Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận: Khái quát về Luật Quốc tịch Việt Nam
Bài tập môn Luật Hiến pháp                          Phạm Thị Vân Anh – MSS 007 – KT33H
Đại học Luật Hà Nội
2
BÀI LÀM
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
     Đối với bất kỳ một quốc gia nào, chế độ chính trị, cũng có tấm quan trọng đặc biệt với sự phát triển của xã hội. Hiến pháp Việt Nam cũng như hiến pháp một số nước, ghi nhận sự tác động chi phối cơ bản của nó tới nội dung các chế định khác trong hiến pháp. Vấn đề quốc tịch Việt  Nam  với  tư  cách  một  chế  định  quan  trọng  trong  việc  xác  định  tư  cách  công  dân  cũng không  thoát  khỏi  sự  ảnh  hưởng  của  chế  độ  chính  trị  nhà  nước  xã  hội  chủ  nghĩa  Việt  Nam. Những chính sách về quốc tịch phần nào đó thể hiện đường lối chính trị, pháp lý của pháp luật nước ta trong giai đoạn đi lên xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình hình thành, vấn đề quốc tịch Việt Nam luôn có sự kế thừa và phát triển. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 là một minh chứng cụ thể.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
Định nghĩa về Quốc tịch
1. Khái niệm Quốc tịch là gì?
     Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý – chính trị có tính chất lâu dài, bền vững, ổn định cao về mặt  thời  gian,  không  bị  giới  hạn  về  mặt  không  gian  giữa  một  cá  nhân  cụ  thể  với  một  chính quyền nhà nước nhất định.
2. Cơ sở ra đời và tồn tại của Quốc tịch.
     Quốc tịch có mối quan hệ khăng khít, không tách rời với nhà nước. Sự ra đời và tồn tại của nhà nước quyết định sự ra đời và tồn tại của Quốc tịch và ngược lại sự ra đời và tồn tại của Quốc tịch phản ánh sự ra đời và tồn tại của nhà nước. Chỉ khi thiết lập được chính quyền nhà nước, giai cấp thống trị mới ban hành pháp luật về Quốc tịch nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước của mình với các cá nhân sống trên lãnh thổ của nhà nước. Đồng thời người ta cũng chỉ có thể nói về một nhà nước khi quyền lực chính trị bao trùm lên một lãnh thổ nhất định và những cá nhân trên lãnh thổ đó.     Như  vậy,  khi  một  chính  quyền  nhà  nước  thành  lập  sẽ  hình  thành  mối  quan  hệ  pháp  lý – chính trị một cách tự động và trực tiếp giữa chính quyền nhà nước và các cá nhân đang sống trên lãnh thổ của chính quyền nhà nước đó. Chỉ có sự ra đời của nhà nước mới làm xuất hiện Quốc tịch, không phải luật về Quốc tịch tạo ra Quốc tịch.
3. Quốc tịch với vấn đề quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
     Điều  đầu  tiên  trong   chương  “quyền  và  nghĩa  vụ  cơ  bản  của  công  dân”,  Hiến  pháp  1992 (Điều 49) quy định vấn đề Quốc tịch: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có Quốc tịch Việt Nam”. Với quy định trên, những nguyên tắc cơ bản về địa vị pháp lý của công dân trong chế độ nhà nước ta đã được ghi nhận. Nó thể hiện các quyền tự do, bình đẳng, không bị áp bức của công dân. Trong lịch sử phát triển nhà nước ta, các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được mở rộng và đảm bảo chắc chắn đi đôi với sự tăng cường và mở rộng cơ sở chính trị, kinh tế, xã hội của chế độ nhà nước ta. Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân ngày được phát triển bằng sự nỗ lực hoạt động của cả Nhà nước lẫn công dân vì sự nghiệp Cách mạng chung.     Mối quan hệ giữa Quốc tịch và các quyền, nghĩa vụ của công dân cho thấy rằng thông qua cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống áp bức, bóc lột nhằm xây dựng chế độ mới dân chủ, công dân nhà nước ta đã trở thành chủ thể của các quan hệ xã hội. Trên cơ sở đó, công dân 

Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top