Download Tiểu luận Mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam năm 2010 miễn phí
Một trong những điểm khác biệt khá rõ giữa cách kinh doanh thương mại truyền thống và thương mại điện tử là vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân. Trong kinh doanh truyền thống, khi mua một mặt hàng bất kỳ ít khi người tiêu dùng cần cung cấp thông tin như tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại cho người bán hàng. Tuy nhiên, khi mua hàng trên môi trường thương mại điện tử, việc cung cấp thông tin liên lạc cá nhân gần như là bắt buộc. với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, việc lợi dụng thông tin khách hàng cung cấp để phát tán tin nhắn quảng cáo, thư rác ngày càng trở nên dễ dàng, nhanh chóng và phổ biến hơn bao giờ hết. Do đó, người tiêu dùng sẽ đặt ra đòi hỏi về việc thông tin cá nhân của mình được bảo vệ, không phát tán nhằm tránh các phiền toái có thể xảy đến.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCMMÔN HỌC
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI:
MỨC ĐỘ SẴN SÀNG ỨNG DỤNG TMĐT
CỦA CÁC DNVN NĂM 2010
Tháng 10 năm 2011
TÊN THÀNH VIÊN NHÓM
Nguyễn Ngọc Huyền (NT)
Nguyễn Văn Cal
Nguyễn Văn Chào
Châu Nữ Tường An
Nguyễn Hoàng Mai Trâm
Nguyễn Thị Thùy Trang
Trịnh Thị Phương Thảo
NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN
MỤC LỤC
* Lời nói đầu
* Tổng quan
1- Máy tính
2- Internet
3- E-mail
4- Bảo mật và bảo vệ thông tin cá nhân
5- Cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử
LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển nhanh chóng và lợi ích của CNTT đã khiến cho thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, theo quá trình phát triển TMĐT cung cấp cho các DN cơ hội mở rộng thị trường không những trong nước mà còn cả quốc tế
Thương mại điện tử là cách kinh doanh giúp nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là công cụ tiện ích giúp DN cắt giảm chi phí, tìm kiếm thị trường, các khách hàng mới và cơ hội đầu tư… Vì vậy việc ứng dụng TMĐT là hoạt động không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của DN
Cùng với sự phát triển của công nghệ và xã hội, các DN hướng tới ứng dụng CNTT và TMĐT cần chuẩn bị trước cũng như đầu tư vào rất nhiều yếu tố. Vì thế, mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT sẽ được đánh giá trên rất nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:
Máy tính
Internet
Bảo mật, an toàn thông tin
Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân
Cán bộ chuyên trách về TMĐT
1.Máy tính
Số liệu thống kê qua các năm cho thấy, việc đầu tư và sử dụng máy tính đã trở nên phổ biến trong doanh nghiệp.Theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2009, 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã trang bị máy tính. Năm 2010, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia khảo sát tăng cao, đồng thời cuộc khảo sát được mở rộng ra nhiều địa phương khác ngoài Hà nội và Hồ Chí minh. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp đã trang bị máy tính vẫn đạt mức 100%.Điều này khẳng định doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa cũng như doanh nghiệp ở các địa phương khác cũng đã quan tâm tới việc ứng dụng và tận dụng máy tính như một cơ sở hạ tầng không thể thiếu cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử.
Do có tới 94% doanh nghiệp tham gia khảo sát là doanh nghiệp nhỏ và vừa, số doanh nghiệp có từ 1-10 máy tính chiếm đa số với tỷ lệ 50%. Tổng số doanh nghiệp có trên 50 máy tính chiếm tỷ lệ khiêm tốn 6%.Còn tỷ lệ doanh nghiệp có từ 11-20 máy tính và có từ 21-50 máy tính tương ứng là 23% và 21%.
Số lượng máy tính trong DN qua các năm
Theo địa bàn hoạt động, có tới 80% doanh nghiệp tại các địa phương khác có từ 1-10 máy tính.Trong khi đó, tỷ lệ này tương ứng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 36% và 30%.
Số lượng máy tính trong DN theo địa bàn hoạt động năm 2010
Năm 2010, tỷ lệ máy tính trung bình trong mỗi doanh nghiệp là 17,8 máy tính/doanh nghiệp. Tỷ lệ này tương đối thấp so với trung bình của năm 2009 (25,8 máy tính/doanh nghiệp). Do mức độ chênh lệch về tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa giữa hai năm, tỷ lệ tuyệt đối về số máy tính trong doanh nghiệp giảm là điều tất yếu. Do đó, cần xem xét tỷ lệ tương đối về số nhân viên trên một máy tính trong mỗi doanh nghiệp. Năm 2010, tỷ lệ là 6,4 có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2009 là 8,2 năm 2008 là 10). Điều này cho thấy xu hướng tăng hàm lượng lao động tri thức trong doanh nghiệp, với số lượng công nhân sử dụng máy vi tính phục vụ cho công việc ngày càng tăng.
Theo lĩnh vực hoạt động, các doanh nghiệp Tài Chính, CNTT và TMĐT và Sản xuất, công nghiệp năng lượng có tỷ lệ máy tính trung bình cao nhất, với tỷ lệ tương ứng là 55,9; 27,1 và 23,3 máy tính/doanh nghiệp. Tuy nhiên, các loại hình doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên trên 1 máy tính thấp nhất ( mức độ phổ cập máy tính cao nhất ) là CNTT và TMĐT (2,9); Tài chính (3,2) và Thương mại, bán buôn, bán lẻ (5,0). Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Sản xuất, công nghiệp, năng lượng thường là các doanh nghiệp lớn nên tỷ lệ máy tính trung bình cao, song mức độ phổ cập máy tính lại khá thấp (9,1 nhân viên mới có 1 máy tính).
Tỷ lệ máy tính theo lĩnh vực hoạt động của DN năm 2010
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tỷ lệ máy tính trung bình thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn.Tuy nhiên, mức độ phổ cập máy tính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại cao hơn. Có thể thấy, các doanh nghiệp lớn phần đông vẫn tập trung ở các lĩnh vực sản xuất, gia công với trình độ vi tính hóa chưa cao.Mặt khác, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã chủ động trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ máy tính theo quy mô của DN năm 2010
Theo địa bàn hoạt động, doanh nghiệp tại các địa phương khác có tỷ lệ máy tính tương đối thấp đồng thời mức độ phổ cập máy tính trong doanh nghiệp cũng không cao khi so sánh với doanh nghiệp hoạt động tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, để có thể xây dựng một mạng lưới thương mại tiên tiến, hiệu quả, với chu trình kinh doanh là các chuỗi cung ứng hiện đại,các địa phương cần quan tâm hơn nữa tới việc thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT và TMĐT.
Tỷ lệ máy tính theo địa bàn hoạt động của DN năm 2010
Ví dụ: Hình ảnh các doanh nghiệp trang bị máy tính nơi làm việc
2. Internet
Năm 2010, tỷ lệ doanh nghiệp kết nối Internet trên cả nước đạt 98%.Trong đó, 100% doanh nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã kết nối internet. Còn tại các địa phương khác, tỷ lệ này là 95%.
Hình thức kết nối Internet theo địa bàn hoạt động năm 2010
Hình thức truy cập Internet phổ biến nhất vẫn là ADSL, với tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng trên cả nước là 89%. Hình thức kết nối Internet sử dụng đường truyền riêng ngày càng được nhiều doanh nghiệp sử dụng với tỷ lệ tương ứng là 8% doanh nghiệp Hà Nội và 12% doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 3% doanh nghiệp tại các địa phương khác sử dụng hình thức này. Hình thức quay số hiện vẫn được một số ít doanh nghiệp tại Hà Nội (2%) và tại các địa phương khác (4%) sử dụng.
Về quy mô, 100% doanh nghiệp có quy mô lớn đã kết nối Internet, trong đó 15% sử dụng đường truyền riêng. Trong khi đó, vẫn còn 2% các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện vẫn chưa kết nối Internet. Tỷ lệ sử dụng các hình thức ADSL, quay số và đường truyền riêng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tương ứng là 89%, 2% và 7%.
Hình thức kết nối Internet theo quy mô của DN năm 2010
Ví dụ: Ngày càng có nhiều DN Việt Nam sử dụng mạng xã hội trong kinh doanh
Theo kết quả khảo sát toàn cầu của Regus, nhà cung cấp hàng đầu thế giới về các giải pháp không gian làm việc, mạng xã hội đã trở thành một công cụ kinh doanh chính tại Việt Nam với 62% DN sử dụng thành công trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.
Bằng chứng cho thấy các DN đang ngày càng tin tưởng vào phương tiện mạng xã hội và hơn một phần tư các DN trên toàn thế giới (27%) đã dành ra một khoản trong ngân sách marketing để đầu tư riêng vào các hoạt động mạng xã hội.
Tại Việt Nam nói riêng, có 54% DN đã chủ động dành một...