Download Tiểu luận Những vấn đế cơ bản trong chiến lược đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh miễn phí





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
I. Những nhân tố hình thành chiến lược đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh 3
1.1. Tiếp thu truyền thống đoàn kết của dân tộc 3
1.2. Thực tiễn quá trình bôn ba tìm đường cứu nước khắp các châu lục 5
1.3. Chủ nghĩa Mác – Lênin với đường lối của Quốc tế Cộng sản 7
II. Những vấn đế cơ bản trong chiến lược đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh 9
2.1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế 9
2.2. Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế 13
2.3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế 17
III. Giá trị của chiến lược đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh 22
3.1. Hiện thực hoá khẩu hiệu chiến lược đoàn kết của chủ nghĩa Mác – Lênin 22
3.2. Bắc nhịp cầu đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc 24
3.3. Giá trị thực tiễn của chiến lược đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 29
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

951), Người chỉ rõ: “ tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần “ vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”.
Theo Hồ Chí Minh, muốn tăng cường đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung, các Đảng Cộng sản phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa Sôvanh… những khuynh hướng làm suy yếu sức mạnh đoàn kết, thống nhất của các lực lượng cách mạng thế giới. Nói cách khác, các ĐCS phải tiến hành có hiệu quả việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong mấy thập kỷ qua là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhờ kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã được bổ sung thêm nguồn lực mới, trở thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhờ dương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ quốc tế, huy động được sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại, làm cho sức mạnh dân tộc được nhân lên gấp bội, chiến thắng được những kẻ thù có sức mạnh to lớn hơn mình về nhiều mặt.
Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp chặt chẽ yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại. Bởi lẽ, chúng ta không chỉ chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước mình mà còn vì độc lập, tự do của các nước khác, không chỉ bảo vệ những lợi ích sống còn của dân tộc mình mà còn vì những mục tiêu cao cả của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Để làm được như vậy, phải kiên quyết đấu tranh mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chống lại chủ nghĩa Sôvanh và mọi thứ chủ nghĩa cơ hội khác.

Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế
Các lực lượng cần đoàn kết:
Nội hàm khái niệm đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, song tập trung chủ yếu vào ba lực lượng: phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào hoà bình, dân chủ thế giới, trước hết là phong trào chống chiến tranh của nhân dân các nước đang xâm lược Việt Nam.
Đối với phong trào Cộng sản và công nhân thế giới - lực lượng nòng cốt của đoàn kết quốc tế, Hồ Chí Minh cho rằng, sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản quốc tế là một bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa Cộng sản. Do đánh giá rất cao vai trò của khối đoàn kết của giai cấp vô sản thế giới, tháng 12 năm 1920, tại Đại hội Tua của ĐXH Pháp, Hồ Chí Minh đã lên tiếng: “Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tui kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi” Hồ Chí Minh. Toàn tập. tập I. tr 23 – 24.
. Tiếp nhận học thuyết Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tìm thấy “cái cẩm nang thần kỳ” cho sự nghiệp cứu nước của các dân tộc bị nô dịch. Đồng thời, Người cũng tìm thấy một lực lượng ủng hộ mạnh mẽ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Đó là phong trào Cộng sản và công nhân thế giới, là Liên Xô và sau này là các nước XHCN; là Quốc tế thứ III và sau này là Cục thông tin quốc tế. Từ đó, Người đã dành nhiều thời gian và tâm lực, phấn đấu không mệt mỏi cho việc xây dựng và củng cố khối đoàn kết, thống nhất trong phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế.
Chủ trương đoàn kết giai cấp vô sản các nước, đoàn kết giữa các Đảng Cộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ tính tất yếu về vai trò của giai cấp vô sản trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa tư bản là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động toàn thế giới. Trong hoàn cảnh đó, chỉ có sức mạnh của đoàn kết, nhất trí, sự đồng tình và ủng hộ lẫn nhau của lao động toàn thế giới theo tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em” mới có thể chống lại được những âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam không thể tách rời sự đồng tình, ủng hộ, sự chi viện lớn lao của Liên Xô và các nước XHCN khác, của các ĐCS và công nhân thế giới. Nó khẳng định trên thực tế những giá trị nhân văn cao cả của chủ nghĩa quốc tế vô sản mà sinh thời Hồ Chí Minh đã kiên trì thực hiện và bảo vệ. Cho dù lịch sử có đổi thay, song sự đồng tình, ủng hộ, sự chi viện về vật chất của các nước XHCN, của các lực lượng Cộng sản và công nhân cho Việt Nam theo tinh thần Quốc tế vô sản là không thể phủ nhận.
Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc, tạo sự biệt lập, đối kháng và thù ghét dân tộc, chủng tộc… nhằm làm suy yếu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Chính vì vậy, Người đã kiến nghị Ban Phương đông Quốc tế Cộng sản về những biện pháp nhằm “làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản” Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập II. Sđd.tr 124
. Thêm vào đó, để tăng cường đoàn kết giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc như hai cái cánh của cách mạng thời đại, Hồ Chí Minh còn đề nghị Quốc tế Cộng sản, bằng mọi cách phải “làm cho đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này; chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành thắng lợi cuối cùng”. Người nói, đứng trước CNĐQ, quyền lợi của giai cấp vô sản chính quốc và của nhân dân các nước thuộc địa là thống nhất.
Đối với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân chủ, tự do và công lý, Hồ Chí Minh cũng tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết. Trong xu thế mới của thời đại, sự thức tỉnh của dân tộc gắn liền với thức tỉnh giai cấp, Hồ Chí Minh đã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hoà bình, tự do, công lý và bình đẳng để tập hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Sau khi Việt Nam giành được độc lập, thay mặt Chính phủ, Hồ Chí Minh đã nhiều lần tuyên bố: “Chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để gìn giữ hoà bình” Hồ Chí Minh. Toàn tập. tập II. Sđd. Tr 124.
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi và những vấn đề lý luận tiểu thuyết sử thi Văn học 0
T Tiểu luận Vai trò và hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán . Những vấn đề còn tồn đọng Luận văn Kinh tế 1
M Tiểu luận: Xác định nghĩa vụ của cha mẹ trước những tai nạn, thương tích đối với trẻ em Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CỘNG ĐỒNG VĂN HOÁ – XÃ HỘI ASEAN (ASCC) Tài liệu chưa phân loại 0
V Tiểu luận: H1N1 và những ảnh hưởng đến môi trường Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: NHỮNG NGHIÊN CỨU CỦA TRƯỜNG PHÁI HỆ THỐNG THẾ GIỚI Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
C Tiểu luận: Phân tích những thành tựu và hạn chế của phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật trước MÁc Văn hóa, Xã hội 0
T Tiểu luận: Vấn đề quốc tịch theo pháp luật hiện hành - Những điểm kế thừa và phát triển Tài liệu chưa phân loại 0
W Tiểu luận: những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề nhượng quyền thương mại Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top