vanhuy318

New Member
Download Tiểu luận Những yếu tố pháp lí và thực tiễn cản trở quá trình cải tổ Liên hợp quốc

Download miễn phí Tiểu luận Những yếu tố pháp lí và thực tiễn cản trở quá trình cải tổ Liên hợp quốc





MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU 1
II. NỘI DUNG 1
1. Khái quát về Liên hợp quốc và vấn đề cải tổ Liên hợp quốc: 1
1.1. Khái quát về tổ chức Liên hợp quốc: 1
1.2 . Cải tố Liên hợp quốc- yêu cầu tất yếu và khách quan. 3
2. Những yếu tố pháp lý và thực tiễn cản trở quá trình cải tổ Liên Hợp Quốc: 5
2.1 Những yếu tố pháp lí cản trở quá trình cải tổ của Liên hợp quốc 6
2.2. Thứ hai, những yếu tố thực tiễn cản trở quá trình cải tổ Liên Hợp Quốc 9
KẾT LUẬN 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
Liên hợp quốc – tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh, với tôn chỉ ngăn chặn chiến tranh và xung đột, giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới là một trong những thiết chế quốc tế quan trọng nhất của thế kỉ XX nói riêng và của toàn nhân loại nói chung. Kể từ khi thành lập, LHQ đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc giữ gìn hòa bình, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cứu trợ nhân đạo, .... Tuy nhiên do những biến động phức tạp gần đây của tình hình thế giới, tổ chức này đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề thuộc về lòng tin của các quốc gia về vai trò duy trì hoà bình và khả năng đối phó với những thách thức mới và cũ về an ninh, phát triển như khủng bố, đói nghèo, dịch bệnh và môi trường…thực trạng đó đã và đang khiến cho Liên hợp quốc phải nỗ lực tìm kiếm các biện pháp cải tổ hệ thống Liên hợp quốc cho phù hợp với tình hình mới. Yêu cầu cải tổ Liên hợp quốc xuất hiện như là một yêu cầu khách quan của thời đại.
II. NỘI DUNG
1. Khái quát về Liên hợp quốc và vấn đề cải tổ Liên hợp quốc:
1.1. Khái quát về tổ chức Liên hợp quốc:
Liên hợp quốc chính thức ra đời vào ngày 24 tháng 10 năm 1945, khi Hiến chương Liên hợp quốc được Trung Hoa dân quốc, Pháp, Liên Xô, Anh, Hoa Kì và đa số các quốc gia kí trước đó phê chuẩn. Theo Hiến chương Liên hợp quốc, các quốc gia sáng lập đã quyết tâm thiết lập LHQ thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững. Mục đích của Liên hợp quốc được quy định tại Điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc như sau:
1. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế... (khoản 1);
2. Phát triển những quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết (Khoản 2);
3. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo (khoản 3).
4. Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc nhằm đạt được những mục đích nói trên.
Trải qua những bước thăng trầm, Liên hợp quốc đã có rất nhiều nỗ lực nhằm thực hiện những tôn chỉ, mục đích của mình. Từ con số 50 thành viên, số thành viên của Liên hợp quốc hiện nay đã lên đến con số 191 thành viên. Hoạt động của Liên hợp quốc dựa trên cơ sở những nguyên tắc được quy định tại Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc:
1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên. (khoản 1).
2. Nguyên tắc các thành viên Liên hợp quốc phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ theo quy định của Hiến chương. (khoản 2).
3. Nguyên tắc các thành viên của Liên hợp quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. (khoản 3).
4. Nguyên tắc không được đe dọa bằng vũ lực hay sử dụng vũ lực đê chống lại quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào... (khoản 4).
5. Nguyên tắc Liên hợp quốc không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào. (khoản 7)
Về cơ cấu hoạt động, Liên hợp quốc gồm sáu cơ quan chính là: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế và Ban thư kí.
Các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc mang tính bao quát, phản ánh mối quan tâm toàn diện của các quốc gia. Các quan tâm ưu tiên này thay đổi tùy theo sự chuyển biến cán cân lực lượng chính trị bên trong tổ chức này. Liên hợp quốc là tổ chức đa phương toàn cầu đầu tiên có những hoạt động thực chất và có nhiều cố gắng trong việc phối hợp và điều tiết các mối quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền bình đẳng của các quốc gia. Một đặc điểm nổi bật khác của Liên hợp quốc là tổ chức này phản ánh sự dàn xếp và cân bằng quyền lực giữa các cường quốc thắng trận. Thực tế này được thể hiện trong cơ chế hoạt động của Hội đồng bảo an LHQ – cơ quan chấp hành có thực quyền nhất của LHQ đảm nhiệm trách nhiệm quan trọng nhất của LHQ là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Để bảo đảm lợi ích và thu hút ự tham gia của các cường quốc, Hội đồng bảo an LHQ là cơ quan duy nhất dành cho 5 cường quốc quyền phủ quyết (veto) khi thông qua các nghị quyết, quyết định của Hội đồng. Quyền hạn của Hội đồng bảo an tập trung vào hai lĩnh vực hoạt động chính là giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế và tiến hành các biện pháp cưỡng chế.
Việt Nam tham gia Liên hợp quốc vào năm 1977, qua thời gian, Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng đối với tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới này. Tháng 1 năm 2008, Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ – trung tâm quyết sách của LHQ và tháng 7 năm đó đã trở thành Chủ tịch của Hội đồng này. Vị thế của Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.
. Cải tố Liên hợp quốc- yêu cầu tất yếu và khách quan.
Kể từ khi thành lập đến nay, Liên hợp quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo được thực hiện bởi trường Đại học Columbia, kể từ khi thành lập, Liên hợp quốc đã góp phần làm giảm 40% những cuộc xung đột bạo lực, 80% những cuộc xung đột gây đổ máu nhiều nhất, 80% những cuộc diệt chủng và thanh lọc chính trị. Liên hợp quốc đã thành công ở hai phần ba các chiến dịch giữ tìn hòa bình của mình.
Tuy nhiên trong bối cảnh thế giới mới hiện nay, khi mà chiến tranh lạnh đã kết thúc, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn tới sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tằng và cùng với nó là sự nổi lên của chủ nghĩa đơn phương trong quan hệ quốc tế và sự mất cân bằng trong trật tự pháp lí quốc tế. Những thay đổi trong quan niệm của các nước về chủ quyền quốc gia, về việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Trong khi đó, hoạt động của các cơ quan của Liên hợp quốc đặc biệt là Hội đồng Bảo an lại không đáp ứng được yêu cầu thay đổi của bối cảnh quốc tế và thực tiễn cho thấy rằng các cuộc xung đột vẫn không ngừng xảy ra, các hoạt động khủng bố, việc sử dụng dụng các loại vũ khí hóa học, hay các cuộc thử vũ khí hạt nhân….vẫn tiếp diễn ở các vùng miền khác nhau trên thế giới mà chưa có một giải pháp nào giải quyết những vấn đề này. Những thất bại, chậm trễ đối trong việc can thiệp vào nạn diệt chủng ở Rwanda, Congo, tình trạng đạo đức của binh lính giữ gìn hòa bình, những bê bối trong các chương trình viện trợ nhân đạo, tình trạng thiếu hiệu năng do cơ chế quan liêu, …đã và đang ảnh hưởng nặng nề tới uy tín cũng như hiệu quả hoạt động của liên hợp quốc. Chính vì vậy, xuất phát từ yêu cầu khách quan của bối cảnh quan hệ quốc tế và yếu tố chủ quan trong nội tại các cơ quan của Liên hợp quốc, cần ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi và những vấn đề lý luận tiểu thuyết sử thi Văn học 0
T Tiểu luận Vai trò và hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán . Những vấn đề còn tồn đọng Luận văn Kinh tế 1
M Tiểu luận: Xác định nghĩa vụ của cha mẹ trước những tai nạn, thương tích đối với trẻ em Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CỘNG ĐỒNG VĂN HOÁ – XÃ HỘI ASEAN (ASCC) Tài liệu chưa phân loại 0
V Tiểu luận: H1N1 và những ảnh hưởng đến môi trường Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: NHỮNG NGHIÊN CỨU CỦA TRƯỜNG PHÁI HỆ THỐNG THẾ GIỚI Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
C Tiểu luận: Phân tích những thành tựu và hạn chế của phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật trước MÁc Văn hóa, Xã hội 0
T Tiểu luận: Vấn đề quốc tịch theo pháp luật hiện hành - Những điểm kế thừa và phát triển Tài liệu chưa phân loại 0
W Tiểu luận: những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề nhượng quyền thương mại Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top