Nuri

New Member
Download Tiểu luận Phân tích các yêu cầu về nội dung của văn bản pháp luật và lí giải cơ sở của việc đặt ra những yêu cầu đó

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích các yêu cầu về nội dung của văn bản pháp luật và lí giải cơ sở của việc đặt ra những yêu cầu đó





MỤC LỤC
B. NỘI DUNG. 1
I. Những vấn đề chung: 1
II. Những yêu cầu về mặt nội dung của văn bản pháp luật 2
1. Văn bản pháp luật phải có nội dung phù hợp với đường lối của Đảng. 2
2. Văn bản pháp luật phải thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân lao động. 4
3. Văn bản pháp luật phải có nội dung hợp pháp. 6
*Đối với văn bản quy phạm pháp luật: 6
* Đối với văn bản áp dụng pháp luật: 6
* Đối với văn bản hành chính. 7
4. Văn bản pháp luật phải có tính khả thi. 7
5. Văn bản pháp luật phải có nội dung tương thích với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hay ký kết. 9
III. Thực trạng việc đáp ứng các yêu cầu về mặt nội dung của văn bản pháp luật hiện nay. 11
C. KẾT LUẬN 13
Danh mục tài liệu tham khảo: 14
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, là những văn bản pháp luật.
Việc soạn thảo văn bản pháp luật là sự thể hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt đọng của cơ quan tổ chức; là sự phản ánh mối liên hệ giữa các cơ quan trong hệ thống bộ máy quản lí nhà nước, thể hiện quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, giữa Đảng với nhà nước và các tổ chức khác. Đồng thời, văn bản pháp luật là sự truyền tải thông tin…tất cả tạo nên sự thống nhất, đồng bộ là hành lang pháp lí của hoạt động quản lí nhà nước.
Tuy nhiên một văn bản muốn được thực thi trong thực tiễn cuộc sống thì ngoài việc đáp ứng về mặt thủ tục, văn phong ngôn ngữ… thì phải đáp ứng các yêu cầu về mặt nội dung. Văn bản phải đảm bảo yêu cầu về mặt nội dung bởi xuất phát từ chính vai trò của văn bản pháp luật trong thực tế cuộc sống hàng ngày và khi đưa ra các yêu cầu về nội dung của văn bản pháp luật đã có những cơ sở lí luận và thực tiễn nhất đinh. Đáp ứng được yêu cầu này cũng tức là hoàn thiện hệ thống pháp luật sẽ là tiền để rất quan trong tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển.
II. Những yêu cầu về mặt nội dung của văn bản pháp luật
Nội dung của văn bản pháp luật cơ bản gồm những yêu cầu sau: phải có nội dung phù hợp với đường lối của Đảng; nội dung của VBPL phải phản ánh nguyện vọng ý chí của nhân dân lao động; VBPL phải có nội dung hợp pháp; VBPL phải có tính khả thi; VBPL phải có nội dung tương thích với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hay kí kết. Vấn đề đặt ra là tại sao văn bản pháp luật phải đáp ứng được những yêu cầu này? Để hiểu được vấn đề này ta sẽ xem xét từng yêu cầu về nội dung của văn bản pháp luật.
1. Văn bản pháp luật phải có nội dung phù hợp với đường lối của Đảng.
Xét yêu cầu về mặt nội dung của văn bản pháp luật thì văn bản pháp luật phải có nội dung phù hợp với đường lối của Đảng, tức là nội dung quan trọng được quán triệt hầu hết trong các văn bản pháp luật đó là việc phản ánh kịp thời đường lối, chính sách của Đảng trong từng thời kì, từng lĩnh vực. Đây là một trong các yêu cầu được nhìn dưới góc độ chính trị. Một văn bản pháp luật cần thiết phải có yếu tố chính trị bởi Việt Nam có một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam. Mà nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, do vậy phải ban hành các văn bản pháp luật. Việc ban hành các văn bản pháp luật là một trong những yêu cầu để đảm bảo yếu tố chính trị. Do vậy, các văn bản pháp luật phải thể chế hóa đường lối chủ trương chính sách của Đảng, phải đưa các quan điểm của Đảng vào trong thực tế cuộc sống bằng pháp luật.
Tiêu chí này được hình thành trên cơ sở đánh giá văn bản pháp luật từ góc độ chính trị, coi văn bản là phương tiện quan trọng và chủ yếu của quản lý Nhà nước để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo Nhà nước và xã hội thể hiện: Quyền lãnh đạo của Đảng được ghi nhận trong Hiến pháp, cơ sở chính trị của Đảng rất rộng rãi, sự lãnh đạo của Đảng được tất cả các tổ chức chính trị xã hội thừa nhận, Đảng là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Nhà nước ghi nhận trong Điều 4, Hiến pháp năm 1992 “Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội …”. Trên cơ sở đó, Điều 22 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã xác định: “Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế -xã hội …”. Những quy định đó là cơ sở pháp lý để Nhà nước buộc các cán bộ, nhân viên và các cơ quan trong bộ máy của mình phải tuân thủ vô điều kiện sự lãnh đạo của Đảng. Trong mọi lĩnh vực, Đảng đều có đường lối, chính sách. Đó chính là nguồn gốc để hình thành nên hệ thống pháp luật và những hoạt động cụ thể nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Hoạt động xây dựng văn bản cũng vậy, khi ban hành, nội dung văn bản pháp luật và phương hướng xây dựng văn bản pháp luật luôn chịu sự chi phối bởi đường lối của Đảng. Đồng thời, bắt nguồn từ bản chất của Nhà nước ta – Nhà nước XHCN, Nhà nước thay mặt cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện đường lối của Đảng trên thực tế và trong quá trình đó văn bản pháp luật là phương tiện quan trọng để thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, để tổ chức thực hiện trên thực tế những đường lối, chủ trương đó. Việc tuân thủ yêu cầu này sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả tác động của các văn bản, qua đó đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội kiên định con đường đi lên CNXH.
Để đảm bảo sự phù hợp giữa văn bản pháp luật với đường lối, chủ trương của Đảng, yêu cầu đặt ra là cần hiểu đúng bản chất mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và thể chế hóa đường lối đó trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng việc đưa ra những đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các hoạt động khác nhau của Nhà nước.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật, yếu tố chính trị thể hiện ở sự nhất quán trong việc đưa ra các quy định phù hợp với đường lối phát triển của đất nước của Đảng và việc thể chế hóa đường lối, chủ trương đó thành những quy định chung thống nhất trên phạm vi toàn quốc hay địa phương. Đối với văn bản áp dụng pháp luật, yêu cầu này được xem xét qua việc các văn bản đó kịp thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng cụ thể của các cơ quan Nhà nước.
Tuy vậy, ở đây cần nhấn mạnh rằng nghị quyết của Đảng không phải là văn bản mang tính quyền lực – pháp lí. Những nghị quyết này được thực hiện trên thực tế thông qua hàng loạt những hoạt động mang tính chất quyền lực Nhà nước của các cơ quan Nhà nước. Qua những hoạt động này, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng sẽ được hiện thực hóa trên thực tế. Nếu như văn bản không đáp ứng được nội dung này thì văn bản sẽ đi chệch hướng. Ví dụ : năm 2008, Đảng và Nhà nước đưa ra chính sách kiềm chế lạm phát bằng những hình thức khác nhau. Son...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top