telecom_uct

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Lời mở đầu
Chương I: Giới thiệu chung về công ty Dutch Lady Việt Nam
1. Quá trình hình thành
Ước mơ xây dựng một cộng đồng đầy sức sống đã bắt đầu từ xa xưa khi 150 thùng sữa đặc đầu tiên mang nhãn hiệu Dutch Baby được nhập khẩu và bán ở Việt Nam vào năm 1924. Năm 1993, văn phòng thay mặt đầu tiên của Dutch Lady Việt Nam được thành lập tại số 27 Đồn Đất, thành phố Hồ Chí Minh.

Chỉ trong vòng một năm sau ngày chính thức hoạt động, Dutch Lady Việt Nam đã cùng với các nhà phân phối và bán lẻ xây dựng hệ thống phân phối đưa sản phẩm của công ty đến với người dân thuộc mọi miền đất nước. Đây là những cánh tay vươn dài của Dutch Lady Việt Nam dọc bờ cõi Việt Nam hình chữ S.
Dutch Lady Việt Nam còn được tiếp thêm sức mạnh từ việc ra đời các trung tâm làm lạnh và triển khai chương trình nông trại bò sữa kiểu mẫu cho nông dân. Chính nhờ nguồn sữa dồi dào và đảm bảo chất lượng này, bắt nguồn từ sự hợp tác và ủng hộ thầm lặng nhưng vô cùng quan trọng của những người nông dân, Dutch Lady Việt Nam nhanh chóng phát triển mạnh mẽ, đưa các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao đến mọi gia đình Việt Nam.
Mỗi sản phẩm chất lượng góp mặt với thị trường hoàn hảo đến từng chi tiết còn là thành quả đóng góp của những nhà cung ứng nguyên vật liệu sản xuất đầy tâm huyết.
2. Lịch sử phát triển
Nhận thức được sứ mệnh góp phần cải thiện đời sống của người Việt Nam, Dutch Lady Việt Nam không ngừng tìm hiểu những thói quen sinh hoạt, nắm bắt những thay đổi trong lối sống của người tiêu dùng và quan trọng hơn cả là đáp ứng những nhu cầu dinh dưỡng của người Việt Nam.

Dutch Lady Việt Nam trở thành công ty thực phẩm đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 9001 vào năm 2000, sau đó là chứng chỉ HACCP vào năm 2002. Kết quả này lại khẳng định hơn nữa cam kết đưa ra những sản phẩm chất lượng cao của Dutch Lady Việt Nam

Năm 2005, Dutch Lady Việt nam đã đầu tư dây chuyền đóng chai với công nghệ tiên tiến nhất thế giới, đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm sữa trong kiểu chai mới với nhãn hiệu Cô Gái Hà Lan, Calcimex và Yomost. Sự kiện này được xem như một điểm son đánh dấu cho cột mốc 10 năm liên tục hoàn thiện mình của Dutch Lady Việt Nam và đã được bình chọn 1 trong 10 sự kiện marketing nổi bật nhất trong năm 2005.
Đồng hành cùng Việt Nam với sứ mệnh “Nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng” là niềm vinh dự mà Dutch Lady Việt Nam và các đối tác nhiệt thành của mình đã, đang và sẽ hoàn thành một cách tốt nhất. Dutch Lady Việt Nam và các bạn – Bên nhau chúng ta vững tiến cùng tương lai Việt Nam.
3. Sản phẩm sữa Dutch Lady 123

Từ một tuổi trở lên, trẻ đã bắt đầu biết chơi đùa với bạn bè và hòa nhập nhiều hơn vào thế giới xung quanh. Ở giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung các dưỡng chất cần thiết để não bộ tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh hơn giúp trẻ học hỏi hiệu quả hơn
Dutch Lady 123 mới với công thức cải tiến tăng gấp 5 lần lượng DHA(Theo khuyến nghị của World Association of Perinatal Medicine, Early Nutrition Academy và Child Health Foundation) và những dưỡng chất cần thiết khác, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển và hoàn thiện trí não, giúp trẻ học hỏi tốt hơn.
Bên cạnh đó, Dutch Lady 123 Mới còn chứa các dưỡng chất cần thiết khác cho não bộ như Tyrosin, SA (Sialic Acid), Cholin, Sphingomyelin và Taurin.





Chương II: Khái quát về quản trị bán hàng
1. Khái niệm về quản trị bán hàng
Có thể được định nghĩa là hoạt động quản trị của những người hay thực sự thuộc lực lượng bán hàng hay gồm những người hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng. Tùy thuộc vào từng công ty, cấp thấp nhất mà quản lý bán hàng có thể có rất nhiều danh quận, khu vực, giám sát viên hay giám sát viên bán hàng. Đặc tính chung của các chức vụ này là dù cho có mang danh vị gì đi nữa cũng đều là giám sát trực tiếp những người thay mặt bán hàng theo lĩnh vực.
Những người quản lý bán hàng theo lĩnh vực thường phải báo cáo lại cho những người quản lý bán hàng thuộc cấp cao hơn trong Công ty. Số người quản lý bán hàng cấp cao này khác nhau giữa các công ty và những danh vị của họ có thể từ người quản lý bán hàng từng địa phương, khu vực hay toàn quốc cho đến chức phó giám đốc phụ trách bán hàng v.v
Hai mục tiêu của quản trị bán hàng là con người và lợi nhuận. Những công ty thành công đều có những loạt mục tiêu được xác định rã ràng với những chiến lược để đạt được những mục tiêu ấy. Cách tốt nhất là những người điều hành công ty xây dựng những mục tiêu kinh doanh sau khi đánh giá cẩn thận những cơ hội kinh doanh cũng như những nguồn lực của công ty.
2. Mục tiêu về nhân sự, doanh số và lợi nhuận
2.1. Hướng vào con người
• Tuyển dụng: tuyển 40 người, trong đó 25 trung cấp , 10 cao đẳng , 5 đại học.
• Huấn luyện: trong quá trình tuyển dụng chọn ra 20 người, trong đó 15 trung cấp, 3 cao đẳng, 2 đại học để huấn luyện, bồi dưỡng và đào tạo thêm.
• Quản trị mối quan hệ: thường xuyên tổ chức các cuộc họp ở các phòng ban, các trưởng phòng phụ trách bán hàng thường xuyên thăm hỏi các nhân viên bán hàng, nhằm tạo dựng mối quan hệ tôt đẹp. Hướng dẫn nhân viên mới và khuyến khích những nhân viên cũ.
• Chính sách hỗ trợ: Công ty sẽ hỗ trợ phương tiện đi lại và tiền xăng cho nhân viên la 500.000đ/người/1 tháng. Khen thưởng theo doanh số bán ra la 0,2%/ sản phẩm.
2.2. Hướng vào doanh số và lợi nhuận
• Mục tiêu doanh số: năm 2011 là 10 tỷ , đến năm 2012 phải tăng thêm ít nhất là 15% nữa.
• Động viên bán hàng: Sẽ thưởng trên doanh số nếu bán vượt doanh số đặt ra.
• Mục tiêu lợi nhuận: năm 2011 lợi nhuận đặt ra la 3,5 tỷ, đến năm 2012 tăng thêm 10%.
• Kế hoạch bán hàng: Chủ yếu bán ở khu vực thành phố
• Kênh phân phối: là các đại lý, siêu thị, cửa hàng tạp hóa.

3. Chiến lược và cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp
3.1. Chiến lược tổng thể
• Xâm nhập thị trường mới : mở các đại lý, văn phòng thay mặt mới ở khu vực miền tây và miền trung.
• Phát triển, chăm sóc khách hàng: quan hệ chặt chẽ với những điểm phân phối, tạo dựng thêm mối quan hệ tôt đẹp với những điểm bán khác nữa.
• Quảng cáo lên báo, tivi khi có chương trình khuyến mãi mới hay khi thay đổi bao bì sản phẩm.
• Mục tiêu tổng quát: tăng lợi nhuận 10%/năm
3.2. Chiến lược bộ phận
• Xác định thị trường: sản phẩm sữa Dutch Lady 123 dành cho trẻ em từ 1 đến 3 tuổi.
• Mục tiêu mở rộng thêm 8% cho sản phẩm sữa Dutch Lady 123.
• Chiến lược bán hàng: Tập trung vào khách hàng là trẻ em từ 1 đến 3 tuổi, tăng doanh số 10 tỷ năm 2011.
• Nhân viên bán hàng: xây dựng một đội ngũ chào hàng ở các siêu thị, đại lý. Đối với khu vực mới ở miền Tây và miền Trung thì cho nhân viên giới thiệu sản phẩm bằng cách cho trẻ em từ 1 đến 3 tuổi dung thử sản phẩm .
4. Phân loại lực lượng bán hàng
• Nhân viên: thường xuyên gửi mail cho khách hàng thân thiết 1 tháng 2 lần. Lập các bảng khảo sát trực tiếp gửi đến khách hàng để thu thập thông tin.
• Giám sát bán hàng: thường xuyên đến các đại lý, siêu thị kiểm tra số lượng, cách trưng bày hàng hóa. Kiểm tra công nợ, sắp xếp hàng hóa, dán bảng quảng cáo, nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh là vinamilk ( giá cả, chất lượng, phân phối, chiêu thị ).
5. Lựa chọn kênh phân phối

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top