lợi ích chung, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bị thua lỗ Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ thích đáng.
- Năm là: cơ cấu xuất khẩu và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với điều kiện thị trường cạnh tranh. Đây là yếu tố quyết định để tăng kim ngạch xuất khẩu vừa tăng nhanh xuất khẩu, vừa chú trọng mở rộng các dịch vụ thu ngoại tệ tăng tỷ trọng các sản phẩm có chứa hàm lượng kỹ thuật cao và sản phẩm chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô là những phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
- Sáu là: cơ cấu mặt hàng phải theo hướng đa dạng hoá, phát huy tiềm năng của nền nông nghiệp nhiệt đới, phát huy được các lợi thế về lao động, con người, tạo ra những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao nhờ tính độc đáo và giá thành thấp.
C/ Giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu ở một số ngành cụ thể :
1. Giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu ngành nông sản.
1.1. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường quốc tế đối với các nông sản xuất khẩu.
Do quy mô thị trường quốc tế lớn hơn rất nhiều so với thị trường trong nước, mặt khác thị trường nông sản quốc tế lại thường xuyên biến động phức tạp nên các doanh nghiệp sản xuất và điều kiện nông sản xuất khẩu thường gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu thị trường. ở Việt Nam, các doanh nghiệp nắm bắt thông tin thị trường còn rất kèm, thông tin thiếu và độ chuẩn xác không cao. Vì vậy nhiều khi doanh nghiệp bị động, lúng túng trong điều hành xuất khẩu nông sản. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản xuất khẩu, nhà nước thành lập các trung tâm xúc tiến xuất khẩu nông sản ở Việt Nam. Chức năng của trung tâm này là nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường nông sản thế giới cho các doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức xúc tiến xuất khẩu và đưa hàng ra nước ngoài một cách thuận lợi và tiết kiện chi phí. Việc tập trung nghiên cứu thị trường nước ngoài là hướng hoạt động của trung tâm. Và về lâu dài sẽ thiết lập một ngân hàng dữ liệu về thị trường nước ngoài để sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp khi họ cần đến. Các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cần có các nhóm công tác nghiên cứu thị trường và báo cáo chi tiết về thị trường. Chúng ta đặt nhiệm vụ này lên vị trí quan trọng trong ngoại giao.
1.2. Có chính sách trợ giúp các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản để tạo ra hàng hóa nông sản xuất khẩu có chất lượng cao, chi phí thấp làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa n...