hoahongcogai686

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận: quốc tịch theo pháp luật hiện hành
2
Chương này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Vấn đề thông báo và đăng tải kết quả giải quyết các việc về quốc tịch. 
– Chương VI: Điều khoản thi hành (từ Điều 42 đến Điều 44) 
Chương này quy định về điều khoản chuyển tiếp đối với việc giải quyết hồ sơ các việc về quốc tịch được tiếp nhận trước ngày Luật này có hiệu lực; Hiệu lực thi hành của Luật; việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. 
2. Nội dung cơ bản của Luật Quốc tịch 2008
a, Nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻoĐây là nguyên tắc cơ bản thể hiện trong chương I của Luật Quốc tịch VN năm 2008. Điều 4 
Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định : “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Nguyên tắc một quốc tịch mền dẻo thể hiện ở chỗ một mặt Luật xác định ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mỗi cá nhâ đều có quyền có quốc tịch Việt Nam, mỗi thành viên các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam, Nhà nước thừa nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, tuy nhiên cũng thừa nhận tình trạng một số người có hai hay nhiều quốc tịch.
Do công nhận thực trạng một số công dân có hai hay nhiều quốc tịch nên Luật quốc tịch Việt 
Nam năm 2008 đã bổ sung thêm Điều 12 quy định về việc giải quyết các vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Các vấn đề này sẽ được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo các tập quán và thông lệ quốc tế.
Việc khẳng định một số ngoại lệ có thể có hai quốc tịch không có nghĩa là từ bỏ nguyên tắc 
một quốc tịch mà chỉ là sửa đổi nguyên tắc này cho mềm dẻo hơn, phù hợp với chính sách của Nhà nước ta về hội nhập quốc tế, đại đoàn kết dân tộc và chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Những trường hợp ngoại lệ có thể có hai quốc tịch là những trường hợp được Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập quốc tịch Việt Nam (khoản 3 Điều 19), được trở lại quốc tịch Việt Nam (khoản 5 Điều 23); trường hợp quốc tịch của trẻ em là con nuôi (Điều 37) và trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam (khoản 2 Điều 13).
b, Về chính sách quốc tịch cho những người đã sống ổn định trên lãnh thổ Việt Nam.Điều 22 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã quy định : “Người không quốc tịch mà không 
có đầy đủ giấy tờ về nhân thân nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính từ ngày Luật này có hiệu lực và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo trình tự, thủ tục và hồ sơ do Chính phủ quy định”. 
Tình trạng người không quốc tịch, người không rõ quốc tịch nước nào đang thường trú trên 
lãnh thổ nước ta tương đối nhiều. Trải qua nhiều năm cư trú, làm ăn, sinh sống ổn định trên lãnh thổ nước ta, đến nay họ đã thực sự hoà nhập vào cộng đồng người Việt về mọi mặt đời sống. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, những người này cũng như con cháu của họ chưa được hưởng quy chế công dân Việt Nam, vì chưa được xác định có quốc tịch Việt Nam. Hầu hết họ là những người lao động, trình độ văn hoá thấp, không còn một giấy tờ tuỳ thân nào nên việc nhập quốc tịch cho họ theo thủ tục thông thường không thể thực hiện được. Nếu không giải quyết nhập quốc tịch cho họ thì không chỉ gây khó khăn cho cuộc sống của họ mà còn rất phức tạp trong công tác quản lý của địa phương. Quy định tại Điều 22 là giải pháp để tháo gỡ vướng mắc này trong thực tế. Chính phủ sẽ chủ động trong việc giải quyết việc xin nhập quốc tịch Việt Nam cho đối tượng này theo một trình tự thủ tục đơn giản nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ đúng thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Quốc tịch là chế định cơ bản của luật hiến pháp về địa vị pháp lý của công dân, là tiền đề pháp lý bắt buộc để cá nhân có thể được hưởng các quyền và nghĩa cụ c
Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top