chip_ducon
New Member
Download Tiểu luận Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ
Chính sự tò mò trong đam mê đã giúp Einstein có rất nhiều ý tưởng trong việc nghiên cứu khoa học của ông. Vậy chúng ta cũng hãy tìm cho mình sự đam mê để có thể sáng tạo. Chúng ta hãy thử “mạo hiểm” để áp dụng một phương pháp, giải pháp mới. Vì nếu ta cứ suy nghĩ và hành động như cũ, ta sẽ nhận được kết quả như cũ. Khi được yêu cầu nêu ra những ý tưởng, nếu người trả lời nêu ra một ý tưởng đã cũ, thì người trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp có thể nhắc nhở “Anh vừa đưa ra những cách tiếp cận vấn đề theo cách truyền thống. Chúng ta sẽ xem xét những ý tưởng đó sau. Nhưng trước hết chúng ta hãy dành mười phút để sử dụng chiếc mũ xanh lá cây và xem xem liệu chúng ta có thể có một cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ hay không”.
Tư duy mới lạ tạo nên một thái độ, một cái nhìn, kỹ thuật (bao gồm sự tiến triển, sự khích động và hoạt động khích động) khiến chúng ta đi tắt nhanh khỏi lối tư duy thông thường nhờ vào hệ thống khuôn mẫu bất đối xứng đối với mỗi cá nhân. Nó được sử dụng để tạo ra những khái niệm mới và những cách nhận thức mới. Do đó, đội chiếc mũ xanh là cách để chúng ta cùng vạch ra nhiều con đường trên tấm bản đồ để từ đó chúng ta có nhiều cách để lựa chọn, sự lựa chọn sẽ trở nên phong phú và nhất định ta sẽ chọn ra đường con đường thuận tiện, tối ưu nhất.
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Em xin gửi lời Thank chân thành đến GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm, thầy đã giảng dạy, cung cấp cho em nhiều kiến thức bổ ích từ môn Phương pháp luận sáng tạo khoa học, đồng thời em cũng xin gửi lời Thank đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian em thực hiện đề tài này.
CHƯƠNG I.
GIỚI THIỆU
1. Sự ra đời :
Đây là một phát kiến độc đáo rất nổi tiếng cuả Tiến sĩ Edward de Bono ( ) trong năm 1980. Năm 1985 nó đã được mô tả chi tiết trong cuốn "Six Thinking Hats" của de Bono.
Phương pháp này đã được phát triển và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tổ chức lớn như là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont… cũng dùng phương pháp này.
2. Thế nào là “Sáu chiếc mũ tư duy”?
Tác giả sử dụng sáu cái mũ thay mặt cho sáu dạng thức của suy nghĩ. Nó đề cập đến chiều hướng suy nghĩ hơn là tên gọi. Mỗi mũ có một màu (mà màu này chỉ thay mặt cho duy nhất một dạng thức của suy nghĩ).
Mọi người sẽ tham gia thảo luận theo từng màu. Tùy theo kiểu ý kiến mà người đó sẽ được đề nghị đội mũ màu gì.
Các mũ không được dùng để phân loại cá nhân. Từng người sẽ sử dụng những chiếc mũ theo yêu cầu để đưa ra ý kiến. Mặc dù hành vi hay thói quen của cá nhân đó có vẻ thuộc về loại nào đó.
Phương pháp “sáu chiếc mũ tư duy” được đặt ra để chuyển tư duy ra khỏi kiều tư duy tranh luận bình thường và đưa vào kiểu tư duy như in bản đồ. Như thế tư duy trở thành quá trình 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất làm ra bản đồ. Giai đoạn thứ 2 là chọn đường trên bản đồ. Nếu bản đồ làm ra khá tốt, thường con đường tốt nhất hiện ra rất rõ. Từng mũ của 6 mũ đạt một kiểu tư duy trên bản đồ.
Các đặc tính cuả sáu chiếc mũ tư duy:
Mũ trắng: Tượng trưng cho sự trong trắng trinh nguyên, thuần tuý là các con số và sự kiện, là thông tin
Mũ đỏ: Tượng trưng cho cảm xúc, tình cảm, linh cảm trực giác
Mũ đen: Là sự phản biện.
Mũ vàng: Tượng trưng cho màu của nắng, sức sống và sự lạc quan, ủng hộ, xây dựng, nhìn ra cơ hội.
Mũ xanh lá cây: Tăng sinh lực, sáng tạo, vận động, cây cỏ bật lên từ hạt mầm, sự biến hóa của vận động, sự khát khao.
Mũ xanh lam: Điều khiển, cao cả, lạnh lùng, biểu hiện cho tư duy.
3. Tại sao nên sử dụng “sáu chiếc mũ tư duy”?
Thứ nhất, bởi vì chúng ta không thể vận dụng bộ não theo mọi hướng trong cùng một thời điểm.
Thứ hai, thế giới đang ngày càng thay đổi, chúng ta phải biết vận dụng lối tư duy mới hiệu quả thay thế lối tư duy cũ. Thay vì tranh luận và cố gắng giải thích, chứng minh để người khác chấp nhận ý kiến của mình, bác bỏ ý kiến của người khác, những cuộc tranh luận có thể kéo dài nhiều giờ thậm chí nhiều ngày, rất mất thời gian, thì tại sao chúng ta không cùng nhau thảo luận theo một cách mới là tất cả mọi người cùng nhìn nhận vấn đề theo một hướng, sau đó lại cùng nhìn theo một hướng khác, cứ như thế cho đến khi tìm được hướng giải quyết?
Thứ ba, việc tư duy song song, mọi người cùng nhìn nhận vấn đề theo cùng một hướng giống như nhiều người đang cùng làm một công việc, chắc chắn rằng hiệu quả của nó sẽ cao hơn, nhanh hơn so với chỉ một người làm.
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Việc mỗi người nhìn vấn đề một hướng khác nhau như thể thầy bói xem voi, mỗi người “sờ” một chỗ và cứ khăng khăng khẳng định mình đúng, những người khác sai, cuối cùng chẳng ai biết chính xác được con voi nó ra sao. Vì thế chúng ta nên cùng nhau “sờ” con voi một chỗ, sau đó lại “sờ” con voi chỗ khác, lần lần “sờ” hết mình voi chúng ta sẽ thảo luận và đi đến kết luận con voi nó như thế nào.
Thứ tư, sau khi xác định mọi người nên cùng nhau nhìn nhận vấn đề theo một hướng, vậy chúng ta sẽ nhìn theo hướng nào? Sáu chiếc mũ tư duy sẽ giúp chúng ta định hướng tư duy, nghĩa là trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp sẽ chọn những chiếc mũ và chúng ta sẽ tuân theo quy định đội mũ nào vào thời điểm nào. Trong một cuộc họp có thể chỉ đội một chiếc mũ, cũng có thể đội 2, 3 hay tất cả những chiếc mũ.
CHƯƠNG II.
CÁCH TIẾN HÀNH TƯ DUY “SÁU CHIẾU MŨ”
Bước vào cuộc họp, người trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp sẽ giải thích ý nghĩa những chiếc mũ và quy định luật chơi : trưởng nhóm quy định đội mũ màu nào trong trường hợp nào, thời gian dành cho mỗi chiếc mũ là bao lâu. Mọi người phải tôn trọng luật chơi, thực hiện nghiêm túc luật chơi đã được đề ra để cuộc họp đạt kết quả như mong đợi.
Sau đây là một ví dụ về các bước tiến hành cuộc họp theo hướng “6 chiếc mũ tư duy”.
Bước 1:
Mũ trắng: Tất cả các ý kiến nào chỉ chứa sự thật, bằng chứng, hay dữ liệu, thông tin. Đội mũ này có nghiã là "hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu" .
Bước 2:
Mũ xanh lá cây: Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo, các cách thức khác nhau, các kế hoạch, những sự thay đổi.
Buớc 3:
Đánh giá các giá trị của các ý kiến trong mũ xanh lá cây.
Viết ra danh mục các lợi ích dùng mũ vàng.
Mũ vàng: Tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao nó mang lại lợi ích. Ở đây cũng có thể dùng về các kết quả cuả các hành động được đề xuất hay các đề án. Nó còn dùng để tìm ra những vật hay hiệu quả có giá trị của những gì đã xãy ra.
Viết các đánh giá, và các lưu ý trong mũ đen.
Mũ đen : Đây là mũ có giá trị nhất. Dùng để chỉ ra tại sao các đề nghị hay ý kiến không thích hợp (hay không hoạt động được) cùng với các dữ kiện, với kinh nghiệm sẵn có, với hệ thống đang hoạt động, hay với chế độ đang được theo. Mũ đen lúc nào cũng phải tính đến sự hợp lí .
Bước 4:
Mũ đỏ : Đưa ra các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác.
Mũ này cho phép mọi người đưa ra những suy nghĩ, trực cảm mà không cần bào chữa.
Bước 5:
Mũ xanh lam : Tổng kết và kết thúc buổi làm việc
Mũ này là sự nhìn lại các bước trên hay là quá trình điều khiển. Nó sẽ không nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng (ví dụ như ý kiến "đội cho tui cái mũ màu xanh lá cây, tui cảm giác rằng có thể làm đươc nhiều hơn về cái mũ xanh này")
Tùy theo từng trường hợp mà chúng ta sử dụng mũ nào trước. Nhưng quan trọng là người quyết định chọn mũ là người trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp và mọi người nhất định phải đội chiếc mũ đã được chọn, không thể nói “tui muốn đội mũ đen” trong khi mọi người đang đội chiếc mũ vàng. Và khi đã đội mũ, mọi người sẽ đưa ra ý kiến của mình theo đúng màu chiếc mũ đang đội, người trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp sẽ quy định thời gian cho mỗi màu của chiếc mũ: 2 phút, 5 phút hay thậm chí một buổi họp chỉ đội một mũ (đối với những vấn đề lớn cần những cuộc họp kéo dài nhiều ngày). Việc mọi người nghiêm túc tuân thủ luật chơi là điều bắt buộc nếu muốn có một cuộc họp thành công, còn ngược lại thì chúng ta không thể áp...
Download Tiểu luận Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ miễn phí
Chính sự tò mò trong đam mê đã giúp Einstein có rất nhiều ý tưởng trong việc nghiên cứu khoa học của ông. Vậy chúng ta cũng hãy tìm cho mình sự đam mê để có thể sáng tạo. Chúng ta hãy thử “mạo hiểm” để áp dụng một phương pháp, giải pháp mới. Vì nếu ta cứ suy nghĩ và hành động như cũ, ta sẽ nhận được kết quả như cũ. Khi được yêu cầu nêu ra những ý tưởng, nếu người trả lời nêu ra một ý tưởng đã cũ, thì người trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp có thể nhắc nhở “Anh vừa đưa ra những cách tiếp cận vấn đề theo cách truyền thống. Chúng ta sẽ xem xét những ý tưởng đó sau. Nhưng trước hết chúng ta hãy dành mười phút để sử dụng chiếc mũ xanh lá cây và xem xem liệu chúng ta có thể có một cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ hay không”.
Tư duy mới lạ tạo nên một thái độ, một cái nhìn, kỹ thuật (bao gồm sự tiến triển, sự khích động và hoạt động khích động) khiến chúng ta đi tắt nhanh khỏi lối tư duy thông thường nhờ vào hệ thống khuôn mẫu bất đối xứng đối với mỗi cá nhân. Nó được sử dụng để tạo ra những khái niệm mới và những cách nhận thức mới. Do đó, đội chiếc mũ xanh là cách để chúng ta cùng vạch ra nhiều con đường trên tấm bản đồ để từ đó chúng ta có nhiều cách để lựa chọn, sự lựa chọn sẽ trở nên phong phú và nhất định ta sẽ chọn ra đường con đường thuận tiện, tối ưu nhất.
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Tóm tắt nội dung:
sáu chiếc mũ” hay “Sáu chiếc mũ tư duy” của tác giả Edward de Bono.Em xin gửi lời Thank chân thành đến GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm, thầy đã giảng dạy, cung cấp cho em nhiều kiến thức bổ ích từ môn Phương pháp luận sáng tạo khoa học, đồng thời em cũng xin gửi lời Thank đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian em thực hiện đề tài này.
CHƯƠNG I.
GIỚI THIỆU
1. Sự ra đời :
Đây là một phát kiến độc đáo rất nổi tiếng cuả Tiến sĩ Edward de Bono ( ) trong năm 1980. Năm 1985 nó đã được mô tả chi tiết trong cuốn "Six Thinking Hats" của de Bono.
Phương pháp này đã được phát triển và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tổ chức lớn như là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont… cũng dùng phương pháp này.
2. Thế nào là “Sáu chiếc mũ tư duy”?
Tác giả sử dụng sáu cái mũ thay mặt cho sáu dạng thức của suy nghĩ. Nó đề cập đến chiều hướng suy nghĩ hơn là tên gọi. Mỗi mũ có một màu (mà màu này chỉ thay mặt cho duy nhất một dạng thức của suy nghĩ).
Mọi người sẽ tham gia thảo luận theo từng màu. Tùy theo kiểu ý kiến mà người đó sẽ được đề nghị đội mũ màu gì.
Các mũ không được dùng để phân loại cá nhân. Từng người sẽ sử dụng những chiếc mũ theo yêu cầu để đưa ra ý kiến. Mặc dù hành vi hay thói quen của cá nhân đó có vẻ thuộc về loại nào đó.
Phương pháp “sáu chiếc mũ tư duy” được đặt ra để chuyển tư duy ra khỏi kiều tư duy tranh luận bình thường và đưa vào kiểu tư duy như in bản đồ. Như thế tư duy trở thành quá trình 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất làm ra bản đồ. Giai đoạn thứ 2 là chọn đường trên bản đồ. Nếu bản đồ làm ra khá tốt, thường con đường tốt nhất hiện ra rất rõ. Từng mũ của 6 mũ đạt một kiểu tư duy trên bản đồ.
Các đặc tính cuả sáu chiếc mũ tư duy:
Mũ trắng: Tượng trưng cho sự trong trắng trinh nguyên, thuần tuý là các con số và sự kiện, là thông tin
Mũ đỏ: Tượng trưng cho cảm xúc, tình cảm, linh cảm trực giác
Mũ đen: Là sự phản biện.
Mũ vàng: Tượng trưng cho màu của nắng, sức sống và sự lạc quan, ủng hộ, xây dựng, nhìn ra cơ hội.
Mũ xanh lá cây: Tăng sinh lực, sáng tạo, vận động, cây cỏ bật lên từ hạt mầm, sự biến hóa của vận động, sự khát khao.
Mũ xanh lam: Điều khiển, cao cả, lạnh lùng, biểu hiện cho tư duy.
3. Tại sao nên sử dụng “sáu chiếc mũ tư duy”?
Thứ nhất, bởi vì chúng ta không thể vận dụng bộ não theo mọi hướng trong cùng một thời điểm.
Thứ hai, thế giới đang ngày càng thay đổi, chúng ta phải biết vận dụng lối tư duy mới hiệu quả thay thế lối tư duy cũ. Thay vì tranh luận và cố gắng giải thích, chứng minh để người khác chấp nhận ý kiến của mình, bác bỏ ý kiến của người khác, những cuộc tranh luận có thể kéo dài nhiều giờ thậm chí nhiều ngày, rất mất thời gian, thì tại sao chúng ta không cùng nhau thảo luận theo một cách mới là tất cả mọi người cùng nhìn nhận vấn đề theo một hướng, sau đó lại cùng nhìn theo một hướng khác, cứ như thế cho đến khi tìm được hướng giải quyết?
Thứ ba, việc tư duy song song, mọi người cùng nhìn nhận vấn đề theo cùng một hướng giống như nhiều người đang cùng làm một công việc, chắc chắn rằng hiệu quả của nó sẽ cao hơn, nhanh hơn so với chỉ một người làm.
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Việc mỗi người nhìn vấn đề một hướng khác nhau như thể thầy bói xem voi, mỗi người “sờ” một chỗ và cứ khăng khăng khẳng định mình đúng, những người khác sai, cuối cùng chẳng ai biết chính xác được con voi nó ra sao. Vì thế chúng ta nên cùng nhau “sờ” con voi một chỗ, sau đó lại “sờ” con voi chỗ khác, lần lần “sờ” hết mình voi chúng ta sẽ thảo luận và đi đến kết luận con voi nó như thế nào.
Thứ tư, sau khi xác định mọi người nên cùng nhau nhìn nhận vấn đề theo một hướng, vậy chúng ta sẽ nhìn theo hướng nào? Sáu chiếc mũ tư duy sẽ giúp chúng ta định hướng tư duy, nghĩa là trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp sẽ chọn những chiếc mũ và chúng ta sẽ tuân theo quy định đội mũ nào vào thời điểm nào. Trong một cuộc họp có thể chỉ đội một chiếc mũ, cũng có thể đội 2, 3 hay tất cả những chiếc mũ.
CHƯƠNG II.
CÁCH TIẾN HÀNH TƯ DUY “SÁU CHIẾU MŨ”
Bước vào cuộc họp, người trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp sẽ giải thích ý nghĩa những chiếc mũ và quy định luật chơi : trưởng nhóm quy định đội mũ màu nào trong trường hợp nào, thời gian dành cho mỗi chiếc mũ là bao lâu. Mọi người phải tôn trọng luật chơi, thực hiện nghiêm túc luật chơi đã được đề ra để cuộc họp đạt kết quả như mong đợi.
Sau đây là một ví dụ về các bước tiến hành cuộc họp theo hướng “6 chiếc mũ tư duy”.
Bước 1:
Mũ trắng: Tất cả các ý kiến nào chỉ chứa sự thật, bằng chứng, hay dữ liệu, thông tin. Đội mũ này có nghiã là "hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu" .
Bước 2:
Mũ xanh lá cây: Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo, các cách thức khác nhau, các kế hoạch, những sự thay đổi.
Buớc 3:
Đánh giá các giá trị của các ý kiến trong mũ xanh lá cây.
Viết ra danh mục các lợi ích dùng mũ vàng.
Mũ vàng: Tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao nó mang lại lợi ích. Ở đây cũng có thể dùng về các kết quả cuả các hành động được đề xuất hay các đề án. Nó còn dùng để tìm ra những vật hay hiệu quả có giá trị của những gì đã xãy ra.
Viết các đánh giá, và các lưu ý trong mũ đen.
Mũ đen : Đây là mũ có giá trị nhất. Dùng để chỉ ra tại sao các đề nghị hay ý kiến không thích hợp (hay không hoạt động được) cùng với các dữ kiện, với kinh nghiệm sẵn có, với hệ thống đang hoạt động, hay với chế độ đang được theo. Mũ đen lúc nào cũng phải tính đến sự hợp lí .
Bước 4:
Mũ đỏ : Đưa ra các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác.
Mũ này cho phép mọi người đưa ra những suy nghĩ, trực cảm mà không cần bào chữa.
Bước 5:
Mũ xanh lam : Tổng kết và kết thúc buổi làm việc
Mũ này là sự nhìn lại các bước trên hay là quá trình điều khiển. Nó sẽ không nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng (ví dụ như ý kiến "đội cho tui cái mũ màu xanh lá cây, tui cảm giác rằng có thể làm đươc nhiều hơn về cái mũ xanh này")
Tùy theo từng trường hợp mà chúng ta sử dụng mũ nào trước. Nhưng quan trọng là người quyết định chọn mũ là người trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp và mọi người nhất định phải đội chiếc mũ đã được chọn, không thể nói “tui muốn đội mũ đen” trong khi mọi người đang đội chiếc mũ vàng. Và khi đã đội mũ, mọi người sẽ đưa ra ý kiến của mình theo đúng màu chiếc mũ đang đội, người trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp sẽ quy định thời gian cho mỗi màu của chiếc mũ: 2 phút, 5 phút hay thậm chí một buổi họp chỉ đội một mũ (đối với những vấn đề lớn cần những cuộc họp kéo dài nhiều ngày). Việc mọi người nghiêm túc tuân thủ luật chơi là điều bắt buộc nếu muốn có một cuộc họp thành công, còn ngược lại thì chúng ta không thể áp...