giacmokhongcothat3
New Member
Download Tiểu luận Phân tích Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn
Thực tế lịch sử đã chứng minh, quyết định của Lý Công Uẩn là hoàn toàn đúng đắn. Trong bốn kinh đô cũ của nước ta, Hoa Lư, Thăng Long, Tây Đô, Phú Xuân ta thấy Thăng Long vẫn xứng đáng là kinh đô hơn cả. Hoa Lư và tây Đô chỉ phù hợp với thời chiến tranh, loạn lạc còn Phú Xuân chỉ là dải đất hẹp, trải qua hơn hai trăm năm làm kinh đô cho nhà Nguyễn – triều đại phong kiến hội tụ mọi điều kiện tốt nhất để phát triển - vùng đất này vẫn không thể phát huy được vai trò kinh đô của mình.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-10-12-tieu_luan_phan_tich_chieu_doi_do_cua_ly_cong_uan.adPVkURxqK.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-40324/
Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Lý Công Uẩn (974 – 1028) lên làm vua năm 1009, niên hiệu là Thuận Thiên. Ông là người thông minh, nhân ái, chính trực, có công lớn trong việc lập triều Lý, mở ra một thời kì thái bình thịnh trị lâu dài cho dân tộc. Tháng 7, mùa thu, năm 1010 Lý Thái Tổ nhận thấy đất Hoa Lư chật hẹp, ẩm thấp không tiện cho giao thông bèn viết bài Chiếu quyết định dời đô ra Đại La (sau đổi thành Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay).
Theo từ điển thuật ngữ văn học, chiếu là một thể loại văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân. Như vậy, có thể hiểu chiếu là một loại văn cung đình, tác giả của chiếu là nhà vua, độc giả chính là nhân dân. Nội dung của các bài chiếu thường là những chủ trương, chính sách cụ thể của vua. Chiếu xuất phát không phải là một tác phẩm văn học mà là một văn bản chính trị, có tính chất giáo lệnh. Chính vì thế, bài chiếu thường có tính chất trang trọng, chặt chẽ và hơi khô khan.
Chiếu chỉ được viết bằng chữ Hán. Chiếu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu. Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn viết bằng văn biền ngẫu.
Chiếu là một thể văn có ở Trung Quốc từ thời cổ đại, được truyền sang nước ta từ lâu đời. Chiếu cùng loại với mệnh, lệnh và chế nhưng mức độ uy lực pháp luật của chiếu cao hơn, nội dung của chiếu thường là những vấn đề quan trọng của quốc gia.
Xuất phát từ đặc điểm thể loại của chiếu, ta có thể hiểu vì sao Lý Công Uẩn lại chọn thể loại này để công bố quyết định dời đô. Kinh đô là trung tâm chính trị của đất nước, việc dời đô có thể làm đất nước phát triển hơn hay thụt lùi đi tùy thuộc vào sự đúng đắn của quyết định di dời ấy. Chính vì thế, quyết định dời đô là một quyết định quan trọng bậc nhất của đất nước, chỉ có chiếu là thể loại phù hợp nhất.
Nội dung bài chiếu chia làm hai phần: phần một giải thích vì sao phải dời đô khỏi Hoa Lư, phần hai giải thích vì sao lại chọn Đại La làm nơi đóng đô mới. Kết cấu hai phần thế này rất rõ ràng và logic, chặt chẽ.
Trong phần một lại chia là hai đoạn nhỏ: đoạn một từ đầu đến “phong tục phú phụ” nói về lí do, bài học lịch sử và mục đích của việc dời đô; đoạn hai từ “Nhi Đinh Lê nhị thị” đến “bất đắc bất tỉ” phê phán hai nhà Đinh Lê chọn Hoa Lư làm kinh đô là sai lầm và bắt buộc phải dời đô.
Trong đoạn một của phần một, đầu tiên Lý Công Uẩn nêu ra những bài học về việc dời đô trong lịch sử Trung Quốc – đất nước gần gũi, quen thuộc với Việt Nam. Nhà Thương – một triều đại cổ của Trung Quốc – từ vua Thành Thang đến vua Bàn Canh đã năm lần dời đô. Vua Thành Thang đóng đô ở phía Đông Nam huyện Thương Khâu (nay thuộc Hà Nam – Trung Quốc), đời Trọng Đinh dời đô đến huyện Thành Cao (Hà Nam), đời Hà Đản Giáp dời đô đến phủ Chương Đức (Hà Nam), đời Tổ Ất dời đô đến phủ Thuận Đức (nay thuộc Hà Đông), đời Bàn Canh dời đô đến huyện Yên Sư (Hà Nam). Liên tiếp bốn đời vua nhà Thương đã đi tìm cho mình miền đất hứa để đóng đô, cho đất nước phát triển nhưng không thành công, làm cho cả dân tộc “dã tràng xe cát” rồi mới tìm được nơi hợp lý để đóng đô, ấy là Yên Sư.
Nhà Chu cũng là một triều đại cổ của Trung Quốc và cũng trải qua ba lần dời đô. Chu Văn Vương dời đô đến huyện Trường Yên, đến đời vua Thành Vương lại dời đô đến huyện Lạc Dương (nay là Hà Nam, Trung Quốc). Khác với việc dời đô của nhà Thương, ba lần dời đô của nhà Chu là do hoàn cảnh lịch sử bắt buộc, và việc dời đô ấy cả ba lần đều là quyết định đúng đắn.
Từ bài học về việc dời đô của hai nhà Thương Chu, vua Lý Công Uẩn đã lấy đó làm chứng cứ để khái quát lên quy luật dời đô một cách rõ ràng, thuyết phục. Cả ba nhà Hạ, Thương, Chu trong lịch sử Trung Quốc cổ đại không hề tự tiện dời đô, làm theo ý thích của mình mà đều vì sự phát triển của đất nước, tìm nơi phù hợp nhất cho sự phát triển ấy. Ông tổng kết việc dời đô theo quy luật là để tìm nơi trung tâm, mục đích là tính kế lâu dài cho sự phát triển của dân tộc và yêu cầu phải được ý trời, hợp lòng dân, căn cứ vào điều kiện, thế phát triển của đất nước.
Sau khi khái quát quy luật dời đô, Lý Công Uẩn đi vào giải thích nguyên nhân tại sao lại phải dời đô lúc này. Theo quy luật ấy, kinh đô phải là nơi làm cho vận nước phát triển lâu dài, nhưng hai họ Đinh Lê đã chọn kinh đô là đất nước hao tổn dần. Lý Công Uẩn phê phán họ Đinh Lê là tự tiện làm theo ý mình , không nhìn đến mệnh trời (trái với quy luật dời đô đã khái quát ở trên), không biết nhìn vào bài học kinh nghiệm của hai nhà Thương Chu, coi thường lịch sử nên ở yên ở Hoa Lư. Chính vì ở yên ở Hoa Lư làm cho đất nước có những hậu quả nghiêm trọng: hai triều Đinh Lê không kéo dài, chỉ truyền được qua hai đời, nhân dân hao tổn dần (vì những cuộc nội chiến, phân phong, cát cứ và chống ngoại xâm), muôn vật mất đi những điều kiện thích hợp với nó. Chính vì hai họ Đinh Lê đã đi ngược lại với quy luật dời đô, đi ngược lại lịch sử gây hậu quả nghiêm trọng nên Lý Công Uẩn đã rất đau lòng, không thể không dời đô.
Như vậy, trong phần một Lý Công Uẩn đã thuyết phục dời đô khỏi Hoa Lư rất thành công. Đầu tiên là nêu những sự thực lịch sử từ đó khái quát quy luật, bài học dời đô; sau đó ông chứng minh hai họ Đinh Lê đi ngược lại với bài học đó, gây hậu quả nghiêm trọng nên bắt buộc dời đô.
Sang phần hai, Lý Công Uẩn thuyết phục về việc lựa chọn Đại La làm kinh đô là hợp với quy luật dời đô. Đầu tiên Lý Công Uẩn nhắc đến Đại La với sự kiện thành Đại La của Cao Biền – một viên quan đô hộ người Hán đã cai trị nước ta trong thời kì Bắc thuộc. Cao Biền là người giỏi phong thủy, địa lí nên đã nhìn ra cái thế đắc địa của Đại La và chọn nơi này làm nơi đóng đô.
Vùng đất Đại La có những ưu thế hơn hẳn Hoa Lư, xứng đáng là kinh đô của đất nước. Đây là vùng đất chọn được ở giữa trung tâm của trời đất, bờ cõi. Khái niệm trung tâm ở đây không phải là trung tâm về địa lý mà là trung tâm về phong thủy, tâm linh, về chính trị, xã hội. Đại La là nơi tụ hội của bốn phương, tiện cho sự phát triển của đất nước. Đất ấy cũng là đầu mối cả các con đường bộ Bắc - Nam, Đông - Tây, nhất là đường thủy vì nằm bên con sông lớn nhất trăm sông trong miền chia nước: sông Cái - sông Hồng. Sông Cái lại như con hào tự nhiên mênh mang che chở mạn Bắc thành lũy, khi có nạn giặc ngoài. Rõ là thế đất đế đô của thời mở mang, hưng thịnh dài lâu, khác xa kinh đô Hoa Lư thế hiểm, nặng về lui giữ của thời mới gây nền tự chủ Đinh - Lê.
Có một khái niệm được Lý Công Uẩn nhắc đến là “long bàn hổ cứ”. Thành ngữ này đ
Download miễn phí Tiểu luận Phân tích Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn
Thực tế lịch sử đã chứng minh, quyết định của Lý Công Uẩn là hoàn toàn đúng đắn. Trong bốn kinh đô cũ của nước ta, Hoa Lư, Thăng Long, Tây Đô, Phú Xuân ta thấy Thăng Long vẫn xứng đáng là kinh đô hơn cả. Hoa Lư và tây Đô chỉ phù hợp với thời chiến tranh, loạn lạc còn Phú Xuân chỉ là dải đất hẹp, trải qua hơn hai trăm năm làm kinh đô cho nhà Nguyễn – triều đại phong kiến hội tụ mọi điều kiện tốt nhất để phát triển - vùng đất này vẫn không thể phát huy được vai trò kinh đô của mình.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-10-12-tieu_luan_phan_tich_chieu_doi_do_cua_ly_cong_uan.adPVkURxqK.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-40324/
Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Tóm tắt nội dung:
Chiếu dời đô là tác phẩm được Lý Công Uẩn soạn ra vào tháng 7 năm 1010 để công bố quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Chiếu dời đô có giá trị to lớn, thể hiện tầm nhìn vượt thời đại của Lý Công Uẩn. Dù đã trải qua hơn 1000 năm, tác phẩm này vẫn có những giá trị sâu sắc, đầy tính thực tiễn.Lý Công Uẩn (974 – 1028) lên làm vua năm 1009, niên hiệu là Thuận Thiên. Ông là người thông minh, nhân ái, chính trực, có công lớn trong việc lập triều Lý, mở ra một thời kì thái bình thịnh trị lâu dài cho dân tộc. Tháng 7, mùa thu, năm 1010 Lý Thái Tổ nhận thấy đất Hoa Lư chật hẹp, ẩm thấp không tiện cho giao thông bèn viết bài Chiếu quyết định dời đô ra Đại La (sau đổi thành Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay).
Theo từ điển thuật ngữ văn học, chiếu là một thể loại văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân. Như vậy, có thể hiểu chiếu là một loại văn cung đình, tác giả của chiếu là nhà vua, độc giả chính là nhân dân. Nội dung của các bài chiếu thường là những chủ trương, chính sách cụ thể của vua. Chiếu xuất phát không phải là một tác phẩm văn học mà là một văn bản chính trị, có tính chất giáo lệnh. Chính vì thế, bài chiếu thường có tính chất trang trọng, chặt chẽ và hơi khô khan.
Chiếu chỉ được viết bằng chữ Hán. Chiếu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu. Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn viết bằng văn biền ngẫu.
Chiếu là một thể văn có ở Trung Quốc từ thời cổ đại, được truyền sang nước ta từ lâu đời. Chiếu cùng loại với mệnh, lệnh và chế nhưng mức độ uy lực pháp luật của chiếu cao hơn, nội dung của chiếu thường là những vấn đề quan trọng của quốc gia.
Xuất phát từ đặc điểm thể loại của chiếu, ta có thể hiểu vì sao Lý Công Uẩn lại chọn thể loại này để công bố quyết định dời đô. Kinh đô là trung tâm chính trị của đất nước, việc dời đô có thể làm đất nước phát triển hơn hay thụt lùi đi tùy thuộc vào sự đúng đắn của quyết định di dời ấy. Chính vì thế, quyết định dời đô là một quyết định quan trọng bậc nhất của đất nước, chỉ có chiếu là thể loại phù hợp nhất.
Nội dung bài chiếu chia làm hai phần: phần một giải thích vì sao phải dời đô khỏi Hoa Lư, phần hai giải thích vì sao lại chọn Đại La làm nơi đóng đô mới. Kết cấu hai phần thế này rất rõ ràng và logic, chặt chẽ.
Trong phần một lại chia là hai đoạn nhỏ: đoạn một từ đầu đến “phong tục phú phụ” nói về lí do, bài học lịch sử và mục đích của việc dời đô; đoạn hai từ “Nhi Đinh Lê nhị thị” đến “bất đắc bất tỉ” phê phán hai nhà Đinh Lê chọn Hoa Lư làm kinh đô là sai lầm và bắt buộc phải dời đô.
Trong đoạn một của phần một, đầu tiên Lý Công Uẩn nêu ra những bài học về việc dời đô trong lịch sử Trung Quốc – đất nước gần gũi, quen thuộc với Việt Nam. Nhà Thương – một triều đại cổ của Trung Quốc – từ vua Thành Thang đến vua Bàn Canh đã năm lần dời đô. Vua Thành Thang đóng đô ở phía Đông Nam huyện Thương Khâu (nay thuộc Hà Nam – Trung Quốc), đời Trọng Đinh dời đô đến huyện Thành Cao (Hà Nam), đời Hà Đản Giáp dời đô đến phủ Chương Đức (Hà Nam), đời Tổ Ất dời đô đến phủ Thuận Đức (nay thuộc Hà Đông), đời Bàn Canh dời đô đến huyện Yên Sư (Hà Nam). Liên tiếp bốn đời vua nhà Thương đã đi tìm cho mình miền đất hứa để đóng đô, cho đất nước phát triển nhưng không thành công, làm cho cả dân tộc “dã tràng xe cát” rồi mới tìm được nơi hợp lý để đóng đô, ấy là Yên Sư.
Nhà Chu cũng là một triều đại cổ của Trung Quốc và cũng trải qua ba lần dời đô. Chu Văn Vương dời đô đến huyện Trường Yên, đến đời vua Thành Vương lại dời đô đến huyện Lạc Dương (nay là Hà Nam, Trung Quốc). Khác với việc dời đô của nhà Thương, ba lần dời đô của nhà Chu là do hoàn cảnh lịch sử bắt buộc, và việc dời đô ấy cả ba lần đều là quyết định đúng đắn.
Từ bài học về việc dời đô của hai nhà Thương Chu, vua Lý Công Uẩn đã lấy đó làm chứng cứ để khái quát lên quy luật dời đô một cách rõ ràng, thuyết phục. Cả ba nhà Hạ, Thương, Chu trong lịch sử Trung Quốc cổ đại không hề tự tiện dời đô, làm theo ý thích của mình mà đều vì sự phát triển của đất nước, tìm nơi phù hợp nhất cho sự phát triển ấy. Ông tổng kết việc dời đô theo quy luật là để tìm nơi trung tâm, mục đích là tính kế lâu dài cho sự phát triển của dân tộc và yêu cầu phải được ý trời, hợp lòng dân, căn cứ vào điều kiện, thế phát triển của đất nước.
Sau khi khái quát quy luật dời đô, Lý Công Uẩn đi vào giải thích nguyên nhân tại sao lại phải dời đô lúc này. Theo quy luật ấy, kinh đô phải là nơi làm cho vận nước phát triển lâu dài, nhưng hai họ Đinh Lê đã chọn kinh đô là đất nước hao tổn dần. Lý Công Uẩn phê phán họ Đinh Lê là tự tiện làm theo ý mình , không nhìn đến mệnh trời (trái với quy luật dời đô đã khái quát ở trên), không biết nhìn vào bài học kinh nghiệm của hai nhà Thương Chu, coi thường lịch sử nên ở yên ở Hoa Lư. Chính vì ở yên ở Hoa Lư làm cho đất nước có những hậu quả nghiêm trọng: hai triều Đinh Lê không kéo dài, chỉ truyền được qua hai đời, nhân dân hao tổn dần (vì những cuộc nội chiến, phân phong, cát cứ và chống ngoại xâm), muôn vật mất đi những điều kiện thích hợp với nó. Chính vì hai họ Đinh Lê đã đi ngược lại với quy luật dời đô, đi ngược lại lịch sử gây hậu quả nghiêm trọng nên Lý Công Uẩn đã rất đau lòng, không thể không dời đô.
Như vậy, trong phần một Lý Công Uẩn đã thuyết phục dời đô khỏi Hoa Lư rất thành công. Đầu tiên là nêu những sự thực lịch sử từ đó khái quát quy luật, bài học dời đô; sau đó ông chứng minh hai họ Đinh Lê đi ngược lại với bài học đó, gây hậu quả nghiêm trọng nên bắt buộc dời đô.
Sang phần hai, Lý Công Uẩn thuyết phục về việc lựa chọn Đại La làm kinh đô là hợp với quy luật dời đô. Đầu tiên Lý Công Uẩn nhắc đến Đại La với sự kiện thành Đại La của Cao Biền – một viên quan đô hộ người Hán đã cai trị nước ta trong thời kì Bắc thuộc. Cao Biền là người giỏi phong thủy, địa lí nên đã nhìn ra cái thế đắc địa của Đại La và chọn nơi này làm nơi đóng đô.
Vùng đất Đại La có những ưu thế hơn hẳn Hoa Lư, xứng đáng là kinh đô của đất nước. Đây là vùng đất chọn được ở giữa trung tâm của trời đất, bờ cõi. Khái niệm trung tâm ở đây không phải là trung tâm về địa lý mà là trung tâm về phong thủy, tâm linh, về chính trị, xã hội. Đại La là nơi tụ hội của bốn phương, tiện cho sự phát triển của đất nước. Đất ấy cũng là đầu mối cả các con đường bộ Bắc - Nam, Đông - Tây, nhất là đường thủy vì nằm bên con sông lớn nhất trăm sông trong miền chia nước: sông Cái - sông Hồng. Sông Cái lại như con hào tự nhiên mênh mang che chở mạn Bắc thành lũy, khi có nạn giặc ngoài. Rõ là thế đất đế đô của thời mở mang, hưng thịnh dài lâu, khác xa kinh đô Hoa Lư thế hiểm, nặng về lui giữ của thời mới gây nền tự chủ Đinh - Lê.
Có một khái niệm được Lý Công Uẩn nhắc đến là “long bàn hổ cứ”. Thành ngữ này đ