AH_HA

New Member

Download Tiểu luận Hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong thời kì hiện nay miễn phí





Mục tiêu của việc phát triển sản xuất tạo nguồn hàng xuất khẩu là nhằm mục đích thúc đẩy nhanh chóng thị trường xuất khẩu, giảm tỷ trọng nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế( Tăng GDP: GDP = C + G + I + X -M). Mục tiêu chính của việc tạo lập khả năng sản suất hàng xuất khẩu là tăng cường xuất khẩu hàng công nghiệp( hàng đã qua chế biến, hạn chế tối đa xuất khẩu sản phẩm thô;), tăng tính ổn định và chủ động trong việc tổ chức cung ứng hàng xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng và gia cả sản phẩm trên thị trường thế giới.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Phần I
Thực trạng hoạt động ngoại thương của Việt Nam hiện nay
Từ sau khi thống nhất đất nước năm 1975 cho đến cuối thập niên 80 của thế kỉ 20, Nhà nước Việt Nam giữ độc quyền tuyệt đối về ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác. Với cơ chế và chủ trương như vậy đã không thúc đẩy được sự sáng tạo của các đơn vị kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn lực kinh tế trong xuất nhập khẩu không cao. Chính vì vậy, trong giai đoạn này cán cân thương mại của ta luôn mất cân đối( nhập siêu). Vì thế, Nhà nước đã phải chuyển từ giai đoạn chiến lược thay thế hàng nhập khẩu sang giai đoạn chiến lược khuyến khích xuất khẩu( sản xuất hướng ngoại), từ đó tạo động lực mới cho hoạt động ngoại thương. Giai đoạn này kéo dài từ cuối thập niên 80 cho đến nay nhằm phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế trong những hoàn cảnh mới. Chúng ta tập trung và chú trọng nhiều vào điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu bằng cách mở rộng chính sách và hình thức đầu tư, tạo điều kiện trong các qui định hành chính và cơ sở luật pháp. Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới nhiều mặt trong quá trình hội nhập:
Về thuế quan: Chúng ta chỉ áp dụng thuế chủ yếu trên hàng nhập khẩu, còn với hàng xuất khẩu thì được ưu đãi với mức thuế suất không đáng kể. Chúng ta đang từng bước chuyển đổi mức thuế xuất- nhập khẩu sao cho phù hợp với yêu cầu của CEPT sau khi Việt Nam ra nhập AFTA.
Về cơ chế quản lý xuất- nhập khẩu: Cho phép mọi thành phần kinh tế hợp pháp được quyền trực tiếp xuất- nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề trong giấy phép kinh doanh, vươn tới sự thống nhất trong hoạt động thương mại, không phân biệt nội thương hay ngoại thương.
Về nguyên tắc: Mọi chủ thể kinh tế đều có quyền xuất- nhập khẩu mọi chủng loại hàng hoá, ngoại trừ các mặt hàng cấm xuất- nhập khẩu và một số loại hàng hoá xuất- nhập khẩu có điều kiện theo qui định của một số văn bản pháp qui.
Thay đổi nhiều trong việc phân bố quota xuất khẩu: Đối với gạo, Chính phủ cấp hạn ngạch qua UBND các tỉnh, thành phố có thừa gạo để phân bổ lại cho các đầu mối xuất khẩu gạo tại địa phương. Đối với hàng dệt may tiến hành cách đấu thầu.
Thủ tục quản lý xuất- nhập khẩu: Được đơn giản hoá nhiều, tránh gây tình trạng phiền hà, phức tạp cho người tham gia xuất- nhập khẩu, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động ngoại thương. Giảm tối đa thời hạn quản lý hàng xuất- nhập khẩu tại hải quan bằng cách phân luồng theo thứ tự ưu tiên( luồng xanh: giải quyết xong thủ tục trong vòng 4 giờ, luồng vàng: trong 8 giờ, luồng đỏ: hơn 8 giờ nhưng không quá 72 giờ).
Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu: Chính phủ quyết định thành lập quĩ thưởng xuất khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc xuất khẩu các sản phẩm mới, chất lượng cao, mở rộng thị trường và thâm nhập thị trường mới.
Bên cạnh những mặt đã đạt được, Việt Nam còn vấp phải không ít khó khăn trong hoạt động ngoại thương nói chung và trong việc xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài nói riêng. Thứ nhất, các doanh nghiệp chưa đảm bảo được chất lượng hàng xuất theo hợp đồng đã kí kết. Thường chỉ có các containers đầu tiên mang tính chất chào hàng thì chất lượng được đảm bảo, nhưng do cung cách làm ăn “ ăn xổi ở thì” nên những lô hàng sau thường có chất lượng kém hơn, kết quả là phía bạn không cho chúng ta dỡ hàng mà buộc phải quay lại các cảng của Việt Nam. Một ví dụ tiêu biểu của vấn đề này là dư lượng thuốc kháng sinh trong mặt hàng tôm Việt Nam xuất sang thị trường EU đã bị từ chối nhập khiến chúng ta phải mất công đàm phán lại với phía đối tác. Cũng chính vì lý do này mà hàng Việt Nam chưa thâm nhập vào thị trường tiềm năng là thế giới ả-rập. Ngược lại, với những mặt hàng có chất lượng cao, tạo được uy tín trên thị trường quốc tế thì chúng ta do chưa nắm vững luật lệ và văn hoá kinh doanh của các nước bạn nên đã gặp không ít khó khăn trong việc phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình dẫn đến một số doanh nghiệp đã bị mất thương hiệu của mình trên các thị trường nước ngoài như thuốc lá Vinataba, hàng may mặc của Việt Tiến, cà phê Trung Nguyên... Trong cơ chế thị trường của thời kì hội nhập, thương hiệu được coi là một tài sản quí giá cho doang nghiệp và là một công cụ cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc có một thương hiệu mạnh cũng là một trong những nhu cầu bức thiết để củng cố vị trí và sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thương hiệu chính là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Một khi thương hiệu đã được đăng kí sở hữu với các cơ quan quản lý Nhà nước thì chính nó đã trở thành một thứ tài sản vô giá. Việc sở hữu hợp pháp một thương hiệu sẽ cho phép doanh nghiệp được độc quyền kinh doanh hay khai thác những lợi ích do thương hiệu đó mang lại.
Trên thực tế, xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang đi theo hướng “ cái ta có” chứ chưa đáp ứng được cái “ người ta cần”. Không phải ta có gạo là xuất khẩu gạo mà phải xem thị trường thế giới cần gạo gì, phẩm chất ra sao, từ đó tìm hướng thay đổi giống lúa phục vụ xuất khẩu đạt chất lượng cao... Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và trình độ phát triển nhất định, nhưng đáng tiếc việc đầu tư cho vấn đề này của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đều thừa nhận việc xuất khẩu hiện nay còn lệ thuộc tương đối vào thị trường trung gian. Điều đó có nghĩa là nếu không có thị trường trung gian thì sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khó có thể đến được thị trường thứ ba và được thị trường này chấp nhận. Nguyên nhân của vấn đề này là do sản phẩm xuất khẩu của ta chưa có uy tín trên thị trường thế giới, đặc biệt chúng ta còn thiếu các kênh phân phối và tiêu thụ. Việc quảng bá sản phẩm Việt Nam ra thị trường nước ngoài hiện nay thông qua một số con đường cơ bản như: tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ quốc tế, một số doanh nghiệp tự đi tìm hiểu thị trường và các đối tác kinh doanh. Thực ra, việc này rất khó vì trong một thời gian ngắn ngủi thì các doanh nghiệp sẽ không thể nào tìm hiểu được hết cả một thị trường rộng lớn. Vì thế, các doanh nghiệp cần có sự gợi ý, hướng dẫn, giúp đỡ của các phòng thay mặt thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Chính vì lý do này mà hằng năm Bộ Thương mại đều tổ chức các cuộc họp giữa các Tham tán thương mại của Việt Nam ở các nước với các doanh nghiệp nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp tìm ra hướng đi của mình ra thị trường nước ngoài.
Bên cạnh việc xuất khẩu những mặt hàng chủ lực như gạo, thuỷ sản, cà phê, cao su, dây điện và cáp điện, hàng dệt may, dầu thô, than đá, hàng thủ công nghiệp và các sản phẩm gỗ, chúng ta nên tìm cách tăng khối lượng xuất khẩu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tiểu luận Vai trò và hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán . Những vấn đề còn tồn đọng Luận văn Kinh tế 1
H Tiểu luận:VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: Hoạt động của Đại biểu Quốc hội – Thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
L Tiểu luận: Pháp luật về hoạt động đấu giá hàng hóa: Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Tìm hiểu pháp luật huy động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá của TCTD Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: nghiên cứu chế độ pháp lý hoạt động phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: phân tích các hoạt động PR của Tổng công ty VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETEL Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại NHTM Luận văn Kinh tế 0
A Tiểu luận Công ty hợp danh, chế độ pháp lý thành lập hoạt động Luận văn Luật 0
M Tiểu luận: Dựa vào nguyên tắc hoạt động báo chí để đánh giá hiệu quả báo chí Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top